Hotline 24/7
08983-08983

Em rất muốn có thai nhưng sợ bị sẩy BS ơi?

Câu hỏi

BS ơi cho em hỏi, Lần đầu tiên em có thai là em bị thai lưu, không có tim thai. Thế là em phải bỏ. Xong được 8 tháng sau em lại có thai lại và lần này em sinh được 1 bé gái, lúc đó em sinh mổ. Và bé được 3 tuổi em lại có thai và cũng bị yếu và không giữ được. Xong cho tới lúc bé em được 5 tuổi thì em lại để có thai thì lúc này thai cũng lại bị lưu nhưng do thai nằm sát bên vết mổ cũ nên thai không phát triển được (BS cũng nói là không có tim thai). Từ đó tới giờ cũng được gần 2 năm rồi và giờ em muốn có thai lại nhưng em sợ lại gặp tình trạng đó lắm, và sợ không biết nó có lặp lại sát vết mổ cũ của em nữa không? Em sợ lắm. BS có cách nào tư vấn giúp em với. Em cảm ơn bác nhiều!

Trả lời
Cần đi khám tìm hiểu nguyên nhân khi có tình trạng sảy thai liên tiếp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cần đi khám tìm hiểu nguyên nhân khi có tình trạng sảy thai liên tiếp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Tuyết,

Bạn nên đến khám chuyên khoa sản phụ khoa để tìm nguyên nhân sẩy thai liên tiếp và điều trị. Khi có thai, nên đi khám sớm để được điều trị dự phòng sớm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Sảy thai là hiện tượng thai tuột ra tự nhiên trước 20 tuần của thai nghén tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng hoặc thai nặng dưới 500g.

Sảy thai liên tiếp là tình trạng sảy thai từ 3 lần trở lên. Tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm tới trên 15% tổng số có thai.

Nguyên nhân chính gây sảy thai:

- Di truyền

Nếu nhiễm sắc thể mang đặc điểm di truyền của bạn hay của bé bị biến đổi, nguy cơ sảy thai là rất cao (khoảng 70% ở tam cá nguyệt thứ 1 và 20% ở tam cá nguyệt thứ 2).

- Cục máu đông

Các bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, lupus, bệnh tim hoặc nhiễm trùng cổ tử cung ở người mẹ dẫn đến tình trạng giới hạn dòng máu chảy đến tử cung và có thể gây ra hiện tượng này. Những căn bệnh này hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

- Rối loạn miễn dịch

Rối loạn miễn dịch là khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến tái diễn. Nói một cách đơn giản, cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.

- Mất cân bằng hormone

Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như progesterone có vai trò quan trọng trong hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Nếu cơ thể của mẹ không có đủ progesterone, nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai.

- Rối loạn về nhau thai và cổ tử cung

Nếu cổ tử cung của mẹ quá yếu và khó giữ được thai nhi hoặc nhau thai, mẹ sẽ dễ bị sảy thai. Thai nhi không được cung cấp đủ máu sẽ gặp nhiều rối loạn về nhau thai.

Để hạn chế tình trạng sảy thai, bạn cần:

- Được làm mẹ là mong ước lớn nhất của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị sẩy thai liên tục khiến nhiều chị rơi vào trạng thái bất an, buồn phiền, hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ.

- Vì vậy, các chị em phụ nữ cần phòng bệnh bằng cách khám và tư vấn tiền sản trước khi mang thai. Nên chuẩn bị điều này ngay khi vừa kết hôn, hoặc một năm trước khi mang thai. Khi bác sĩ kết luận cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng thì bạn cũng cần một thời gian dài để thực hiện việc chích ngừa tiền sản.

- Việc tư vấn và khám tiền sản cũng rất có ích đối với vợ chồng bị hiếm muộn cần thụ tinh trong ống nghiệm. Bởi một khi người vợ có vấn đề liên quan đến vô sinh mà cộng thêm cơ địa bị hội chứng kháng  phospholipids thì việc thụ tinh nhân tạo cũng khó khăn gấp bội phần.

- Khi mang thai kèm với đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở có chuyên khoa sản và siêu âm để xác định tình trạng thai.

- Cần kiên nhẫn để khám và theo điều trị của bác sĩ.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X