Hotline 24/7
08983-08983

Cơ thể luôn ấm nóng mặc dù nhiệt độ bình thường, liệu em có vấn đề gì không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em không uống bất kì một loại thuốc hạ sốt nào. Cơ thể em giờ vẫn đang nóng ấm, nhiệt độ khoảng 36.5 đến 37 độ ạ. Và hơi có cảm giác nặng đầu, lắc đầu thì thấy hơi đau. Em đi khám và vẫn cho kết quả như thế. Tình trạng như thế này cứ tiếp tục liệu có sao không bác sĩ? Em khám ở Bệnh viện Bạch Mai và Nhiệt Đới.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng lúc nào cũng thấy ấm nóng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng lúc nào cũng thấy ấm nóng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nhiệt độ đo bên ngoài cơ thể (nhiệt độ cơ thể) trong khoảng 36,5 - 37 độ C là trong ngưỡng giới hạn bình thường, không phải sốt dù chỉ là sốt nhẹ.

Bên cạnh đó em đã khám tại 2 bệnh viện lớn tuyến đầu, bác sĩ tại 2 bệnh viện đều kết luận giống nhau là hiện "không có vấn đề gì" thì em nên theo dõi thêm tại nhà, thay đổi chế độ sinh hoạt với tăng cường uống nước, một ngày uống 2,5-3 lít nước, có thể uống các loại nước mát tự nấu (mía lau, bông cúc, rong biển...), tăng rau xanh hoa quả, hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, không cafe bia rượu, giữ không gian sinh hoạt thoáng mát. Sau 3 tháng tái khám lại tại Bệnh viện Nhiệt Đới nếu vẫn còn thấy nóng ấm.

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:


Nhiệt độ cơ thể là kết quả của hai quá trình đối lập: quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm của cơ thể duy trì xung quanh 37 độ C.

Điều hòa thân nhiệt là quá trình tự nhiên của cơ thể, do vùng dưới đồi trong não bộ chỉ huy. Nhiệt độ có thể thay đổi tạm thời do thực phẩm (uống rượu hay ăn đồ cay, nóng), do mặc nhiều quần áo, do tăng vận động (khi hoạt động thể thao hay lao động người thường có cảm giác nóng bừng lên), có thể do yếu tố thần kinh (xúc động, hồi hộp, lo sợ…).

Bình thường, nhiệt độ ở trẻ em cao hơn người lớn, nữ cao hơn nam một chút. Nhiệt độ ở lòng bàn tay cũng thường cao hơn nhiệt độ da vùng cánh tay. Nhiều người có thể thân nhiệt cao (nhưng vẫn là bình thường, không phải là bị sốt) hay bị nóng, có thể hay bị táo bón, nhiệt miệng, người gầy (các cụ hay gọi là người da gà).

Nhiệt độ tăng thực sự (bệnh lý) là phản ứng của cơ thể khi có yếu tố lạ (ví dụ khi cơ thể bị viêm nhiễm, trẻ em sau khi tiêm vắc xin), một số bệnh rối loạn chuyển hóa cũng gây tăng nhiệt độ. Nhiệt độ tăng (hay còn gọi là sốt) thường là triệu chứng của một bệnh nào đó.

Muốn biết nhiệt độ của cơ thể phải dùng nhiệt kế. Có thể đo ở miệng, nách, hậu môn, thông thường hay đo nhiệt độ ở nách.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X