Hotline 24/7
08983-08983

Huyết áp của tôi là 170/90 mmHg, có cao không BS?

Tôi năm nay 35 tuổi, nữ giới, huyết áp là 170/90 mmHg. Như vậy có phải bị tăng huyết áp nặng không? Tôi phải làm gì?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Theo phân loại của Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ (JNC-VI) và WHO - ISH cũng như khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2008 (bảng dưới đây) thì với số đo huyết áp của bạn là 170/90 mmHg, bạn bị tăng huyết áp giai đoạn II.

Khái niệm
HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)
HA tối ưu

< 120

< 80

HA bình thường

< 130

< 85

Bình thường - cao

130 - 139

Và/hoặc
85-89

Tăng Huyết áp

Giai đoạn I

140 - 159

Và/ hoặc

90 - 99

Giai đoạn II

160 - 179

Và/ hoặc

100 - 109

Giai đoạn III

>= 180

Và/hoặc

>=110


Đánh giá một bệnh nhân 
tăng huyết áp không chỉ đơn thuần dựa vào trị số huyết áp mà còn cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của tăng huyết áp lên các cơ quan trong cơ thể và mức độ dao động của huyết áp trong ngày.

Tăng huyết áp
gây ra nhiều biến chứng đối với tất cả các hệ cơ quan: tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành…), não (tai biến mạch não, bệnh não do
tăng huyết áp…), thận (đái ra protein, suy thận…), mắt và các động mạch ngoại vi…

Thêm vào đó, huyết áp thay đổi khác biệt quá nhiều giữa các thời điểm trong ngày làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến. Chính vì vậy bạn cần được khám và đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh của mình.

Khi đã được chẩn đoán là tăng huyết áp bạn cần được điều trị. Ở mức tăng huyết áp giai đoạn I có thể bắt đầu với thay đổi lối sống và chế độ ăn. Nếu không hiệu quả mới cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn ở mức tăng huyết áp giai đoạn II, bạn cần đến gặp bác sĩ để có lời khuyên và chỉ định điều trị hợp lý.

Trường hợp của bạn bị tăng huyết áp ở độ tuổi 35 được coi là tăng huyết áp ở người trẻ. Nếu như có đến 95% trường hợp tăng huyết áp ở người lớn tuổi không có nguyên nhân, chỉ khoảng 5% có nguyên nhân thì ở người trẻ, tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân đó có thể là: viêm cầu thận mạn, suy thận mạn, hẹp động mạch thận, cường giáp, u tủy thượng thận, hẹp eo động mạch chủ, do thuốc…

Trong đó một số nguyên nhân khi được loại bỏ, huyết áp của bạn có thể trở về bình thường (khỏi bệnh). Chính vì vậy bạn cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tìm hiểu nguyên nhân gây tăng huyết áp, từ đó có những biện pháp điều trị hợp lý nhất.

Theo Hội tim mạch học Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X