Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?
Không ít thai phụ đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc hoặc do thiếu hiểu biết nên lo lắng thái quá và quyết định sinh mổ.
Các trường hợp đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Hiện tượng đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường được mô tả bằng các cụm từ như thai già ngày/tháng; thai quá dự kiến sinh, thai quá ngày sinh… đều là để thể hiện việc thai nhi đã trưởng thành, đến ngày sinh nở nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ để cuộc sinh bắt đầu. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa các trường hợp đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
+Thai già ngày/tháng, thai già tuổi: Thông thường thai kì thường kéo dài trong 40-42 tuần tuần thai. Nhưng đã quá 41 tuần thai mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, lúc này khả năng sống của thai nhi bị suy giảm, cần được can thiệp thông qua biện pháp mổ lấy thai.
+Thai quá ngày dự kiến sinh: Theo cách tính của các chuyên gia sản khoa thai quá 41 tuần hoặc 280 ngày (quá 9 tháng 10 ngày) vẫn chưa chào đời.
Làm gì khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Thai phụ đã quá ngày sinh nhưng chưa có biểu hiện chuyển dạ rất cần được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao. Nếu thuận lợi trong việc thăm khám, mẹ bầu nên đi khám thai 1-2 ngày/lần.
Bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, đánh giá lượng nước ối nhiều hay ít, bánh rau có bị xơ hóa hay không. Nếu có vấn đề bất thường thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Thai phụ mang thai quá ngày không được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời sẽ khiến bánh nhau bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên tử vong trong bụng mẹ. Một số trường hợp, thai nhi dù quá ngày nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển nhưng quá nặng cân khiến cuộc sinh của mẹ bầu trở nên khó khăn.
Không ít thai phụ đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc. (ảnh minh họa)
Ngoài ra nếu quá ngày sinh nhưng cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tuổi thai, đánh giá những nguy cơ và lợi ích, nguyện vọng của thai phụ để tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay kích thích khởi phát chuyển dạ tạo điều kiện để bà mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.
Thai quá ngày sinh thường là thai trên 42 tuần. Theo nhiều báo cáo sản khoa, người ta nhận thấy nhiều trường hợp quá ngày sinh, trên 41 tuần khi can thiệp thông qua việc khởi phát chuyển dạ đều cho kết quả thuận lợi mà không có các biến chứng sản khoa nào.
Hiện nay, đa số bà mẹ đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường muốn sinh con bằng hình thức mổ đẻ nhiều hơn là bà mẹ muốn áp dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ để đẻ thường.
Thực tế, thai quá ngày sinh không hẳn là thai già tháng, mẹ bầu cần có kiến thức nhất định về các vấn đề thai sản, đưa ra nhận định thay vì lo lắng thái quá rồi chấp nhận việc mổ lấy thai.
Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thông qua việc thăm khám lâm sàng và đánh giá các chỉ số siêu âm. Nếu kết quả cho thấy thai không bị suy thì mẹ bầu vẫn nên kiên nhẫn chờ chuyển dạ hoặc áp dụng phương pháp gây chuyển dạ. Nhiều ca sinh diễn ra an toàn, thuận lợi dù thai quá ngày và được bác sĩ tư vấn về việc chờ chuyển dạ.
Mẹ bầu chủ động phòng ngừa tình huống thai quá ngày
Để đề phòng hiện tượng đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, chị em cần xác định rõ ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của kì kinh cuối để tính được ngày dự sinh chính xác.
Mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai thường xuyên và những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe thai kì tốt nhất. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, thực hiện lịch sinh hoạt khoa học, điều độ để giữ mức ổn định về cân nặng cho cả bà mẹ và thai nhi trong suốt thai kì. Nếu quá ngày dự kiến sinh 5-7 ngày, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc cho mẹ và thai nhi.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình