Hotline 24/7
08983-08983

Gãy xương hở bó bột được không?

Câu hỏi

Em bị gãy 1/3 xương chày, gãy hở bó bột có lành không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Khi gãy xương mà ổ gãy thông với bên ngoài qua vết thương thì gọi là gãy xương hở. Khi gãy xương hở, đầu xương gãy có thể lộ ra tại vết thương hoặc không lộ mà chỉ gián tiếp thấy tại vết thương có máu lẫn mỡ tuỷ chảy ra. Đôi khi các vết thương gãy xương hở là rất nhỏ thì chỉ khi gây tê nắn chỉnh, thấy thuốc tê và máu chảy ra tại vết thương mới chẩn đoán là gãy xương hở. Cần phân biệt với các trường hợp vừa có gãy xương, vừa có vết thương nhưng ổ gãy không thông với vết thương đó là gãy xương kín kèm theo vết thương phần mềm. Khi gãy xương hở, vết thương là cửa ngõ để vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào tại ổ gãy xương rồi từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn vết thương, viêm xương tuỷ xương.

Ngày nay chỉ định bó bột "kín mít" trong điều trị gãy xương hở ít được đặt ra, do việc chăm sóc vết thương khó khăn, nguy cơ nhiễm trùng cao, các phương pháp ưu tiên lựa chọn là khung cố định xương, bó bột mở cửa sổ hoặc máng bột. Em cần đến bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để được kiểm tra và điều trị đúng bài bản, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Xương chày hay còn được gọi là xương cẳng chân, thực chất đây là một phần xương dài rất quan trọng trong toàn bộ chi dưới. Tại vùng cẳng chân, xương chày với xương mác là hai xương quan trọng nhất và có kích thước lớn nhất. Chúng có chức năng điều hòa những hoạt động ở khớp gối và khớp cổ chân. Ngoài ra nó giúp nâng đỡ toàn bộ phần trọng lượng của cơ thể cũng như cho phép cơ thể di chuyển linh hoạt hơn.

Gãy xương chày là tình trạng gãy xương ở cẳng chân, việc gãy đi một trong hai xương lớn nhất ở cẳng chân có tác động rất lớn đến hoạt động của cơ thể. Những triệu chứng của gãy xương chày dao động từ tình trạng bầm tím đến triệu chứng đau dữ dội ở cẳng chân, tùy theo mức độ chấn thương.

Việc chẩn đoán loại chấn thương, được các bác sĩ thực hiện làm xét nghiệm khám lâm sàng đồng thời yêu cầu một số xét nghiệm xem hình ảnh gãy xương chày.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại xương chày bị gãy mà các bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố khi điều trị gãy xương chày, gồm có:

- Mức độ của chấn thương, mức độ tổn thương ở các mô mềm   

- Lý do xảy ra chấn thương   

- Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và bệnh sử y tế  

- Mong muốn của bệnh nhân hiện tại   

- Kiểm tra bất kỳ tình trạng gãy xương khác (nếu có) như gãy xương mác

Việc điều trị nội khoa xương chày khi bị gãy sẽ bao gồm:

- Bó bột

- Hạn chế các chức năng cơ chân, tuy nhiên vẫn cho phép bạn thực hiện một số cử động

- Những loại thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm hoặc gây mê

- Vật lý trị liệu sẽ được thực hiện sau điều trị

- Phương pháp tập luyện tại nhà

- Dùng nạng hỗ trợ vận động

Trong một số trường hợp nặng, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Cách này thường được sử dụng với các trường hợp gãy xương hở, gãy vụn hay xương chân rất yếu. Phẫu thuật cũng cần thiết khi các phương pháp điều trị nội khoa gãy xương chày không có hiệu quả

Những thủ thuật phẫu thuật sau đây thường được áp dụng để điều trị gãy xương chày:

- Cố định ở chỗ bao gồm sử dụng ốc vít, thanh, hoặc tấm thép để cố định xương chày với nhau

- Cố định ở bên ngoài, kết nối ốc vít hay các đinh chốt xương gãy với thanh kim loại bên ngoài chân.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X