Hotline 24/7
08983-08983

Bé bị viêm thực quản, nên điều trị ở đâu?

Câu hỏi

Chào BS, Con tôi bị viêm thực quản nên cứ ăn vào là ói ra, chính vì vậy cháu không hấp thụ được nên rất còi. Tôi đưa cháu lên Nhi Đồng khám thì BS chẩn đoán nội soi là viêm thực quản và cho thuốc điều trị nhưng cháu uống gần 1 năm nay mà chưa thấy đỡ. Xin hỏi BS cháu bi bệnh gì? Tôi phải đưa cháu đi đâu để điều trị triệt để căn bệnh này? Nhờ BS tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Bé bị viêm thực quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé bị viêm thực quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tôi không trực tiếp khám và theo dõi diễn tiến bệnh,… của bé nên không thể đưa ra chẩn đoán xác định.

Nhưng nếu bé ói kéo dài 1 năm cần loại trừ bệnh lý ói chu kỳ, bất thường cấu trúc đường tiêu hóa như hội chứng dạ dày xoay, viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa,… còn vấn đề viêm thực quản có thể là do bé ói nhiều nên bị ảnh hưởng.

Do đó, cần điều trị tốt bệnh lý nền ói trên thì viêm thực quản mới ổn được. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến BV Nhi Đồng hoặc BV Tâm Thần khoa tâm lý - tâm thần trẻ em khám và điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, đau ngực. Trong vài trường hợp, viêm thực quản có thể diễn tiến thành thực quản Barrett, yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thực quản.

Viêm thực quản thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em. Loại viêm thực quản thường gặp nhất có liên quan đến bệnh trào ngược thực quản. Các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản xuất hiện hàng tháng trong 33-44% dân số, 7-10% trong số đó có triệu chứng hàng ngày.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tránh thức ăn cay như tiêu, ớt, cà ri;
- Tránh thức ăn cứng như là đậu, bánh quy hay rau chưa được chế biến;
- Tránh ăn uống thức ăn chua như cà chua, cam, nho và các nước ép khác. Thay vào đó, bạn hãy uống thức uống đóng chai kèm với vitamin C;
- Ăn thức ăn mềm như sốt táo, ngũ cốc đã nấu chính, khoai tây nghiền, bánh trứng, bánh pudding và sữa có đạm cao;
- Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ;
- Uống nước bằng ống hút để nuốt dễ hơn;
- Tránh bia rượu và thuốc lá.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm thực quản và mỗi nguyên nhân đều có cách điều trị khác nhau. Khi bạn hoặc người nhà gặp các vấn đề về nuốt khó, nuốt nghẹn, cảm giác bỏng rát sau xương ức và cổ họng khi ăn no… thì nên đi kiểm tra tình trạng viêm thực quản tại bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bằng việc khám bệnh và các xét nghiệm hỗ trợ như nội soi, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây viêm thực quản đồng thời sẽ tư vấn hướng điều trị thích hợp.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X