Bao lâu có thể tập đi bằng nạng do gãy mâm chày?
Câu hỏi
Em bị tai nạn gãy mâm chày trái, được bác sĩ bó bột từ đùi xuống bàn chân. Vậy cho em hỏi bó bột sau bao lâu em có thể tạp đi bằng nạng ạ? Hay phải nằm 1 chỗ cho đến khi tháo bột ạ? Em cảm ơn.
Trả lời
Mâm chày có hai chức năng quan trọng là chịu tải trọng cơ thể khi đi và tạo thành khớp gối giúp cử động khớp gối được nhẹ nhàng trong các sinh hoạt bình thường hằng ngày như gập gối khi ngồi, duỗi gối khi đi.
Khi bị gãy mâm chày nếu không được xử lý tốt sẽ để lại biến chứng gây tàn tật suốt cuộc đời. Vậy nên cần được phát hiện sớm để xử lý kip thời tránh những biến chứng ngoài ý muốn.
Bệnh nhân điều trị bảo tồn bằng bó bột cố định thì tập ngay sau khi tháo bột. Khi còn bột có thể tập gồng cơ và cử động một số khớp nhỏ để hạn chế cứng khớp bạn nhé!
Thân mến.
Xương mâm chày là một trong những phần
xương quan trọng của xương đầu gối có chức năng quan trọng hỗ trợ sự đi
lại sự gập đầu gối và giúp hai chi giảm bớt trọng lượng, áp lực khi nâng
đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Xương mâm chày có liên quan trực
tiếp đến khớp giữa xương đùi, xương chày, cầu khớp lồi cầu - ổ chảo,
khớp giữa xương đùi, xương bánh chè (xương phẳng). Do vậy khi mâm chày
bị tổn thương, bị gãy hoặc một trong các bộ phận trên bị gãy thì ảnh
hưởng toàn bộ ít hoặc nghiêm trọng đến các khớp xương khác liên quan còn
lại. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình