Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Bao giờ có thể đi lại bình thường sau gãy xương chày - mác - sên?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Em bị gãy xương chày, đã phẫu thuật được 2 tháng, còn xương sên (gãy ngón 4-5) thì phẫu thuật 1 tháng. Bây giờ chân em tập đi cứ bị tê góp. Bác sĩ cho hỏi bao giờ em có thể đi lại bình thường được ạ? Em vẫn đang tập bằng nạng nhưng thỉnh thoảng bỏ nạng thì có sao không ạ? Bao lâu có thể bỏ nạng được ạ?
Trả lời
Gãy xương chày, xương mác ngó vậy mà ít khó chịu hơn gãy xương sên. Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn...
Vùng bàn gót chân có ít mạch máu đến nuôi, lại chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên nên khó lành vết thương hơn các vùng khác. Hơn nữa em bị vỡ xương sên, chày, mác cho thấy lực chấn thương mạnh, thời gian khỏi bệnh phải tính bằng tháng.
Hiện giờ em chưa thể bỏ nạng đi hoàn toàn một mình được đâu, cũng không đi lại nhiều, không đứng lâu, nếu đi lại mà thấy chân sưng lên thì ngồi nghỉ, kê cao chân và xoa bóp. Thời gian này cần tập thêm vật lý trị liệu - phục hồi chức năng vài tuần nữa thì mới lành bệnh nhanh.
Triệu chứng tê của em mô tả chung chung quá (tê góp là tê gì), em cần khám lại tại trung tâm chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lần nữa cho em, xác định nguyên nhân và hướng dẫn em cách tập vật lý trị liệu, em nhé.
Song song đó, em cần ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành xương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin... không hút thuốc lá, không bia rượu, em nhé.
Thân mến.
Xương sên đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực của cơ thể ở vùng bàn chân. Khi xương sên gãy mạch máu nuôi xương thường dễ bị tổn thương dẫn đến xương chậm liền hoặc tiêu xương sên. Biến chứng do gãy xương sên và cách xử trí: - Hoại tử da, nhiễm trùng: cắt lọc sạch che kín khớp bằng các vạt tổ chức lân cận hoặc vạt tổ chức có cuống mạch nuôi; Không nên đi lại nhiều, nhất là vận động khớp cổ chân bên tổn thương, vận động mạnh quá có thể làm cho tổn thương nặng hơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình