Hotline 24/7
08983-08983

Chúng ta có tự nhận ra mình trầm cảm?

Câu hỏi

Trước khi đi thăm khám, có cách nào giúp bệnh nhân tự nhận biết bản thân đang bị rối loạn lo âu hay trầm cảm?

Trả lời

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Trưởng khoa Tâm thế - Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 - Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Người bệnh rất dễ nhầm lẫn và không biết bản thân đang ở trong trạng thái nào. Ví dụ: người ta đang bị stress mà không biết. Vì vậy việc báo đài, cơ quan y tế phải truyền thông cho người dân hiểu được một số triệu chứng cơ bản để biết được mình đang ở trạng thái nào và khi nào cần gặp bác sĩ. Ví dụ: khi vào cơ quan nghe tiếng điện thoại cũng đã khó chịu. Thậm chí những câu nói đùa giỡn của đồng nghiệp cũng khiến bạn không hài lòng, dễ cáu gắt và giận dỗi… lúc này bạn đã có biểu hiện stress, căng thẳng.

Vì vậy, sau khi làm việc, hoặc thứ 7, Chủ nhật chúng ta nên xả stress, căng thẳng để thứ 2 lại bắt đầu làm việc. Như vậy, mình phải giải tỏa công việc một cách khoa học, hợp lý.

Trong hội chứng rối loạn lo âu có rất nhiều triệu chứng, như tác động lên tim (tim đập nhanh, hồi hộp, người bệnh bồn chồn, lo lắng, khó thở); căng thẳng; đau đầu; đau cổ gáy; tác động lên dây thần kinh số 10 gây tăng tiết acid, làm bệnh nhân cồn cào ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy; run tay chân; mất năng lượng, thay đổi cảm xúc. Rối loạn lo âu đến lúc nặng hơn thường kềm với rối loạn cảm xúc, gọi là trầm cảm. Trầm cảm lại có nhiều mức độ: nhẹ, trung bình, nặng không có loạn thần, trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần… Vì có hàng loạt triệu chứng như vậy làm cho người bệnh dễ nhầm lẫn không biết bị bệnh gì.

Ví dụ: khi tim đập nhanh, hồi hộp thì cứ mặc định mình mắc bệnh lý Tim mạch, đăng ký khám Tim mạch, cũng đo điện tim, bác sĩ nghe tim. Hoặc bị khó thở lại đi khám Hô hấp, nhưng lại không khai các triệu chứng khác. Hoặc cũng có thể là do bệnh nhân đông, không để ý các chuyên khoa khác, không khám tổng quát… Vì thế, căn bệnh này dễ làm cho bệnh nhân và bác sĩ nhầm lẫn với các chuyên khoa khác. Thậm chí có người bệnh khám rất nhiều chuyên khoa và bác sĩ nhưng không biết mắc bệnh gì, lâu ngày khiến bản thân nghĩ mắc bệnh nan y, và chuyển sang giai đoạn trầm cảm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Bệnh trầm cảm có phải uống thuốc suốt đời?

>>Điều trị trầm cảm có cần kết hợp tâm lý trị liệu?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X