Nguyên Trưởng Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân - Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân ung thư sống thêm được bao nhiêu năm nếu điều trị đúng?
Câu hỏi
Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư ở các giai đoạn là bao nhiêu năm nếu được điều trị đúng, thưa bác sĩ?
Trả lời
Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân khỏi hẳn được bệnh ung thư sau khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh. Vì vậy, khi phân tích về vấn đề tỉ lệ sống của bệnh nhân khi áp dụng các phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh khi phát hiện.
Đối với bệnh ở giai đoạn 1 thì có khả năng khỏi hẳn, giai đoạn 2 thì cơ hội sống trên 5 năm là trên 70% nếu bệnh nhân điều trị đúng cách, giai đoạn 3 thì tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ còn 30 – 40% , và tương tự đến giai đoạn 4 thì tỉ lệ bệnh nhân sống qua 5 năm không quá 10%.
Chúng ta thấy được rằng thời gian bệnh nhân sống bao nhiêu năm phụ thuộc vào việc chúng ta phát hiện sớm hay không sớm và phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân là vấn đề quan trọng.
Chúng tôi khuyên bà con cô bác nếu thấy bản thân có các triệu chứng hay các dấu hiệu nghi ngờ... có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể được tư vấn rõ ràng để điều trị đúng cách.
Thân.
Ung thư gieo nỗi sợ hãi cho rất nhiều người vì họ nghĩ rằng được chẩn đoán ung thư giống như là cầm chắc chiếc vé đến tử thần. Thật ra bệnh ung thư đúng là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực thì cơ may chữa khỏi là rất cao. Ung thư là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát các tế bào bất thường (tế bào ung thư), dẫn đến xâm lấn và phá hủy cấu trúc mô bình thường của cơ thể. Theo các nghiên cứu, có hơn 200 loại ung thư khác nhau được báo cáo: ung thư vú, ung thư thận, ung thư âm hộ, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư da… Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư như: Những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, phơi nắng nhiều, béo phì, quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tiền sử gia đình. Mặc dù chỉ một số ít ung thư di truyền nhưng nếu nghi ngờ bạn nên làm kiểm tra gen để ngăn ngừa cho tương lai. Nhưng hãy nhớ rằng mang gen đột biến chưa chắc sẽ bị ung thư. Tình trạng sức khỏe. Một vài bệnh mạn tính như loét dạ dày tá tràng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Môi trường sống. Những hóa chất độc hại như abestos và benzene trong nhà hoặc công xưởng có thể làm tăng yếu tố nguy cơ của ung thư. Thậm chí hút thuốc lá thụ động (ngửi khói thuốc lá) hoặc sống chung với người hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình