Hotline 24/7
08983-08983

Có nên chuyển phôi trữ đông nhờ người thân mang thai hộ?

Câu hỏi

Xin chào BS Trần Anh Tuấn, Chồng tôi 63 tuổi, vợ chồng tôi làm thụ tinh ống nghiệm ở BV Từ Dũ, được 8 phôi. Chuyển phôi trữ 2 lần hết 6 phôi nhưng không có thai. Tiền sử: Tôi bị kinh nguyệt thưa, không đều, tháng có tháng không. Bị mất ngủ thường xuyên và hay bị trầm cảm (không uống thuốc). Trước đây tôi bị sẩy thai 1 lần (mang thai tự nhiên). Tôi bị tăng cân nhiều. Chồng tôi giờ đang bị bệnh rối loạn tâm thần nên không thể làm thụ tinh ống nghiệm tiếp được. Tôi còn 2 phôi trữ đông. Vậy xin hỏi là tôi nhờ người thân mang thai hộ có được không?

Trả lời
Mang thai hộ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mang thai hộ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào chị,

Trường hợp của chị cũng có thể cân nhắc nhờ người mang thai hộ. Tốt nhất hai vợ chồng chị nên tư vấn trực tiếp với BS chuyên khoa Hiếm muộn để được hướng dẫn thủ tục. Chỉ một số BV lớn mới được phép làm thủ thuật mang thai hộ: Từ Dũ, Hùng Vương, Mỹ Đức, BV Phụ sản TW…

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Chi phí thực hiện kỹ thuật mang thai hộ ở BV Từ Dũ?

Mang thai hộ chính danh tức là con sinh học của một cặp vợ chồng được mang trong tử cung của một người khác. Mang thai hộ được chỉ định trong trường hợp phụ nữ không có tử cung hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh không thể mang thai hay bị cắt tử cung. Phụ nữ mắc các bệnh mà việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Người sẩy thai nhiều lần, tử cung không thể giữ thai đến đủ tháng và thất bại nhiều lần với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Thỏa thuận mang thai hộ phải có thông tin đầy đủ, cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, lập thành văn bản có công chứng, có xác nhận của cơ sở y tế thực hiện và không được ủy quyền cho bên thứ ba.

Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ được đảm bảo an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.

Người mang thai hộ phải là thân thích, cùng hàng với vợ hoặc chồng, đã có con, được xác nhận đủ điều kiện của tổ chức y tế và chỉ được mang thai hộ một lần. Trường hợp người mang thai hộ đã có gia đình thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

Cặp vợ chồng mang thai hộ gửi hồ sơ đề nghị đến cơ sở khám, chữa bệnh được phép thực hiện với đầy đủ các cam kết, xác nhận, thỏa thuận theo quy định. Cơ sở khám chữa bệnh phải tổ chức tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Người mang thai hộ được tư vấn về các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai, khả năng phải mổ lấy thai, khả năng đa thai, khả năng em bé dị tật và phải bỏ thai...

Cặp vợ chồng mang thai hộ cần hiểu rõ về các khó khăn khi thực hiện, chi phí cao, khả năng em bé dị tật, ảnh hưởng tâm lý... Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X