Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu căng thẳng, uống thuốc 5 ngày chỉ giảm 30%, tôi nên làm gì?

Câu hỏi

Xin chào BS Quang, Tôi có các triệu chứng bệnh như: đau đầu, choáng, khó ngủ, ê buốt 2 hàm răng cấm, tay run ít. Ngày 7/7/2018 tôi có đến Bệnh viện 115 khám bệnh. Kết quả chẩn đoán: Đau đầu căng thẳng. BS kê đơn thuốc cho tôi uống trong 10 ngày tái khám. Tính đến nay là 5 ngày uống thuốc chỉ giảm được khoảng 30%. Vậy xin hỏi BS, triệu chứng bệnh nêu trên của tôi có phải là một trong số bệnh liên quan đến thần kinh không? Và nếu đến lần tái khám, tôi phải yêu cầu BS điều trị cho tôi làm xét nghiệm gì để biết rõ kết quả bệnh của tôi? Xin BS trả lời giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Trả lời
Đau đầu căng thẳng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau đầu căng thẳng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào chị Mai Phương,

Để việc điều trị đau đầu căng thẳng có hiệu quả tốt, chị cần phải có thời gian uống thuốc và chế độ sinh hoạt hợp lý. Đôi khi thời gian điều trị kéo dài vài tuần đến vài tháng. Chị được điều trị từ ngày 7/7 đến nay (12/7) là 5 ngày, các triệu chứng đã giảm được 30% cho thấy việc điều trị có kết quả khá tốt.

Khi đến ngày tái khám, BS khám và sẽ cho chị làm thêm cận lâm sàng nếu cần thiết, do đó chị không nên quá lo lắng phải yêu cầu BS điều trị cho chị làm thêm cận lâm sàng gì.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đau đầu vì căng thẳng là một trong những bệnh đau đầu phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng đau này có thể chỉ là do cơ thể mệt mỏi gây nên, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một hội chứng đau đầu mạn tính hoặc một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người lại đang rất chủ quan, lâu ngày dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Để ngăn triệu chứng đau đầu vì căng thẳng chúng ta cần biết cách kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh:

- Ghi chép và theo dõi các thói quen sinh hoạt hàng ngày để dễ dàng xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp thay đổi lối sống để giảm cơn đau đầu.

-
Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen. Các thuốc giảm đau gây nghiện như nhóm opioid, thuốc giãn cơ… thì cần có chỉ định của bác sỹ.

-
Lưu ý: Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng cách nếu không sẽ gây đau đầu trở lại, gây hại cho gan, hoặc kích ứng dạ dày. Nếu các loại thuốc này không có tác dụng, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc theo toa.

-
Một số phương pháp điều trị đau đầu vì căng thẳng khác như tập thư giãn, kiểm soát stress, căng thẳng, khi đau đầu có thể mát-xa nhẹ nhàng tầm 15 phút, tập phản hồi sinh học, liệu pháp nhận thức-hành vi hoặc châm cứu.

-
Kiểm soát các tình trạng đau đầu mạn tính liên quan dễ gây khởi phát tình trạng đau đầu căng thẳng như: đau nửa đầu, đau đầu do thiếu máu não…

Ngoài việc áp dụng các phương pháp kiểm soát stress như thiền, tập thư giãn, tập phản hồi sinh học, ta có thể ngăn ngừa bệnh đau đầu khi căng thẳng bằng cách:

-
Giữ ấm cho cơ thể nếu đau đầu đi kèm cảm lạnh, bởi lạnh cũng là nguyên nhân gây căng cơ vùng đầu.

-
Thay đổi tư thế ngủ và gối ngủ để tránh gây căng các cơ vùng đầu dẫn đến đau đầu

-
Tập tư thế đúng khi ngồi đọc sách, làm việc hoặc tham gia các hoạt động khiến đầu không thể di chuyển trong thời gian dài

-
Thư giãn vùng cổ và vai khi ngồi làm việc bàn giấy

-
Ngủ đủ giấc và luôn thư giãn đầu óc, để đầu luôn thoải mái.


TS.BS Đinh Vinh Quang
Trưởng khoa Nội thần kinh tổng quát, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X