Chóng mặt, hoa mắt, tay chân tê... lúc sáng sớm, biểu hiện bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ,
Em 27 tuổi. Cách đây mấy tháng vào lúc sáng sớm em có bị tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, tay chân tê, run run, đầu cảm giác tê, căng da đầu, buồn nôn. Khi đó em nằm xuống khoảng tầm hơn 1 tiếng thì hết.
Từ bữa đó đến hôm tuần vừa rồi em lại bị triệu chứng như vậy. Mong bác sĩ cho em biết em bị bệnh gì không ạ?
Trả lời
Triệu chứng chóng mặt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Chóng mặt, hoa mắt là một triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân như: chóng mặt kịch phát tư thế lành tính, chóng mặt cấp (hội chứng tiền đình cấp), ngoài ra triệu chứng này có thể gặp trong cơn rối loạn nhịp.
Do vậy, bạn nên làm holter điện tâm đồ 24h để phát hiện cơn rối loạn nhịp, đồng thời khám chuyên khoa Nội thần kinh.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Chóng mặt
không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Chóng
mặt thường được mô tả là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh quay
vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo cảm
giác mất cân bằng.
Chóng mặt
có thể được điều trị hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng vấn đề
là triệu chứng này có thể tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, chóng
mặt không mang tính nghiêm trọng và thường sẽ hết nếu căn nguyên được
chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu chóng mặt ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
của bạn, bạn có thể uống một số loại thuốc để làm giảm chóng mặt.
Các
cơn chóng mặt thường có thể tự hết mà không cần điều trị. Nếu cần
thiết, điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra chóng mặt và các triệu
chứng. Điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc men
- Bài tập cân bằng: Đây là các bài tập giúp não bộ của bạn thích nghi với những chuyển động.
- Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:
+ Tiêm gentamicin (kháng sinh) vào bộ phận tai trong để vô hiệu hóa chức năng thăng băng, nhằm giảm bớt chóng mặt; + Loại bỏ vùng nhận cảm ở tai trong (vùng chịu trách nhiệm cảm nhận thăng bằng).
Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Bạn có thể sẽ bị mất khả năng thăng bằng, vì vậy hãy cẩn thận khi đi lại; - Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột, nếu triệu chứng quá nặng bạn có thể chống gậy để hỗ trợ; - Tránh đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà; - Khi cảm thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay lập tức; - Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt; - Tránh uống cà phê, rượu, tránh ăn nhiều muối và tránh hút thuốc lá; - Uống đủ nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh để bị stress; - Tìm hiểu về các tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang uống; - Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống đủ nước, nếu có thể bạn nên uống loại nước cung cấp chất điện giải.
|
BS.CK2 Trần Diệp Khoa
Phụ trách trưởng khoa Nhịp tim học, BV Nhân dân 115