BS.CK1 Phương Hồng Thọ: Bệnh động kinh không chỉ là cơn co giật
Mời bạn đọc đón xem chương trình giao lưu trực tuyến với BS.CK1 Phương Hồng Thọ - trưởng Khoa Thần kinh - Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vào lúc 10g ngày 25/4 trên AloBacsi với chủ đề “Bệnh động kinh không chỉ là cơn co giật”.
Nói đến bệnh động kinh, mọi người thường nghĩ đến một bệnh nhân co giật, sùi bọt mép, tuy nhiên còn có dạng hiếm gặp khác kèm các triệu chứng như cảm giác đau đớn, cảm giác chóng mặt... Bệnh động kinh vốn đã khó chẩn đoán chính xác, dạng hiếm gặp của bệnh động kinh lại càng khó nhận ra hơn, khiến cho việc điều trị của bệnh nhân kéo dài, tốn kém, ít hiệu quả.
Để giải đáp cụ thể hơn về bệnh động kinh, BS.CK1 Phương Hồng Thọ đã nhận lời tham gia chương trình tư vấn trực tuyến với Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi với chủ đề: Bệnh động kinh không chỉ là cơn co giật.
Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu vào lúc 10g ngày 25/4. Kính mời bạn đọc đón xem và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời trong thời gian diễn ra chương trình để được BS Thọ tư vấn.
NỘI DUNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Thưa BS,
Xin BS cho biết, bệnh động kinh do nguyên nhân gì, thuộc chuyên khoa nào ạ?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Xin BS cho biết, bệnh động kinh do nguyên nhân gì, thuộc chuyên khoa nào ạ?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Kính thưa các bạn, kính thưa quí bà con,
Động kinh là một bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của tế bào thần kinh não bộ, gây ra các cơn co giật. Trong thực hành lâm sàng, động kinh được phân làm 2 loại lớn:
- Động kinh là triệu chứng của một bệnh có tổn thương ở não như: U não, chấn thương sọ não, đột quỵ (tai biến mạch máu não), viêm não - màng não…
- Bệnh động kinh: Động kinh chưa tìm được nguyên nhân. Còn phân loại chi tiết hơn sẽ chia làm 3 nhóm: động kinh cục bộ, động kinh toàn thể, động kinh chưa phân loại.
Tất cả các bệnh động kinh nên đến khám và điều trị chuyên khoa thần kinh là phù hợp nhất.
Để chẩn đoán bệnh động kinh, bệnh nhân trải qua các bước thăm khám, xét nghiệm gì ạ? Vì sao bệnh động kinh khó chẩn đoán?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Động kinh là một bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của tế bào thần kinh não bộ, gây ra các cơn co giật. Trong thực hành lâm sàng, động kinh được phân làm 2 loại lớn:
- Động kinh là triệu chứng của một bệnh có tổn thương ở não như: U não, chấn thương sọ não, đột quỵ (tai biến mạch máu não), viêm não - màng não…
- Bệnh động kinh: Động kinh chưa tìm được nguyên nhân. Còn phân loại chi tiết hơn sẽ chia làm 3 nhóm: động kinh cục bộ, động kinh toàn thể, động kinh chưa phân loại.
Tất cả các bệnh động kinh nên đến khám và điều trị chuyên khoa thần kinh là phù hợp nhất.
Để chẩn đoán bệnh động kinh, bệnh nhân trải qua các bước thăm khám, xét nghiệm gì ạ? Vì sao bệnh động kinh khó chẩn đoán?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Để chẩn đoán bệnh động kinh thì bác sĩ cần phải hỏi kỹ lưỡng bệnh sử để biết quá trình và diễn tiến cơn động kinh như thế nào, thăm khám cẩn thận, chi tiết các dấu hiệu thần kinh để định khu tổn thương thần kinh, đồng thời cần làm một số xét nghiệm máu, chụp CT hoặc MRI sọ não, đo điện não đồ để có được chẩn đoán chính xác.
Bệnh động kinh đôi khi rất khó chẩn đoán vì thời điểm bệnh nhân đến khám là ngoài cơn nên các triệu chứng và các cận lâm sàng đều bình thường. Mặt khác, cơn động kinh có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh khác không phải động kinh như: tức giận quá gây ngất xỉu, hạ đường huyết, cơn chóng mặt rối loạn tiền đình…
Bệnh động kinh đôi khi rất khó chẩn đoán vì thời điểm bệnh nhân đến khám là ngoài cơn nên các triệu chứng và các cận lâm sàng đều bình thường. Mặt khác, cơn động kinh có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh khác không phải động kinh như: tức giận quá gây ngất xỉu, hạ đường huyết, cơn chóng mặt rối loạn tiền đình…
Trước khi đo điện não đồ, người bệnh có cần chuẩn bị gì không, thưa BS?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Để đo điện não đồ thì trước đó bệnh nhân không cần phải nhịn ăn hay chuẩn bị gì khác, trong một số trường hợp để có thể dễ xuất hiện cơn động kinh thì phải buộc bệnh nhân thức nhiều giờ trong đêm, sáng vào đo điện não đồ thì có thể bắt được cơn động kinh.
Hiện tại có điện não đồ không dây, cho phép bệnh nhân sinh hoạt trong một khu vực nhất định và ghi điện não đồ liên tục, nhưng thực tế hiện nay ít được sử dụng.
Hiện tại có điện não đồ không dây, cho phép bệnh nhân sinh hoạt trong một khu vực nhất định và ghi điện não đồ liên tục, nhưng thực tế hiện nay ít được sử dụng.
Phân loại bệnh động kinh và các biểu hiện tương ứng của từng loại như thế nào, thưa BS?
Phân loại động kinh hiện nay
- Khởi phát cục bộ (còn ý thức hoặc suy giảm ý thức): Vận động hay không phải vận động (cảm giác, hành vi…), là cơn chỉ biểu hiện có thể chỉ là vận động (co giật một phần của cơ thể, tùy theo vị trí tổn thương não bộ ở đâu), có thể chỉ là cảm giác (chóng mặt, đau, mất thăng bằng…).
- Khởi phát toàn thể: Vận động (co giật toàn thân) hay không phải vận động (cơn vắng ý thức: bệnh nhân đột nhiên không biết gì trong một khoảng thời gian nhất định, có thể đứng không vững).
- Không rõ khởi phát: không rõ phân loại vào vận động hay cảm giác, có thể phối hợp cả 2 loại trên.
Phân loại động kinh hiện nay
- Khởi phát cục bộ (còn ý thức hoặc suy giảm ý thức): Vận động hay không phải vận động (cảm giác, hành vi…), là cơn chỉ biểu hiện có thể chỉ là vận động (co giật một phần của cơ thể, tùy theo vị trí tổn thương não bộ ở đâu), có thể chỉ là cảm giác (chóng mặt, đau, mất thăng bằng…).
- Khởi phát toàn thể: Vận động (co giật toàn thân) hay không phải vận động (cơn vắng ý thức: bệnh nhân đột nhiên không biết gì trong một khoảng thời gian nhất định, có thể đứng không vững).
- Không rõ khởi phát: không rõ phân loại vào vận động hay cảm giác, có thể phối hợp cả 2 loại trên.
Khi bắt đầu lên cơn động kinh, có dấu hiệu báo trước hay không ạ? Diễn tiến của một cơn động kinh gồm những giai đoạn/bước nào?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Cơn động kinh thường không có dấu hiệu báo trước.
- Tính chất của cơn động kinh:
+ Là cơn ngắn: cơn động kinh có thể kéo dài từ 1 phút đến 30 phút, thường gặp là 1-2 phút, một số ít trường hợp kéo dài vài chục phút.
+ Khởi phát đột ngột: không có dấu hiệu báo trước
+ Có tính chất định hình: các cơn này thường giống nhau
+ Có tính chất chu kỳ: một chu kỳ có thể tính theo ngày, tháng, năm. Tuy nhiên có những trường hợp xảy ra không đúng theo chu kỳ.
+ Tái phát: lặp lại nhiều lần.
+ Là cơn ngắn: cơn động kinh có thể kéo dài từ 1 phút đến 30 phút, thường gặp là 1-2 phút, một số ít trường hợp kéo dài vài chục phút.
+ Khởi phát đột ngột: không có dấu hiệu báo trước
+ Có tính chất định hình: các cơn này thường giống nhau
+ Có tính chất chu kỳ: một chu kỳ có thể tính theo ngày, tháng, năm. Tuy nhiên có những trường hợp xảy ra không đúng theo chu kỳ.
+ Tái phát: lặp lại nhiều lần.
Nhờ BS hướng dẫn cách phân biệt cơn động kinh với các tình trạng: hạ đường huyết, sốt cao co giật ở trẻ em, ngộ độc…
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Hạ đường huyết: bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, các bữa ăn không đầy đủ, cách chính xác nhất là thử đường huyết tại thời điểm xuất hiện cơn ngất.
Sốt cao co giật: thông thường cơn co giật có kèm sốt, kẹp nhiệt độ có thể đánh giá chính xác.
Ngộ độc: xảy ra với nhiều người ăn cùng lúc, cùng loại thức ăn. Bệnh nhân ngộ độc còn có nôn ói, tiêu chảy, sốt…
Sốt cao co giật: thông thường cơn co giật có kèm sốt, kẹp nhiệt độ có thể đánh giá chính xác.
Ngộ độc: xảy ra với nhiều người ăn cùng lúc, cùng loại thức ăn. Bệnh nhân ngộ độc còn có nôn ói, tiêu chảy, sốt…
BS Hồng Thọ cho biết, cơn động kinh có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: tức giận quá gây ngất xỉu, hạ đường huyết, cơn chóng mặt rối loạn tiền đình…
Khi có người bị động kinh, những người xung quanh nên làm gì?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Khi có người bị động kinh, nếu bệnh nhân có co giật hoặc ngất thì để người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, không gian rộng.
Người xung quanh không nên cho uống nước, nặn chanh, hoặc bất cứ món gì vào miệng để tránh hít sặc. Cho bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít sặc.
Có thể dùng khăn (hoặc đồ vật mềm, nhỏ) chèn vào miệng, giữa 2 hàm răng để tránh cho bệnh nhân cắn vào lưỡi. Tháo răng giả cho bệnh nhân nếu có.
Tháo giày, nới lỏng thắt lưng, cổ áo…
Nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để BS theo dõi.
Người xung quanh không nên cho uống nước, nặn chanh, hoặc bất cứ món gì vào miệng để tránh hít sặc. Cho bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít sặc.
Có thể dùng khăn (hoặc đồ vật mềm, nhỏ) chèn vào miệng, giữa 2 hàm răng để tránh cho bệnh nhân cắn vào lưỡi. Tháo răng giả cho bệnh nhân nếu có.
Tháo giày, nới lỏng thắt lưng, cổ áo…
Nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để BS theo dõi.
Bệnh động kinh được điều trị như thế nào, thuốc điều trị bệnh này có tác dụng phụ gì hay không ạ? Nếu bệnh nhân lo ngại tác dụng phụ mà tự ngưng thuốc khi thấy hết triệu chứng thì sẽ có hậu quả gì?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Tùy theo loại động kinh mà bác sĩ có những thuốc điều trị khác nhau. Hiện nay có những loại thuốc rất tốt, ít xảy ra tác dụng phụ, không gây buồn ngủ, bệnh nhân vẫn làm việc, sinh hoạt, học tập bình thường.
Người bệnh không nên tự ngưng thuốc vì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, có thể xảy ra trạng thái động kinh (cơn động kinh xảy ra nối tiếp nhau, cơn này nối tiếp cơn kia, bệnh nhân luôn trong tình trạng động kinh). Khi đó, rất khó điều trị.
Người bệnh không nên tự ngưng thuốc vì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, có thể xảy ra trạng thái động kinh (cơn động kinh xảy ra nối tiếp nhau, cơn này nối tiếp cơn kia, bệnh nhân luôn trong tình trạng động kinh). Khi đó, rất khó điều trị.
Bệnh động kinh có chữa khỏi được không? Có di truyền không, thưa BS?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Bệnh động kinh có thể chữa được nhưng có thể phải uống thuốc kéo dài. Hiện tại, chưa ghi nhận động kinh có di truyền, khoa học còn đang nghiên cứu thêm.
Theo BS, những điều người bệnh động kinh nên và không nên làm là gì?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Theo BS, những điều người bệnh động kinh nên và không nên làm là gì?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ
Người bệnh động kinh không nên làm những việc sau:
- Tài xế lái xe
- Bơi lội, đi tàu, đánh bắt cá…
- Làm việc trên cao: xây dựng, sửa chữa điện, trèo cây, sơn tường…
- Vận hành máy móc: máy cắt cỏ, máy cưa…
- Không đi vào khu vực có máy móc đang hoạt động
- Làm bếp…
Người bệnh động kinh có thể làm những việc sau:
- Văn phòng
- Những nơi ít có vật sắc nhọn
- Lau dọn…
Bản chất cơn động kinh không nguy hiểm nhưng hậu quả của nó nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân chấn thương do té ngã, do đó cần làm việc ở môi trường an toàn.
AloBacsi chân thành cảm ơn BS.CK1 Phương Hồng Thọ và khoa Thần kinh - Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã nhiệt tình tham gia tư vấn, chia sẻ những thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh động kinh.
- Tài xế lái xe
- Bơi lội, đi tàu, đánh bắt cá…
- Làm việc trên cao: xây dựng, sửa chữa điện, trèo cây, sơn tường…
- Vận hành máy móc: máy cắt cỏ, máy cưa…
- Không đi vào khu vực có máy móc đang hoạt động
- Làm bếp…
Người bệnh động kinh có thể làm những việc sau:
- Văn phòng
- Những nơi ít có vật sắc nhọn
- Lau dọn…
Bản chất cơn động kinh không nguy hiểm nhưng hậu quả của nó nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân chấn thương do té ngã, do đó cần làm việc ở môi trường an toàn.
AloBacsi chân thành cảm ơn BS.CK1 Phương Hồng Thọ và khoa Thần kinh - Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã nhiệt tình tham gia tư vấn, chia sẻ những thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh động kinh.
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình