Hotline 24/7
08983-08983

Nhờ bác sĩ tư vấn giúp về sức khỏe của em và gia đình

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, đã lập gia đình. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em về sức khỏe của em và gia đình. Cảm ơn bác sĩ, chúc bác sĩ và gia đình luôn mạnh khỏe, luôn sống vui, khỏe, có ích! 1. Bản thân [ Nam-27t (170cm/78kg) ]: Khám sức khỏe tổng quát tại công ty có 1 số chỉ số hơi cao như Cholesterol 189, Glucose 99.85, Acid uric 6.1. Dạo này có con nhỏ nên khoảng 4 tháng gần đây bận rộn và ít vận động, 2 ngón chân cái hơi tê rần dưới da ở đầu và giữa ngón chân, không sưng ở khớp. 2. Vợ [ Nữ 27t ]: Sau sinh 7 tháng bị đau lưng và chuột rút nhiều, sữa cho con bú dạo này 1 lần vắt khoảng 100-120ml (ít hơn so với đợt trước). 3. Con [ 7.5 tháng (10kg / 75cm) ]: hiện tại đang áp dụng các gói vắc xin chuẩn của Bộ Y tế, không tiêm thêm các mũi dịch vụ khác thì có ảnh hưởng gì nhiều đến quá trình phát triển hay không? Nếu tiêm thì sau này khi lớn tiêm có còn hữu ích và có tác dụng nữa hay không?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Ngoài chỉ số acid uric hơi tăng nhẹ, các chỉ số Cholesterol và đường huyết của bạn bình thường. Bạn cũng không có triệu chứng của bệnh gout, do đó hiện tại nên tập thể dục hàng, hạn chế các thức ăn giàu purine là cách tốt nhất để phòng bệnh. Các thức ăn cần hạn chế là lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt cựu, sò huyết, cá hồi), nên tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu, không hút thuốc lá, hạn chế thức ăn ngọt.

Phụ nữ sau sanh thường trai qua giai đoạn kéo dài “ở cữ”, ít vận động nên dễ xảy ra các bệnh lý đau lưng, chuột rút, điều này làm suy yếu sức khoẻ thể chất và tinh thần ảnh hưởng lên khả năng tạo sữa. Bạn nên khuyến khích vợ khi có thời gian rãnh hoặc tranh thủ lúc bé ngủ để tập luyện các bài vận động giãn cơ, tập thở giúp tăng cường sức khoẻ, giảm căng thẳng tâm lý. Hiện tại bé đã có thể ăn dặm nên lượng sữa mẹ ít hơn bình thường một chút cũng không quá ảnh hưởng.

Gói tiêm chủng mở rộng bắt buộc của Bộ Y tế hiện nay gồm 10 bệnh: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella. Đây là các bệnh lý nguy hiểm hoặc không thể điều trị được nên cần phòng ngừa. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác vẫn nên phòng cho trẻ (vì tỷ lệ lưu hành thấp nên không bắt buộc) ví dụ như cúm, thuỷ đậu, viêm gan siêu vi A, não mô cầu, rota virus, việc tiêm chủng các bệnh lý này sẽ giúp bé không mắc bệnh hoặc khi mắc bệnh cũng nhẹ hơn, tuỳ vào điều kiện kinh tế gia đình.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Khám tổng quát cho từng đối tượng trong gia đình gồm những gì?

>> Trò chuyện với bác sĩ về tầm quan trọng của khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X