Đừng xem thường chứng trầm cảm khi mang thai
Sự thay đổi tâm lý của thai phụ là hiện tượng rất bình thường, đôi khi nó là tín hiệu tốt cho thấy hocmon có sự thay đổi theo chiều hướng thuận cho thai kỳ.
Nhưng đối với khoảng 10% của bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai có thể trở thành một vấn đề quan trọng với khủng hoảng tiền sản.
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn
Các triệu chứng của trầm cảm tiền sản
Mỗi thai phụ có một sự thay đổi tâm trạng khác nhau, tuy nhiên cũng có một số thay đổi phổ biến trong cảm xúc của thai phụ, như thay đổi cảm xúc, lo lắng, hứng thú… Vậy, vấn đề bạn cần quan tâm là những thay đổi nào trong tâm trạng của bạn nằm ngoài những biến đổi bình thường?
Một người phụ nữ có thể bị trầm cảm trước sinh nếu họ cảm thấy một số triệu chứng sau đây trong quá trình mang thai:
• Không có khả năng tập trung và khó nhớ.
• Khó đưa ra quyết định.
• Qúa lo lắng trong thai kỳ hoặc lo lắng về tương lai làm mẹ của mình.
• Cảm thấy tê liệt cảm xúc.
• Thường cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh.
• Gặp những vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến mang thai như thường mộng du, ác mộng…
• Cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
• Luôn luôn thèm ăn và ăn quá nhiều hoặc chán ăn không muốn ăn bất cứ thứ gì.
• Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến thai kỳ.
• Mất hứng thú tình dục.
• Một cảm giác rằng không có gì thú vị hoặc cảm thấy vui nữa, kể cả việc mang thai.
• Cảm thấy như thất bại, cảm giác tội lỗi.
• Nỗi buồn dai dẳng.
• Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Sự hay đổi hocmon trong thai kỳ có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến trầm cảm. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên nhiều yếu tố khác có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thai kỳ. Một số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, hoặc họ chưa sẵn sàng mang thai trong thời điểm hiện tại, hoặc việc mang thai mang lại cho họ quá nhiều phiền toái trong cuộc sống như những vấn đề về mối quan hệ, công việc, tài chính…
Cũng có những phụ nữ cảm thấy không chắc chắn về vai trò mới của mình, nỗi lo sợ về mang thai, cũng như làm thế nào để họ sẽ đối phó với việc sinh nở hoặc có một vài người cảm thấy không hài lòng về những đặc điểm của thai nhi mà họ đang mang như cân nặng, giới tính… điều đó góp phần làm tăng hiện tượng trầm cảm trong thai kỳ.
Bên cạnh đó một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm tiền sản bao gồm:
Bản thân hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm: Nếu trong gia đình người phụ nữ có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước thời gian mang thai chính người phụ nữ đó đã từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm.
Mối quan hệ khó khăn: Nếu trong mối quan hệ với chồng, với người thân trong gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn hoặc việc mang thai của người phụ nữ không được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng thì người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai.
Cuộc sống nhiều sự kiện gây căng thẳng: Trong thời gian mang thai nếu cuộc sống của thai phụ có nhiều sự kiện gây căng thẳng như chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc làm, ly hôn… có thể góp phần tạo nên trầm cảm.
Vấn đề xảy ra với thai nhi: Một thai kỳ khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như thai nghén xảy ra quá nhiều triệu chứng khó chịu, động thai, thai nhi phát triển chậm…
Vô sinh hoặc sẩy thai trước đó: Nếu người phụ nữ đã trải qua những khó khăn cố gắng để có thai, hoặc đã bị sẩy thai trong quá khứ, họ có thể luôn lo lắng về sự an toàn của thai kỳ này.
Những ký ức buồn: Mang thai gây ra những ký ức đau đớn cho thai phụ như ký ức trước đây đã bị lạm dụng tình cảm, lạm dụng tình dục, bị mẹ đẻ của mình bỏ rơi…
Thiếu sự hỗ trợ xã hội. Mọi người cần cảm thấy được hỗ trợ bởi những người xung quanh họ, và đặc biệt là khi một người phụ nữ đang đối mặt với những thay đổi do việc lập gia đình mang lại. Xã hội cô lập có thể đóng góp vào khả năng của bệnh trầm cảm.
Tài chính khó khăn: Vấn đề tài chính có thể tăng số lượng căng thẳng khi mang thai.
Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai
Chứng trầm cảm khi mang thai ngoài việc gây ra những hậu quả không tốt với thai phụ thì đối với thai nhi chứng trầm cảm ở mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không tốt, sau khi sinh có thể thai nhi gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.
Điều gì sẽ xảy ra đối với thai phụ bị trầm cảm sau sinh? Trầm cảm khi mang thai không có nghĩa là một người phụ nữ sẽ có trầm cảm sau khi sinh, tuy nhiên khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng trong khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh. Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh phát triển đáng kể. Việc đưa ra một mạng lưới hỗ trợ của gia đình, bạn bè, bác sĩ, và bác sĩ trị liệu và các nhóm hỗ trợ trước khi sinh sẽ làm cho thời kỳ sau sinh dễ dàng hơn nhiều.
Điều trị trầm cảm tiền sản
Đối với những thai phụ bị trầm cảm cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, việc chẩn đoán và điều trị bao gồm:
Cần cho thai phụ được giãi bày tâm sự với một người đáng tin cậy như người bạn thân, gia đình, kêu gọi mọi người xung quanh tích cực hỗ trợ thai phụ vượt qua những khó khăn này.
Người có vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị trầm cảm cho thai phụ chính là chồng của họ, khi phát hiện vợ có dấu hiệu trầm cảm trong thai kỳ thì người chồng cần quan tâm đến vợ nhiều hơn, chia sẻ với vợ, tìm cách giúp vợ vượt qua khó khăn.
Nếu bạn mắc chứng trầm cảm thì bạn không nên quá lo lắng vì không phải chỉ có mình bạn mắc chứng này, rất nhiều thai phụ trải qua trầm cảm và cũng rất nhiều người đã vượt qua để sinh con khỏe mạnh, xinh xắn. Việc trước mắt của bạn là cần nghỉ ngơi, thư giãn, tốt nhất bạn nên nghỉ làm trong thời gian này.
Nếu thai phụ mắc chứng trầm cảm mà không có người xung quanh để giúp đỡ hoặc sự giúp đỡ của người thân không đem lại hiệu quả thì tốt nhất thai phụ nên gặp bác sỹ tâm lý để được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Thay đổi hoạt động: Thai phụ có thể chăm sóc vườn, đọc sách, hoặc đi bộ, đi matxa, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp… những việc làm đó sẽ giúp thai phụ quên đi những lo lắng trầm cảm, lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Khi người phụ nữ cần phải tìm sự giúp đỡ nhanh chóng: Nếu thai phụ có ý định là tự tử hoặc cảm thấy mất phương hướng và không thể xử lý cuộc sống hàng ngày, hoặc nếu thai phụ có cơn hoảng loạn, nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe và bác sỹ tâm lý của cô ngay lập tức. Đó là một dấu hiệu cho thấy cô đang thực hiện các bước cần thiết để giữ cho mình và con mình an toàn và khỏe mạnh.
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình