Nhận biết sớm triệu chứng đái tháo đường để tránh biến chứng trên tim, thận
Tiểu đường là một trong số các căn bệnh phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, nhất là khi đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận…
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi nồng độ đường (glucose) trong máu tăng cao kéo dài.
Chất insulin được tạo ra ở tuyến tụy, giúp vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bình thường, sau khi ăn, glucose máu tăng lên, tuyến tuỵ sẽ tiết insulin để giữ đường huyết luôn duy trì ở giá trị ổn định. Ở người bệnh tiểu đường, thiếu hụt in sulin hoặc đề kháng insulin là nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có 2 dạng chính là tiểu đường type 1 và type 2. Tùy theo từng dạng bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân được xác định là thủ phạm chính gây nên bệnh tiểu đường cần được chú ý để loại bỏ và phòng tránh.
Tiểu đường type 1:
Dạng bệnh này phụ thuộc vào lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể bởi tuyến tụy bị tấn công và phá hủy. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng là trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Các yếu tố nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 1 được xác định bao gồm:
- Di truyền: gen là yếu tố quan trọng làm phát triển bệnh tiểu đường type 1. Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì tỉ lệ con cái sinh ra có nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ khá cao. Tuy nhiên, không thể không loại trừ nguyên nhân này vì có thể có trường hợp không có sự tác động của các yếu tố gen gây bệnh lên hệ miễn dịch làm phá hủy các tế bào tạo ra insulin trong cơ thể người con.
- Hệ miễn dịch: khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm sẽ khiến cho tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Từ đó khiến cho tuyến tụy bị suy giảm và mất dần khả năng sản xuất insulin ổn định trong cơ thể.
- Yếu tố bên ngoài môi trường: các yếu tố về môi trường, thực phẩm, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn hay độc tố nhiễm vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 1.
Tiểu đường type 2:
Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
- Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường type 1, gen đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường type 2 làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Béo phì và ít vận động: đây là nguyên nhân chính và chủ yếu gây bệnh tiểu đường type 2. Nếu trong cơ thể có nhiều lượng calo dư thừa sẽ gây ra tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó, nếu người bệnh lười vận động sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu
Tiểu đường type 1 không được chia giai đoạn. Ngược lại, bệnh tiểu đường type 2 diễn tiến được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 cảnh báo những dấu hiệu tiền tiểu đường đóng vai trò lớn cho thấy bạn nên chăm sóc sức khỏe của mình nghiêm túc hơn.
Giai đoạn này là bắt đầu với sự đề kháng insulin, xảy ra khi các tế bào ngăn chặn sự hoạt động của insulin, khiến insulin không hoạt động hiệu quả. Từ đó gây ra tình trạng giảm hấp thu glucose vào tế bào. Khi đó, cơ thể sẽ cố gắng tăng sản xuất insulin. Đường trong máu lúc này tăng cao hơn bình thường nhưng vẫn có thể kiểm soát được.
Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường thường không rõ ràng nhưng một số người vẫn có những trường hợp như: thừa cân, buồn ngủ, thờ ơ, khát nước, ăn nhiều nhưng chóng đói... Đôi khi, xạm da thấy trên các khớp ngón tay, khuỷu tay, đầu gối và cổ có thể là dấu hiệu đầu tiên của tiền tiểu đường.
Tuy là giai đoạn đầu nhưng tiền tiểu đường cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng tim mạch và đột quỵ.
Người mắc tiền tiểu đường nếu không được can thiệp phù hợp và kịp thời thì hầu hết sẽ chuyển sang bệnh đái tháo đường thật sự. Khi mắc tiểu đường người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như các bệnh về tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi.
Phát hiện sớm triệu chứng đái tháo đường và can thiệp kịp thời ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường không những có thể làm chậm quá trình tiến triển thành đái tháo đường mà còn có thể ngăn ngừa căn bệnh được xem là 1 trong 4 đại dịch của thế giới hiện nay.
Triệu chứng bệnh tiểu đường và cách chữa trị
Một số triệu chứng đái tháo đường:
- Uống nước nhiều (hơn mức bình thường), người mệt mỏi, sút cân, ăn nhiều, tiểu nhiều.
- Bị nhiễm trùng da, sinh dục-niệu, nấm... lâu khỏi.
- Đường huyết lúc đói: >1,26 g/l với 2 lần xét nghiệm.
Thử máu để biết tình trạng của bệnh bao gồm:
- Nghiệm pháp tăng đường huyết với glucose ( 2giờ sau khi uống 75g Glucose), được chỉ định khi:
+ Đường huyết đo được từ 1,2-1,4 g/l lúc đói.
+ Đối với những người mập phì, mắc các bệnh tăng huyết áp và tăng mỡ máu.
+ Đối với những người mập phì, mắc các bệnh tăng huyết áp và tăng mỡ máu.
- Xét nghiệm đường huyết đối với các trường hợp có nguy cơ cao như: chỉ số BMI>27, có tiền sử đường huyết>1,2 g/l, ít vận động, tăng huyết áp… Những trường hợp này nên kiểm tra đường huyết định kỳ.
- Xét nghiêm HbA1C: đánh giá tình trạng đường huyết trong 2-3 tháng vừa qua, dùng để kiểm soát theo dõi trong quá trình điều trị tiểu đường. Chỉ số bình thường từ 4-6%. Người bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt khi <6,5%.
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường khác nhau và ngay một loại thuốc cũng có thể có rất nhiều tên thương mại khác nhau.
Trong bệnh tiểu đường type 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.
Đối với bệnh tiểu đường type 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, giảm tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Muốn biết các thuốc mà mình đang sử dụng có tác dụng tốt hay không thì bắt buộc phải kiểm tra đường máu. Khi mới bắt đầu điều trị hoặc thay đổi chế độ điều trị các bạn cần thử đường máu 3-4 lần mỗi ngày, bao gồm đo đường máu trước và sau bữa ăn 2 giờ. Còn khi đường máu đã ổn định thì vẫn cần đo 2-3 lần mỗi tuần.
Hãy ghi lại kết quả để thông báo cho bác sĩ biết khi bạn đi khám bệnh và hỏi bác sĩ xem đường máu của mình đã được kiểm soát tốt chưa. Theo Hội ĐTĐ Mỹ, đường máu của các BN ĐTĐ được coi là an toàn nếu nằm trong khoảng sau:
Trước bữa ăn: 5,0 - 7,2mmol/L.
Sau ăn 1- 2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/L.
Trước lúc đi ngủ: 6,0 - 8,3mmol/L.
Sau ăn 1- 2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/L.
Trước lúc đi ngủ: 6,0 - 8,3mmol/L.
Những điều cần lưu ý khi mắc bệnh tiểu đường
Về chế độ ăn uống: Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tuy nhiên, cần hạn chế những thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn chiên rán, đồ ngọt, không ăn mặn, hạn chế rượu bia...
Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ như rau xanh, các loại họ đậu… Ăn các loại thịt nạc như thịt bò vì giàu CLA có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu. Đồng thời, bổ sung cá biển giàu acid béo có lợi giúp giảm cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, người thân cũng cần chú ý cách chế biến, càng đơn giản càng tốt như luộc, hấp… hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào và các đồ chế biến sẵn, đóng hộp.
Chế độ luyện tập phù hợp: Người bệnh nên dành ra 30 - 45 phút mỗi ngày để luyện tập như đi bộ hoặc chơi các môn thể theo phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi.
Duy trì cân nặng lý tưởng tránh béo phì, thừa cân.
Không hút thuốc lá.
Chú ý khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường: Sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liệu trình theo chỉ dẫn của BS, tuyệt đối không ngưng sử dụng thuốc đột ngột mà không có ý kiến của BS và tái khám định kỳ theo hẹn để tầm soát sớm các biến chứng của đái tháo đường.
Người bệnh tiểu đường không nên tập thể dục khi nào?
Không nên tập nếu đường huyết >250 mg/dl và xê-tôn niệu dương tính; đường huyết < 70 mg/dl; đang loét chân hay bàn chân nóng, đỏ, đau, nổi bóng nước; nhồi máu cơ tim cấp dưới 6 tuần, suy tim cấp, suy tim không ổn định; huyết áp tâm thu >170 mmHg hay tụt huyết áp; đang bị sốt, nhiễm trùng cấp...
Chú ý khi tập: Không tập đi trên nền đá cứng; Chọn giầy mềm, không trơn trượt; Luôn kiểm tra bàn chân sau mỗi buổi tập; Nên uống nhiều nước trước và sau khi tập; Mang theo đường, kẹo hay thức ăn ngừa hạ đường huyết... Đối với người bệnh đái tháo đường đã có biến chứng, có bệnh lý kèm theo... cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập cho phù hợp.
Hoàng Thúy (Tổng hợp)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình