Giãn dây chằng đầu gối - Cách điều trị
Bác sĩ cho em hỏi về triệu chứng giãn dây chằng đầu gối ở nam và cách điều trị bệnh này vì bạn của em bị bệnh này nhưng đi nhiều nơi nhưng chữa vẫn không khỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Thế nào là giãn dây chằng đầu gối?
Vùng đầu gối có rất nhiều sợi dây chằng như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… với tác dụng bao bọc khớp. Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi những va chạm như té, ngã, chơi thể thao, bị đánh, mang vật nặng, tai nạn… khiến khớp gối bị chấn thương. Trong đó phải kể đến tổn thương gây giãn hoặc đứt dây chằng mà hay còn được gọi là bong gân.
Biểu hiện của tình trạng giãn hoặc đứt dây chằng là cơn đau ở đầu gối, sau khi cơ cơn đau lui dần thì ta có cảm giác khớp gối trở nên lỏng lẻo.
Đầu gối một khi chấn thương sẽ rất có thể xảy ra hai loại tổn thương sau:
- Dãn hoặc đứt dây chằng: đầu gối có đến hai ba loại dây chằng khác nhau như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên.. Dấu hiệu của việc đứt hoặc dãn dây chằng này là đau, sau đó khi đã hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo. Mức độ lỏng tùy theo độ nặng nhẹ của chấn thương.
- Rạn hoặc rách sụn chêm đầu gối: sụn chêm chính là phần bọc ngoài cùng của xương chày cũng như ổ khớp gối. Lúc bình thường, mặt lớp sụn chêm này nhẵn, lại có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà ma sát mạnh vào nhau gây đau.
Hai chấn thương này là chuyện cơm bữa của các vận động viên, nhất là cầu thủ bóng đá.
Để chẩn trị cho chính xác thì trước hết cần chụp X-quang xem xương có rạn nứt gì không.
Sau đó thì chỉ có cách chụp cộng hưởng từ (mất VND1.5M/lần) mới có thể nhìn được xem mức độ dãn/đứt dây chằng và nhất là rạn/rách sụn chêm. Nếu mức độ nhỏ, tuổi còn trẻ, thường sẽ chỉ tiêm dịch kích thích cho sụn liền lại. Nếu nghiêm trọng, sẽ có chỉ định mổ (nội soi) để gắp hết những miếng sụn rách vụn ra, hoặc nối lại dây chằng bị đứt.
Các triệu chứng cảnh báo giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối đa phần là do những tổn thương tức thời do ngã, vận động mạnh gây ra. Thường bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng như sau:
- Thời gian đầu bệnh nhân sẽ gặp phải dấu hiệu đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động.
- Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng.
Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giã dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không có gì giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
- Nếu để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.
Điều trị giãn dây chằng đầu gối
Quan trọng là phải đi khám chuyên khoa ngay để có phác đồ điều trị chính xác. Để lâu có thể dẫn đến thoái hóa khớp, khó chữa hơn rất nhiều.
Lưu ý: Khi bị chấn thương về dây chằng (dân gian gọi là bong gân), TUYỆT ĐỐI không nên dùng các loại cao chườm NÓNG như Salonpas, Deep Heat hay Perskidol. Hai loại này chỉ tác dụng tốt với các chấn thương về co cơ, còn nếu bong gân, căng cơ mà dùng thì chỉ làm sưng hơn và tình hình xấu hơn, vì khi làm nóng, dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường (nóng nở ra, lạnh co lại mà). Chườm đá lạnh ngay trong trường hợp này là chính xác.
Đối với giãn dây chằng đầu gối, bong gân nhẹ, có thể sử dụng đá lạnh để chườm hoặc dùng thuốc gây lạnh như thuốc gel lạnh hay salonpas lạnh để giảm nhanh cơn đau. Các thuốc giảm đau NSAIDs kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề như alphachoay cũng có thể được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp này thì để đó sẽ tự hồi phục sau hai tháng nhưng mà nguy cơ tái lại rất cao nếu ko có tập luyện phục hồi đúng cách, và đặc biệt phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và ko co về trạng thái cũ được.
Nhiều bác sĩ còn điều trị giãn dây chằng bằng cách dùng nẹp để bất động khớp gối. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết đối với chứng giãn dây chằng mà thường áp dụng khi dây chằng bị đứt 1 hay toàn phần. Thông thường, nếu người bệnh tuân thủ và thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ thì dây chằng có thể hồi phục tự nhiên sau 2 tháng.
Theo chúng tôi, bạn nên khám và điều trị đúng cách, có thể vào BV Bạch Mai, khoa cơ xương khớp hoặc Cơ xương khớp Việt Đức. Những chấn thương kéo dài như thế này sẽ cần được khám, hội chẩn và có phác đồ điều trị một cách cẩn thận.
Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Thế nào là giãn dây chằng đầu gối?
Vùng đầu gối có rất nhiều sợi dây chằng như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… với tác dụng bao bọc khớp. Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi những va chạm như té, ngã, chơi thể thao, bị đánh, mang vật nặng, tai nạn… khiến khớp gối bị chấn thương. Trong đó phải kể đến tổn thương gây giãn hoặc đứt dây chằng mà hay còn được gọi là bong gân.
Biểu hiện của tình trạng giãn hoặc đứt dây chằng là cơn đau ở đầu gối, sau khi cơ cơn đau lui dần thì ta có cảm giác khớp gối trở nên lỏng lẻo.
Đầu gối một khi chấn thương sẽ rất có thể xảy ra hai loại tổn thương sau:
- Dãn hoặc đứt dây chằng: đầu gối có đến hai ba loại dây chằng khác nhau như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên.. Dấu hiệu của việc đứt hoặc dãn dây chằng này là đau, sau đó khi đã hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo. Mức độ lỏng tùy theo độ nặng nhẹ của chấn thương.
- Rạn hoặc rách sụn chêm đầu gối: sụn chêm chính là phần bọc ngoài cùng của xương chày cũng như ổ khớp gối. Lúc bình thường, mặt lớp sụn chêm này nhẵn, lại có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà ma sát mạnh vào nhau gây đau.
Hai chấn thương này là chuyện cơm bữa của các vận động viên, nhất là cầu thủ bóng đá.
Để chẩn trị cho chính xác thì trước hết cần chụp X-quang xem xương có rạn nứt gì không.
Sau đó thì chỉ có cách chụp cộng hưởng từ (mất VND1.5M/lần) mới có thể nhìn được xem mức độ dãn/đứt dây chằng và nhất là rạn/rách sụn chêm. Nếu mức độ nhỏ, tuổi còn trẻ, thường sẽ chỉ tiêm dịch kích thích cho sụn liền lại. Nếu nghiêm trọng, sẽ có chỉ định mổ (nội soi) để gắp hết những miếng sụn rách vụn ra, hoặc nối lại dây chằng bị đứt.
Các triệu chứng cảnh báo giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối đa phần là do những tổn thương tức thời do ngã, vận động mạnh gây ra. Thường bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng như sau:
- Thời gian đầu bệnh nhân sẽ gặp phải dấu hiệu đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động.
- Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng.
Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giã dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không có gì giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
- Nếu để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.
Điều trị giãn dây chằng đầu gối
Quan trọng là phải đi khám chuyên khoa ngay để có phác đồ điều trị chính xác. Để lâu có thể dẫn đến thoái hóa khớp, khó chữa hơn rất nhiều.
Lưu ý: Khi bị chấn thương về dây chằng (dân gian gọi là bong gân), TUYỆT ĐỐI không nên dùng các loại cao chườm NÓNG như Salonpas, Deep Heat hay Perskidol. Hai loại này chỉ tác dụng tốt với các chấn thương về co cơ, còn nếu bong gân, căng cơ mà dùng thì chỉ làm sưng hơn và tình hình xấu hơn, vì khi làm nóng, dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường (nóng nở ra, lạnh co lại mà). Chườm đá lạnh ngay trong trường hợp này là chính xác.
Đối với giãn dây chằng đầu gối, bong gân nhẹ, có thể sử dụng đá lạnh để chườm hoặc dùng thuốc gây lạnh như thuốc gel lạnh hay salonpas lạnh để giảm nhanh cơn đau. Các thuốc giảm đau NSAIDs kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề như alphachoay cũng có thể được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp này thì để đó sẽ tự hồi phục sau hai tháng nhưng mà nguy cơ tái lại rất cao nếu ko có tập luyện phục hồi đúng cách, và đặc biệt phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và ko co về trạng thái cũ được.
Nhiều bác sĩ còn điều trị giãn dây chằng bằng cách dùng nẹp để bất động khớp gối. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết đối với chứng giãn dây chằng mà thường áp dụng khi dây chằng bị đứt 1 hay toàn phần. Thông thường, nếu người bệnh tuân thủ và thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ thì dây chằng có thể hồi phục tự nhiên sau 2 tháng.
Theo chúng tôi, bạn nên khám và điều trị đúng cách, có thể vào BV Bạch Mai, khoa cơ xương khớp hoặc Cơ xương khớp Việt Đức. Những chấn thương kéo dài như thế này sẽ cần được khám, hội chẩn và có phác đồ điều trị một cách cẩn thận.
Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Theo Thuốc biệt dược
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình