Hành trình 10 năm tìm lại bước chân đầu tiên
10 năm trời, vượt qua chặng đường vạn dặm đi khắp các bệnh viện, đã có lúc anh Kh. nghĩ mình phải đầu hàng số phận sau tai nạn lao động. Cuối cùng, trời cũng không phụ lòng người.
Đó là trường hợp đầy gian truân và nước mắt của anh Phạm Văn Kh. (sinh năm 1982, quê Nghệ An), làm công nhân tại một nhà máy đóng tàu.
Tai họa nghiệt ngã từ trời rơi xuống
Tháng 3/2007, chỉ vì sơ suất trong lao động khiến anh Kh. bị cẩu kẹp đường ray cán phải chân. Do ở góc khuất nên cẩu kẹp hai lần khiến ống xương chân dưới của anh Kh. bị dập. Anh Kh. nhanh chóng được đưa vào một bệnh viện chuyên về chấn thương, chỉnh hình tại TPHCM để cấp cứu.
Sau khi làm các xét nghiệm chụp chiếu, các bác sĩ đã quyết định cố định xương và nối các mạch máu bảo tồn cho anh. Sau khoảng 2 tuần theo dõi và điều trị, anh Kh. được xuất viện.
Tưởng chừng mọi chuyện có thể trở về “quỹ đạo” sau ca phẫu thuật, nhưng hành trình gian nan mới thật sự bắt đầu.
Sau phẫu thuật, tại vị trí vết mổ vẫn thường xuyên đau nhức. Mất một thời gian khá dài việc vận động của Kh. không trở lại như bình thường. Chân phải của anh vẫn chỉ tiếp đất được vài cm khiến anh phải đi tái khám. Anh được tư vấn hàn khớp chân để giải quyết tình trạng “đi cà nhắc”. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này lại khiến anh không thể co duỗi được vì thế anh quyết định không hàn khớp.
Anh chia sẻ: Những lúc khó khăn ấy, ngoài bố mẹ và anh chị em, người yêu mà hiện giờ là bà xã của anh là nguồn động lực vững chắc nhất. Hai năm sau sự cố đáng tiếc, anh lập gia đình. Hôn lễ được tổ chức như bao người, hai bên gia đình đều ủng hộ, mừng vui.
Hiện, anh chị Kh. đã có hai bé 9 tuổi và 5 tuổi. Có những khi ngồi trong nhà, anh quan sát đứa con thơ ngây bắt chước dáng đi khập khiễng của bố khiến anh không khỏi tủi thân. Anh không trách con bởi bé luôn ý thức rằng “chân bố Kh. đau” và anh coi đó là sự san sẻ đầy thương yêu. Thế nhưng, dáng đi ấy cứ hằn ghi vào tận trong tim anh Kh. và cũng đã rất nhiều lần anh trốn mình vào một góc tối để lau nước mắt.
“Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống may mắn hơn nhiều người. Nhìn bạn bè đi lại mà có khi thèm được đi bằng đôi chân mình đến rơi nước mắt. Chưa khi nào mình tuyệt vọng, nhưng nỗi thất vọng không biết bao nhiêu mà kể. Cũng may, bên mình luôn có bà xã và hai đứa nhỏ, đó là động lực để mình cố gắng lao động và kiên trì tìm kiếm những nơi điều trị bệnh tốt hơn” - anh Kh. tâm sự.
10 năm trời, anh dần tập bước đi với một đôi chân “không trọn vẹn”. Anh đã có thể điều khiển lại xe gắn máy, tự bước đi mà không cần sự giúp sức của nạng y tế. Ít ai biết, từng bước ấy như mỗi vết dao cứa vào từng thớ thịt. Nhưng bỏ cuộc thì không, dù mỗi ngày anh vẫn phải bước những bước “chẳng giống ai”.
“Quả ngọt” sau 10 năm chạy chữa
10 năm, anh Phạm Văn Kh. miệt mài chạy thầy chạy thuốc trên mọi nẻo đường. Từ bệnh viện đến đủ mọi “thầy lang”, cứ đâu có người chỉ thầy hay thuốc tốt là anh lại lên đường. Đã gõ đủ cửa nhưng phương án tối ưu nhất mà anh nhận được vẫn là hàn khớp.
Đang lúc chuẩn bị đầu hàng số phận, anh Kh. được bạn bè giới thiệu tới BV Nhân dân 115 để điều trị. Ban đầu, anh Kh. cũng nghĩ chỉ thử “bòn mót” những tia hy vọng cuối cùng xem sao, bởi hành trình ròng rã kia đã khiến lửa quyết tâm trong anh dần tắt.
Giữa tháng 6/2017, anh Kh. được chỉ định nhập viện tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - BV Nhân dân 115 để được sắp xếp phẫu thuật.
Sau khi xem xét bệnh tình trên phim, BS.CK1 Nguyễn Cao Viễn - Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình (BV Nhân dân 115), là phẫu thuật viên chính cho anh Kh - cho hay: Hệ thống gân, cơ, dây chằng, khớp... tất cả mọi thứ không nhất thiết phải hàn cứng khớp, vẫn có thể sử dụng lại. Tuy nhiên, cái khó khăn là phẫu thuật viên phải tính toán là gân, cơ nào có thể tái sử dụng được cho trường hợp bệnh nhân Kh. và sau khi sử dụng lại thì có tốt cho bệnh nhân hơn không.
“Đối với riêng trường hợp của anh Kh., có rất nhiều phương án được đưa ra nhưng khi tiến hành phẫu thuật, dựa vào chính tình hình của người bệnh thì bác sĩ mới đưa ra được phương án tối ưu. Hệ thống phần mềm dường như không còn. Ekip thực hiện đã phải tái tạo lại gân gót, tái tạo lại toàn bộ gân gót sau, thả các vấn đề liên quan của gân gấp ngón cái dài, gân cơ chạy sau... giúp tìm lại vận động của đôi chân” - BS.CK1 Nguyễn Cao Viễn cho hay.
Ngày 18/6, ca phẫu thuật được thực hiện vỏn vẹn trong 2 tiếng 15 phút với kết quả khả quan.
Ngay sau phẫu thuật mấy ngày, bàn chân của anh Kh. bắt đầu có cảm giác. Anh được hướng dẫn đi lại và tập vật lí trị liệu. Bàn chân trước đây anh chỉ tiếp đất được vài phần, đến nay đã có thể tiếp xúc được nguyên bàn chân và dần cử động được.
Ngày 13/6, anh Kh. được xuất viện. Không phải là xe lăn, nạng y tế mà anh tự tin bước đi với đầy đủ đôi bàn chân của mình. Không ai ngờ rằng, phải mất 10 năm, người đàn ông 35 tuổi này mới tìm lại được những bước chân bình thường như thế.
Đến chính anh cũng vẫn không thể tin được điều kỳ diệu đã đến với mình. Hai đứa con bé bỏng của anh cũng phải ngỡ ngàng vì “bố hết đau”. Những giọt nước mắt của hạnh phúc trào ra từ khóe mắt anh và người thân.
Mỗi ngày, anh đều chăm chỉ tập luyện và vận động theo hướng dẫn. Đều đặn mỗi tháng, anh tái khám tại BV Nhân dân 115 theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngày 23/8, anh trở lại khám bệnh theo định kì tại bệnh viện, nếu không phải là người theo dõi suốt quá trình điều trị thì chính BS.CK1 Nguyễn Cao Viễn cũng không dám tin dáng đi của anh Kh. lại “đẹp” đến vậy. “Ngoạn mục, đẹp quá rồi Kh. ơi” - BS Viễn thốt lên ngay khi thấy anh Kh. bước vào cửa phòng tái khám.
“Tôi xin cảm ơn BS Nguyễn Cao Viễn và các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình. Nếu không gặp được bác sĩ thì có lẽ đến giờ này tôi vẫn sống trong những ngày tháng khó khăn, trong nỗi thất vọng. Tôi đã tìm lại được những bước chân mà bố mẹ đã cho mình từ khi sinh ra. Tôi vô cùng hạnh phúc khi được sinh ra lần thứ hai trong đời” - đó là những cảm xúc mà anh Kh. tìm được khúc ngoặt của cuộc đời sau 10 năm gian truân.
Tai họa nghiệt ngã từ trời rơi xuống
Tháng 3/2007, chỉ vì sơ suất trong lao động khiến anh Kh. bị cẩu kẹp đường ray cán phải chân. Do ở góc khuất nên cẩu kẹp hai lần khiến ống xương chân dưới của anh Kh. bị dập. Anh Kh. nhanh chóng được đưa vào một bệnh viện chuyên về chấn thương, chỉnh hình tại TPHCM để cấp cứu.
Sau khi làm các xét nghiệm chụp chiếu, các bác sĩ đã quyết định cố định xương và nối các mạch máu bảo tồn cho anh. Sau khoảng 2 tuần theo dõi và điều trị, anh Kh. được xuất viện.
Tưởng chừng mọi chuyện có thể trở về “quỹ đạo” sau ca phẫu thuật, nhưng hành trình gian nan mới thật sự bắt đầu.
Sau phẫu thuật, tại vị trí vết mổ vẫn thường xuyên đau nhức. Mất một thời gian khá dài việc vận động của Kh. không trở lại như bình thường. Chân phải của anh vẫn chỉ tiếp đất được vài cm khiến anh phải đi tái khám. Anh được tư vấn hàn khớp chân để giải quyết tình trạng “đi cà nhắc”. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này lại khiến anh không thể co duỗi được vì thế anh quyết định không hàn khớp.
Anh chia sẻ: Những lúc khó khăn ấy, ngoài bố mẹ và anh chị em, người yêu mà hiện giờ là bà xã của anh là nguồn động lực vững chắc nhất. Hai năm sau sự cố đáng tiếc, anh lập gia đình. Hôn lễ được tổ chức như bao người, hai bên gia đình đều ủng hộ, mừng vui.
Hiện, anh chị Kh. đã có hai bé 9 tuổi và 5 tuổi. Có những khi ngồi trong nhà, anh quan sát đứa con thơ ngây bắt chước dáng đi khập khiễng của bố khiến anh không khỏi tủi thân. Anh không trách con bởi bé luôn ý thức rằng “chân bố Kh. đau” và anh coi đó là sự san sẻ đầy thương yêu. Thế nhưng, dáng đi ấy cứ hằn ghi vào tận trong tim anh Kh. và cũng đã rất nhiều lần anh trốn mình vào một góc tối để lau nước mắt.
“Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống may mắn hơn nhiều người. Nhìn bạn bè đi lại mà có khi thèm được đi bằng đôi chân mình đến rơi nước mắt. Chưa khi nào mình tuyệt vọng, nhưng nỗi thất vọng không biết bao nhiêu mà kể. Cũng may, bên mình luôn có bà xã và hai đứa nhỏ, đó là động lực để mình cố gắng lao động và kiên trì tìm kiếm những nơi điều trị bệnh tốt hơn” - anh Kh. tâm sự.
10 năm trời, anh dần tập bước đi với một đôi chân “không trọn vẹn”. Anh đã có thể điều khiển lại xe gắn máy, tự bước đi mà không cần sự giúp sức của nạng y tế. Ít ai biết, từng bước ấy như mỗi vết dao cứa vào từng thớ thịt. Nhưng bỏ cuộc thì không, dù mỗi ngày anh vẫn phải bước những bước “chẳng giống ai”.
“Quả ngọt” sau 10 năm chạy chữa
10 năm, anh Phạm Văn Kh. miệt mài chạy thầy chạy thuốc trên mọi nẻo đường. Từ bệnh viện đến đủ mọi “thầy lang”, cứ đâu có người chỉ thầy hay thuốc tốt là anh lại lên đường. Đã gõ đủ cửa nhưng phương án tối ưu nhất mà anh nhận được vẫn là hàn khớp.
Đang lúc chuẩn bị đầu hàng số phận, anh Kh. được bạn bè giới thiệu tới BV Nhân dân 115 để điều trị. Ban đầu, anh Kh. cũng nghĩ chỉ thử “bòn mót” những tia hy vọng cuối cùng xem sao, bởi hành trình ròng rã kia đã khiến lửa quyết tâm trong anh dần tắt.
Giữa tháng 6/2017, anh Kh. được chỉ định nhập viện tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - BV Nhân dân 115 để được sắp xếp phẫu thuật.
Sau khi xem xét bệnh tình trên phim, BS.CK1 Nguyễn Cao Viễn - Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình (BV Nhân dân 115), là phẫu thuật viên chính cho anh Kh - cho hay: Hệ thống gân, cơ, dây chằng, khớp... tất cả mọi thứ không nhất thiết phải hàn cứng khớp, vẫn có thể sử dụng lại. Tuy nhiên, cái khó khăn là phẫu thuật viên phải tính toán là gân, cơ nào có thể tái sử dụng được cho trường hợp bệnh nhân Kh. và sau khi sử dụng lại thì có tốt cho bệnh nhân hơn không.
“Đối với riêng trường hợp của anh Kh., có rất nhiều phương án được đưa ra nhưng khi tiến hành phẫu thuật, dựa vào chính tình hình của người bệnh thì bác sĩ mới đưa ra được phương án tối ưu. Hệ thống phần mềm dường như không còn. Ekip thực hiện đã phải tái tạo lại gân gót, tái tạo lại toàn bộ gân gót sau, thả các vấn đề liên quan của gân gấp ngón cái dài, gân cơ chạy sau... giúp tìm lại vận động của đôi chân” - BS.CK1 Nguyễn Cao Viễn cho hay.
Ngày 18/6, ca phẫu thuật được thực hiện vỏn vẹn trong 2 tiếng 15 phút với kết quả khả quan.
BS.CK1 Nguyễn Cao Viễn đang kiểm tra, đánh giá lại chức năng cơ, gân của anh Kh. trong lần tái khám sáng 23/8
Ngay sau phẫu thuật mấy ngày, bàn chân của anh Kh. bắt đầu có cảm giác. Anh được hướng dẫn đi lại và tập vật lí trị liệu. Bàn chân trước đây anh chỉ tiếp đất được vài phần, đến nay đã có thể tiếp xúc được nguyên bàn chân và dần cử động được.
Ngày 13/6, anh Kh. được xuất viện. Không phải là xe lăn, nạng y tế mà anh tự tin bước đi với đầy đủ đôi bàn chân của mình. Không ai ngờ rằng, phải mất 10 năm, người đàn ông 35 tuổi này mới tìm lại được những bước chân bình thường như thế.
Đến chính anh cũng vẫn không thể tin được điều kỳ diệu đã đến với mình. Hai đứa con bé bỏng của anh cũng phải ngỡ ngàng vì “bố hết đau”. Những giọt nước mắt của hạnh phúc trào ra từ khóe mắt anh và người thân.
Mỗi ngày, anh đều chăm chỉ tập luyện và vận động theo hướng dẫn. Đều đặn mỗi tháng, anh tái khám tại BV Nhân dân 115 theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngày 23/8, anh trở lại khám bệnh theo định kì tại bệnh viện, nếu không phải là người theo dõi suốt quá trình điều trị thì chính BS.CK1 Nguyễn Cao Viễn cũng không dám tin dáng đi của anh Kh. lại “đẹp” đến vậy. “Ngoạn mục, đẹp quá rồi Kh. ơi” - BS Viễn thốt lên ngay khi thấy anh Kh. bước vào cửa phòng tái khám.
Hình ảnh dáng đi của anh Kh. trước và sau khi được BS Cao Viễn phẫu thuật lấy lại dáng đi của chính mình
“Tôi xin cảm ơn BS Nguyễn Cao Viễn và các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình. Nếu không gặp được bác sĩ thì có lẽ đến giờ này tôi vẫn sống trong những ngày tháng khó khăn, trong nỗi thất vọng. Tôi đã tìm lại được những bước chân mà bố mẹ đã cho mình từ khi sinh ra. Tôi vô cùng hạnh phúc khi được sinh ra lần thứ hai trong đời” - đó là những cảm xúc mà anh Kh. tìm được khúc ngoặt của cuộc đời sau 10 năm gian truân.
Lê Bình
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình