Mang bầu tháng cuối, thấy những dấu hiệu này mẹ hãy vào viện ngay!
Chỉ một bằng vài dấu hiệu cơ thể dưới đây là các mẹ bầu sẽ biết khi nào mình phải "xách làn" và tới bệnh viện.
Khi nào mẹ có thể sẵn sàng lâm bồn
Thực tế thì thời điểm đó vẫn còn mang tính ước lượng. Theo tiến sĩ y khoa William Schweizer, phó giáo sư lâm sàng của Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York, thời điểm trở dạ của các bà mẹ thường giới hạn từ tuần thứ 37 tới tuần thứ 41. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ trở dạ non ở trước tuần thứ 37, hay một số mẹ quá tuần thứ 41 mới có thể sinh con. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mẹ bầu và các điều kiện vật chất của bệnh viện.
Các triệu chứng dễ hiểu nhầm là dấu hiệu sinh đẻ
Đừng nghĩ những cơn đau vùng thắt lưng là dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp sinh, rất có thể đó chỉ là chứng co thắt mang tên Braxton-Hicks. Dù hay bị nhầm lẫn với chứng co thắt khi chuyển dạ, nhưng chúng vẫn có những dấu hiệu nhận biết riêng. Theo tiến sĩ thực hành điều dưỡng Collen Moreno, y tá hộ sinh tại bệnh viện nhi Stanford, thuộc hệ thống bệnh viện và nhà điều dưỡng tại San Francisco Bay, triệu chứng này thường là những cơn co thắt không gây đau đớn và có chu kỳ bất thường. “Phần cơ vùng tử cung sẽ không ngừng phát triển và co dãn, vì thế chúng thường gây co thắt để thích ứng với sự tăng trưởng này”.
Những dấu hiệu của chứng Braxton-Hicks bao gồm:
- Cơn co không đều;
- Đau tập trung ở vùng bụng dưới;
- Không mạnh lên theo thời gian;
- Không đau đớn, hoặc đau rất nhẹ và thường giảm đi trong quá trình vận động;
- Không gây đau nhói bất chợt;
Và những dấu hiệu co thắt dưới đây mới là những dấu hiệu sinh đẻ:
- Cơn đau không tăng hoặc giảm theo từng chuyển động của mẹ;
- Đau tập trung ở vùng xương chậu;
- Xuất hiện theo chu kỳ nhất định (nếu mẹ nào bị co thắt ít nhất 5 phút 1 lần, mỗi lần kéo dài 45 giây, thì mẹ hãy chuẩn bị tinh thần đi, bé đang sắp chào đời).
Những dấu hiệu sắp sinh dễ thấy
Rất nhiều dấu hiệu có thể gây hiểu nhầm là các sắp đến cơn chuyển dạ nên rất khó để xác định chính xác thời điểm bắt đầu vượt cạn. Tuy nhiên, những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện mình đang ở giai đoạn nào chỉ với những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể:
Buồn nôn và tiêu chảy
Ở tam cá nguyệt thứ 3, nếu hầu hết các mẹ bầu chắc đều đã trải qua những đau cơn ốm vào mỗi sáng, thì đó vẫn là điều bình thường. Nhưng nếu các mẹ cảm thấy bụng cồn cào và hay nôn khan trong giai đoạn đấy, thì có thể các mẹ sắp trở dạ rồi đấy. Việc buồn nôn ở tuần cuối thai kỳ xảy ra do sự phát triển của bé khiến tử cung chèn vào hệ tiêu hóa, nên nó cũng được coi là dấu hiệu sớm của việc sinh đẻ.
Chuột rút
Những cơn co thắt là điều thường xuyên xảy ra trong thai kỳ. Thông thường, chúng hay xảy ra ở các phần lưng và bụng dưới và thậm chí còn có thể ép lên phần xương chậu.
Đau phần lưng dưới
Chứng co thắt có thể diễn ra ở vùng lưng và sau đó lan đến xương chậu. Một số mẹ còn bị “trở dạ vùng lưng”, được biểu hiện bởi sự khó chịu dai dẳng ở phần lưng dưới, nó sẽ đột ngột tăng lên khi mẹ lên cơn co thắt và gây đau đớn giữa những cơn co thắt.
Bong nút nhày
Khi sinh đẻ, cổ tử cung sẽ mảnh lại và dãn nở, dẫn đến việc nút nhầy - một lớp màng dày có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập tử cung, bị đẩy ra ngoài. Quá trình “cởi nút” sẽ diễn ra cùng một lúc hoặc nhỏ giọt từng chút một. Tuy nhiên, vượt qua chặng cuối của giai đoạn này không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sớm đẻ con. Việc trở dạ sẽ phải tốn hàng giờ, hàng ngày, thậm chí cả tuần để cổ tử cung tiếp tục giãn nở.
Ra máu báo
Khi nút nhày tiêu biến, một số mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến việc tiểu ra máu, hay còn được gọi là “xuất huyết”. TS Schweizer cho biết đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc trở dạ đang đến gần,nó thường kéo dài từ vài phút cho đến hơn 2 tuần, cứ 4 ngày mang thai thì 5 ngày bị xuất huyết. Tuy nhiên, nếu mẹ nào bị xuất huyết nặng như thời kỳ kinh nguyệt, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các dấu hiệu sắp sinh:
Bên cạnh những triệu chứng cho thấy mẹ đang ở giai đoạn sớm trong quá trình trở dạ, còn một số dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh con.
Vỡ ối
Phim ảnh có thể khiến các mẹ tin rằng vỡ ối là một cái gì đó rất ghê gớm, nhưng theo tiến sĩ Schweizer, nó chỉ như cảm giác đi tiểu mà thôi. Thực tế, chỉ có 10% phụ nữ trên thế giới lâm vào hoàn cảnh này. Vỡ ối khi bị co thắt là dấu hiệu lớn nhất cho biết mẹ sắp sinh rồi đấy, còn nếu chưa, chịu khó chờ thêm ít giờ nữa nhé. Nếu dịch ối có màu đỏ, nâu hoặc xanh, hay ra nhiều hơn bình thường, gọi bác sĩ ngay lập tức.
Thường xuyên bị co thắt
Một điều chắc chắn là đến một lúc nào đó, các mẹ bầu sẽ nhận thấy những cảm giác cồn cào mà mình hay gặp phải dần biến đổi thành chứng co thắt thường xuyên, đó chính là dấu hiệu các mẹ sắp sinh con. Hãy thư giãn, làm cho bản thân thoải mái và tắm rửa sạch sẽ, và chú ý nhẩm đếm chu kỳ của những lần co thắt. Nếu chúng cứ 5 phút lại xuất hiện 1 lần, hãy sẵn sàng vào nhà hộ sinh thôi.
Vùng chậu và trực tràng chịu áp lực lớn hơn
Vùng xương chậu bị ép xuống là một dấu hiệu sắp sinh rất thường thấy. Điều tương tự cũng diễn ra ở vùng trực tràng, mà tiến sĩ Moreno miêu tả chúng tương tự như “cảm giác khi ngồi đại tiện”. Hãy sẵn sàng nhé, vì chúng là dấu hiệu cho biết đứa bé thực sự sắp ra đời rồi đấy.
Thực tế thì thời điểm đó vẫn còn mang tính ước lượng. Theo tiến sĩ y khoa William Schweizer, phó giáo sư lâm sàng của Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York, thời điểm trở dạ của các bà mẹ thường giới hạn từ tuần thứ 37 tới tuần thứ 41. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ trở dạ non ở trước tuần thứ 37, hay một số mẹ quá tuần thứ 41 mới có thể sinh con. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mẹ bầu và các điều kiện vật chất của bệnh viện.
Các triệu chứng dễ hiểu nhầm là dấu hiệu sinh đẻ
Đừng nghĩ những cơn đau vùng thắt lưng là dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp sinh, rất có thể đó chỉ là chứng co thắt mang tên Braxton-Hicks. Dù hay bị nhầm lẫn với chứng co thắt khi chuyển dạ, nhưng chúng vẫn có những dấu hiệu nhận biết riêng. Theo tiến sĩ thực hành điều dưỡng Collen Moreno, y tá hộ sinh tại bệnh viện nhi Stanford, thuộc hệ thống bệnh viện và nhà điều dưỡng tại San Francisco Bay, triệu chứng này thường là những cơn co thắt không gây đau đớn và có chu kỳ bất thường. “Phần cơ vùng tử cung sẽ không ngừng phát triển và co dãn, vì thế chúng thường gây co thắt để thích ứng với sự tăng trưởng này”.
Những dấu hiệu của chứng Braxton-Hicks bao gồm:
- Cơn co không đều;
- Đau tập trung ở vùng bụng dưới;
- Không mạnh lên theo thời gian;
- Không đau đớn, hoặc đau rất nhẹ và thường giảm đi trong quá trình vận động;
- Không gây đau nhói bất chợt;
Và những dấu hiệu co thắt dưới đây mới là những dấu hiệu sinh đẻ:
- Cơn đau không tăng hoặc giảm theo từng chuyển động của mẹ;
- Đau tập trung ở vùng xương chậu;
- Xuất hiện theo chu kỳ nhất định (nếu mẹ nào bị co thắt ít nhất 5 phút 1 lần, mỗi lần kéo dài 45 giây, thì mẹ hãy chuẩn bị tinh thần đi, bé đang sắp chào đời).
Những dấu hiệu sắp sinh dễ thấy
Rất nhiều dấu hiệu có thể gây hiểu nhầm là các sắp đến cơn chuyển dạ nên rất khó để xác định chính xác thời điểm bắt đầu vượt cạn. Tuy nhiên, những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện mình đang ở giai đoạn nào chỉ với những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể:
Buồn nôn và tiêu chảy
Ở tam cá nguyệt thứ 3, nếu hầu hết các mẹ bầu chắc đều đã trải qua những đau cơn ốm vào mỗi sáng, thì đó vẫn là điều bình thường. Nhưng nếu các mẹ cảm thấy bụng cồn cào và hay nôn khan trong giai đoạn đấy, thì có thể các mẹ sắp trở dạ rồi đấy. Việc buồn nôn ở tuần cuối thai kỳ xảy ra do sự phát triển của bé khiến tử cung chèn vào hệ tiêu hóa, nên nó cũng được coi là dấu hiệu sớm của việc sinh đẻ.
Chuột rút
Những cơn co thắt là điều thường xuyên xảy ra trong thai kỳ. Thông thường, chúng hay xảy ra ở các phần lưng và bụng dưới và thậm chí còn có thể ép lên phần xương chậu.
Đau phần lưng dưới
Chứng co thắt có thể diễn ra ở vùng lưng và sau đó lan đến xương chậu. Một số mẹ còn bị “trở dạ vùng lưng”, được biểu hiện bởi sự khó chịu dai dẳng ở phần lưng dưới, nó sẽ đột ngột tăng lên khi mẹ lên cơn co thắt và gây đau đớn giữa những cơn co thắt.
Bong nút nhày
Khi sinh đẻ, cổ tử cung sẽ mảnh lại và dãn nở, dẫn đến việc nút nhầy - một lớp màng dày có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập tử cung, bị đẩy ra ngoài. Quá trình “cởi nút” sẽ diễn ra cùng một lúc hoặc nhỏ giọt từng chút một. Tuy nhiên, vượt qua chặng cuối của giai đoạn này không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sớm đẻ con. Việc trở dạ sẽ phải tốn hàng giờ, hàng ngày, thậm chí cả tuần để cổ tử cung tiếp tục giãn nở.
Ra máu báo
Khi nút nhày tiêu biến, một số mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến việc tiểu ra máu, hay còn được gọi là “xuất huyết”. TS Schweizer cho biết đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc trở dạ đang đến gần,nó thường kéo dài từ vài phút cho đến hơn 2 tuần, cứ 4 ngày mang thai thì 5 ngày bị xuất huyết. Tuy nhiên, nếu mẹ nào bị xuất huyết nặng như thời kỳ kinh nguyệt, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các dấu hiệu sắp sinh:
Bên cạnh những triệu chứng cho thấy mẹ đang ở giai đoạn sớm trong quá trình trở dạ, còn một số dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh con.
Vỡ ối
Phim ảnh có thể khiến các mẹ tin rằng vỡ ối là một cái gì đó rất ghê gớm, nhưng theo tiến sĩ Schweizer, nó chỉ như cảm giác đi tiểu mà thôi. Thực tế, chỉ có 10% phụ nữ trên thế giới lâm vào hoàn cảnh này. Vỡ ối khi bị co thắt là dấu hiệu lớn nhất cho biết mẹ sắp sinh rồi đấy, còn nếu chưa, chịu khó chờ thêm ít giờ nữa nhé. Nếu dịch ối có màu đỏ, nâu hoặc xanh, hay ra nhiều hơn bình thường, gọi bác sĩ ngay lập tức.
Thường xuyên bị co thắt
Một điều chắc chắn là đến một lúc nào đó, các mẹ bầu sẽ nhận thấy những cảm giác cồn cào mà mình hay gặp phải dần biến đổi thành chứng co thắt thường xuyên, đó chính là dấu hiệu các mẹ sắp sinh con. Hãy thư giãn, làm cho bản thân thoải mái và tắm rửa sạch sẽ, và chú ý nhẩm đếm chu kỳ của những lần co thắt. Nếu chúng cứ 5 phút lại xuất hiện 1 lần, hãy sẵn sàng vào nhà hộ sinh thôi.
Vùng chậu và trực tràng chịu áp lực lớn hơn
Vùng xương chậu bị ép xuống là một dấu hiệu sắp sinh rất thường thấy. Điều tương tự cũng diễn ra ở vùng trực tràng, mà tiến sĩ Moreno miêu tả chúng tương tự như “cảm giác khi ngồi đại tiện”. Hãy sẵn sàng nhé, vì chúng là dấu hiệu cho biết đứa bé thực sự sắp ra đời rồi đấy.
Theo Việt Anh - Khám phá
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình