Hotline 24/7
08983-08983

Cao răng huyết thanh là gì, có nguy hiểm không?

Cao răng huyết thanh được hình thành khi cao răng thường không được điều trị lâu dần dẫn đến hiện tượng chảy máu và gây viêm ở nướu. Cao răng huyết thanh còn là nguyên nhân khiến cho miệng có mùi hôi, tanh do máu đọng lại.


1. Cao răng huyết thanh là gì?

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,...) lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

Cao răng thường có 2 loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường có màu vàng nhạt. Còn cao răng huyết thanh có màu nâu đỏ hoặc nâu đen.

Cao răng huyết thanh thường nằm ở dưới nướu và đó là nơi có chứa nhiều loại vi khuẩn so với hơn cao răng thường. Nó khiến cho tốc độ phát triển và gây viêm của vi khuẩn diễn ra khá nhanh.

2. Cao răng huyết thanh có nguy hiểm không?

Áp xe chân răng, viêm chân răng và mất răng là một trong những tình trạng thường gặp khi cao răng tồn tại quá lâu

Có thể nói một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở lợi và quanh răng lại chính là cao răng huyết thanh hay cao răng thường.

Khi bị cao răng huyết thanh, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng chảy máu xảy ra ở chân răng. Bên cạnh đó, một khi nó đã ăn sâu vào bên trong nướu, người bệnh có thể bị viêm nước nặng, nặng hơn nữa nướu có thể tách dần khỏi chân răng, khiến cho chân răng dễ bị lung lay cũng như bị các vi khuẩn tấn công.

Áp xe chân răng, viêm chân răng và mất răng là một trong những tình trạng thường gặp khi cao răng tồn tại quá lâu ở trong miệng. Không chỉ gây ra những cơn đau âm ỉ mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, làm hàm răng nhai trở nên yếu hơn.

Ngoài ra, cao răng huyết thanh còn là nguyên nhân khiến cho miệng có mùi hôi, tanh do máu đọng lại. Việc đánh răng hay nhai kẹo cũng chỉ là những biện pháp khắc phục tạm thời. Trong một số trường hợp, cao răng còn có thể gây ra viêm tủy ngược dòng.

3. Lấy cao răng huyết thanh bằng cách nào?

Một khi cao răng huyết thanh đã nằm ở sát chân răng và dưới nướu thì chỉ có những dụng cụ chuyên dụng mới có thể lấy chúng ra, những dụng cụ đó thường có đầu mũi nhỏ và được sử dụng bởi các bác sĩ.

Hiện nay xuất hiện khá nhiều phương pháp để lấy cao răng, trong đó phương pháp lấy cao răng bằng sóng siêu âm được đánh giá khá cao cũng như sự hiệu quả ngay cả cao răng ở dưới nướu cũng được làm sạch một cách nhanh chóng. Đối với phương pháp này, người ta sử dụng sóng siêu âm để khiến các mảng cao răng bị tách ra mà không cần dùng lực mạnh để cạo hay bẩy. Giúp cho men răng không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó máy lấy cao răng có thể tùy chỉnh được tần sóng siêu âm tùy theo từng mức độ cao răng.

Khi lấy cao răng huyết thanh, vì nướu bị cao răng gây viêm, những vi khuẩn, phần máu đọng ở chỗ viêm bị tách ra nên bệnh nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu một ít ở dưới nướu. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần súc miệng lại bằng nước để làm sạch miệng là được.

4. Quy tắc phòng ngừa cao răng

Biện pháp đầu tiên mà chúng ta vẫn làm hàng ngày đó là đánh răng

Biện pháp đầu tiên mà chúng ta vẫn làm hàng ngày đó là đánh răng. Đây là bước quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết đánh răng đúng cách. Đánh răng đúng cách là tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi phải được làm sạch. Ngoài ra để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì bạn nên để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 45o so với trục của răng.

Tuy nhiên việc chải răng theo hướng ngang lại không thể làm sạch được mặt kẽ giữa 2 răng. Vì vậy, bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ bàn chải từ phía lơi lên phía mặt răng để làm sạch những mảng bám ở vùng kẽ răng.

Nên chải răng 2 lần một ngày: sáng và tối trước khi đi ngủ. Để quá trình vệ sinh răng miệng được đảm bảo bạn nên sử dụng các loại kem đánh đánh răng có Florua hoặc là các loại nước súc miệng. Mỗi lần ăn xong bạn có thể dùng chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của kẽ răng khi mà bàn chải không thể làm được.

Đối với những người bị lộ chân răng hoặc đeo răng giả, thì việc sử dụng những chiếc que hay bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng cũng như kích thích lợi là điều cần thiết.

Đặc biệt đối với những người hay hút thuốc lá thì khả năng bị cao răng là rất lớn. Vì vậy để giữ gìn sức khỏe của răng miệng thì bạn nên từ bỏ hút thuốc.

Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng.

Nguồn: Vinmec.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X