Hotline 24/7
08983-08983

Có nên phẫu thuật sa trực tràng dù đã hết táo bón?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Em có tiền sử bị táo bón nhiều, đi ngoài cứ có cảm giác còn nhưng không đi được. Cách đây 2 năm em có đi khám đại tràng và cũng có hỏi bác sĩ thăm khám lúc ấy về tình trạng đi ngoài táo bón của em, chụp MRI thì ra kết quả là sa trực tràng, em nhìn trên phim thì thấy có một cái túi nhỏ ở trực tràng khoảng 1.6cm. Lúc đó em không biết đó cụ thể là bệnh gì, chỉ nghe bác sĩ nói là phải phẫu thuật, phải nằm viện 1 tuần. Thời gian đó em không có điều kiện để làm phẫu thuật nên về nhà em tích cực ăn nhiều rau xanh, uống nước nhiều hơn, mỗi sáng sớm uống chanh mật ong với nước ấm, uống hạt chia, từ lúc đó tới giờ không còn bị táo bón nữa. Mẹ của em được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn cuối đã di căn, ba của em cũng bị như vậy nhưng phát hiện sớm hơn mẹ. Sau khi mẹ mất em mới tìm hiểu thì biết là ung thư phổi và đại tràng có nguy cơ di truyền rất cao. Triệu chứng của em giống với chứng bệnh gọi là sa đại tràng kiểu túi, không biết có đúng hay không ạ? Hiện tại mấy tháng nay em thực hiện chế độ ăn không dầu mỡ, hạn chế đồ gia vị, hạn chế ăn đường muối, cơm trắng, bánh mì trắng, thịt heo, thịt bò, chỉ ăn rau xanh luộc, cá, canh và những thực phẩm giàu chất xơ, ăn sữa chua, trái cây, uống thêm viên tảo cung cấp đầy đủ chất xơ và các loại vitamin, uống hạt chia, uống nhiều nước. Hiện giờ em không còn bị táo bón nữa, đi dễ, mỗi ngày đều đi ngoài ít nhất một lần, em tập thói quen đi ngoài vào mỗi sáng sớm khi ngủ dậy. Nếu vậy thì em có cần phải phẫu thuật nữa hay không ạ? Em ở tỉnh xa nên đi thăm khám bệnh không dễ dàng. Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn rất nhiều ạ.

Trả lời
Sa trực tràng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sa trực tràng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn, đây là thuật ngữ chung đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ để gọi tất cả các loại sa với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào các kiểu đó cũng là những mức độ tiến triển của cùng một tình trạng bệng lý, mà thường có các nguyên nhân riêng biệt và đòi hỏi các biện pháp điều trị rất khác nhau. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng mãn, bí tiểu…

Sa niêm mạc ở người lớn: thường kèm theo trĩ hỗn hợp, các búi trĩ liên kết với nhau tạo thành vòng trĩ kéo theo niêm mạc trực tràng sa ra gọi là trĩ vòng.

Như vậy, chẩn đoán bệnh trong trường hợp của em chưa rõ ràng, nếu lo lắng nguy cơ ung thư liên quan đến gia đình, em nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để xem xét chỉ định nội soi đại trực tràng em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thuật ngữ sa trực tràng thường được sử dụng đồng nghĩa với bệnh sa trực tràng hoàn toàn (sa trực tràng ra bên ngoài), nơi mà các thành của trực tràng bị sa tới một mức độ mà chúng nhô ra khỏi hậu môn và có thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Sa trực tràng có thể xuất hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng tùy thuộc vào bản chất của sa mà có dịch nhầy (chất nhầy từ hậu môn), chảy máu trực tràng, mất kiểm soát phân các mức độ khác nhau và triệu chứng tắc nghẽn phân.

Trong giai đoạn đầu, sa trực tràng có thể được điều trị bằng thuốc làm mềm phân, thuốc đạn và các thuốc khác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sau cùng vẫn cần phải phẫu thuật để điều trị sa trực tràng triệt để.

Loại phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ sa trực tràng và các vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ có thể đề xuất một trong những phẫu thuật sau:

- Cắt bỏ hậu môn đáy chậu
- Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng
- Cố định trực tràng.

Để điều trị các nguyên nhân cơ bản gây ra hoặc kéo dài sa trực tràng, chúng ta cần đề cập đến một số yếu tố sau:

- Đau vùng trực tràng. Sau sa trực tràng, bạn có thể bị đau ở các cơ xung quanh trực tràng, cơ nâng hậu môn. Các cơ từ xương ngồi mà bạn cảm nhận được (“các xương ngồi” mà bạn có thể cảm nhận được ở phía dưới mông khi ngồi trên xe đạp hay một chỗ cứng), ở hai bên mông và băng ngang qua dưới xương cùng (xương dẹt, hơi tròn ở đáy xương sống) chính là các cơ nâng hậu môn. Hiện có một số kỹ thuật bạn có thể áp dụng để làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau ở khu vực này;
- Rặn khi đi tiêu hoặc tư thế đại tiện không phù hợp. Lối đi tiêu của phương Tây sẽ khiến cho trực tràng không thể dựng thẳng đứng và mở rộng, từ đó dễ dẫn đến táo bón, trĩ và nứt hậu môn. Táo bón là nguy cơ chính dẫn đến sa trực tràng và làm bệnh tiến triển nặng hơn;
- Các cơ vùng chậu bị suy yếu, kéo căng hay chấn thương. Nếu bạn ấn nhẹ các cơ xung quanh trực tràng nơi mà trực tràng bị sa ra ngoài lúc đi tiêu thì bạn có thể giữ cho trực tràng nằm bên trong và ngăn ngừa nó sa ra ngoài cùng với phân;
- Liệu pháp vận động cơ thể. Kênh hậu môn trực tràng được giữ bởi các cơ và các dây chằng, nơi các dây thần kinh chạy qua. Sau phẫu thuật, sinh nở, chấn thương hay rặn liên tục, các cơ, gân hoặc dây chằng có thể bị kéo giãn để đáp ứng với các mô và cơ quan. Các cơ, dây chằng bị kéo giãn và suy yếu có thể dẫn đến sa trực tràng. Để giải quyết nguyên nhân gây ra sa trực tràng, bạn có thể có áp dụng liệu pháp vận động cơ thể do bác sĩ có kinh nghiệm hướng dẫn.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X