Trưởng đơn vị Chuyển hóa cơ xương khớp - Trung tâm Nghiên cứu y sinh học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Loãng xương và bệnh xương thủy tinh giống nhau không?
Câu hỏi
Loãng xương và bệnh xương thủy tinh giống và khác nhau thế nào, thưa bác sĩ?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh xương thủy tinh hay còn gọi là bệnh tạo xương bất toàn, là một bệnh lý hoàn toàn do di truyền hoặc đột biến gen. Khi bị ảnh hưởng sẽ làm thay đổi thành phần của collagen - thành phần chính của xương, làm cho chất lượng xương suy giảm, gắn liền với tình trạng gãy xương.
Tuy nhiên bệnh tạo xương bất toàn và bệnh loãng xương hoàn toàn khác nhau. Trong bệnh lý tạo xương bất toàn, collagen là thành phần bị tổn thương, còn trong bệnh lý loãng xương, thành phần bị tổn thương lại là chất khoáng trong xương, canxi.
Mời tham khảo thêm:
>>Loãng xương do nguyên nhân nào gây nên?
>>Bé bị xương thủy tinh thì điều trị ở bệnh viện nào?
Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.
Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình