Hotline 24/7
08983-08983

Bao lâu có thể tập đi sau vỡ xương sên?

Câu hỏi

BS ơi, Em bị vỡ sương sên, đã bó bột được 1 tuần. Khoảng bao lâu nữa em mới có thể đi được ạ? Em cảm ơn BS.

Trả lời
Vỡ xương sên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vỡ xương sên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Vùng bàn gót chân có ít mạch máu đến nuôi, lại chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên nên khó lành vết thương hơn các vùng khác. Hơn nữa em bị vỡ xương sên cho thấy lực chấn thương mạnh, thời gian khỏi bệnh phải tính bằng tháng. Thế nhưng, khi chân đã bớt đau nhiều chứng tỏ chỗ gãy xương đã tạm ổn định và dần mọc xương (tạo can xương).

Để xương lành tốt thì em nên tuân thủ điều trị của BS, uống thuốc theo toa, tái khám đúng hẹn để chụp phim kiểm tra. Thời điểm này em có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu được rồi, bắt đầu bằng tập co gồng cơ trong bột để máu lưu thông tốt, các bài tập phục hồi chức năng phức tạp hơn thì em cần liên hệ với BS chuyên khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để được hướng dẫn trực tiếp một cách chính xác, tránh tập sai.

Song song đó, em cần ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin... không hút thuốc lá, không bia rượu, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xương sên đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực của cơ thể ở vùng bàn chân. Khi xương sên gãy mạch máu nuôi xương thường dễ bị tổn thương dẫn đến xương chậm liền hoặc tiêu xương sên.

Biến chứng do gãy xương sên và cách xử trí:

- Hoại tử da, nhiễm trùng: cắt lọc sạch che kín khớp bằng các vạt tổ chức lân cận hoặc vạt tổ chức có cuống mạch nuôi;
- Chậm liền và không liền: có thể mổ ghép xương tự thân;
- Can lệch: phá can, kết hợp lại xương và ghép xương tự thân;
- Hoại tử vô mạch: Làm cứng khớp cổ chân;
- Viêm khớp cổ chân và khớp sên gót: điều trị như một viêm mủ khớp.

Không nên đi lại nhiều, nhất là vận động khớp cổ chân bên tổn thương, vận động mạnh quá có thể làm cho tổn thương nặng hơn.

Về chế độ ăn khi gãy xương: ăn uống như bình thường, không phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào. Tăng chế độ ăn giàu canxi như các loại thịt, cá, tôm, cua, rau xanh, các loại đậu… Có thể bổ sung canxi và vitamin D dưới dạng thuốc.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X