Hotline 24/7
08983-08983

20 tuổi có thể phẫu thuật lõm lồng ngực?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em 20 tuổi. Cách đây 3 năm em đã phát hiện ra phía bên trái lồng ngực của mình bị lõm sâu vào khoảng 2,5cm. Còn phía bên phải lồng ngực em thì lại bị nhô ra. Em nghĩ mình đã bị chứng lõm ngực (không đối xứng). Em rất buồn và tự ti về lồng ngực của mình. Khi trời nóng em chưa bao giờ dám cởi áo. Đã vậy, thân hình em còn gầy nhom không phát triển được. Em đã lên mạng và tìm hiểu phẫu thuật NUSS đã được áp dụng rộng rãi cho những bệnh nhân bị lõm ngực. Vậy xin bác sĩ tư vấn cho em là bây giờ em có nên đi phẫu thuật không? Và chi phí của phẫu thuật NUSS khi đặt 2 thanh kim loại là bao nhiêu? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Bệnh lõm ngực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh lõm ngực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Vinh thân mến,

Lõm ngực hay còn gọi lõm xương ức là một trong những dị tật bẩm sinh. Trường hợp lõm ngực không phải là bẩm sinh rất hiếm, thường gặp phải sau mổ tim hở.

Thể lõm ngực:

- Thể lõm đơn thuần, tức là lõm xương ức cân đối, chỉ lõm phần dưới cùng của xương ức.

- Thể lõm không cân đối, tức là lõm lệch, chỉ lõm một bên, không lõm đều cả 2 bên.

- Thể nửa lồi nửa lõm, tức là thông thường phần trên của xương ức sẽ lồi ra và phần dưới xương ức lõm lại.

Cách phẫu thuật từng thể lõm ngực, về cơ bản 3 loại phẫu thuật giống nhau.

- Lõm cân đối chỉ cần uốn thanh cân đối.

- Lõm lệch: việc uốn đòi hỏi khó hơn, đưa ra chỉnh vào để 2 bên cân đối, nâng lên đều nhau.

Nếu nâng không cân sẽ khiến ngực xấu. Đối với trẻ lõm lệch điều trị sớm sẽ tốt hơn bởi xương mềm khi nâng sẽ dễ dàng. Ngoài ra, vấn đề cong vẹo cột sống bị hạn chế tối đa.

Bệnh cần được phẫu thuật khi chỉ số lồng ngực trên 3,25 (tức là chỉ số Haller đánh giá chiều trước - sau của lồng ngực). Điều này dựa trên film chụp CT để đánh giá.

Lứa tuổi phù hợp nhất để phẫu thuật là trẻ trên 3 tuổi vì ở giai đoạn này việc mổ thuận lợi cho gây mê, phẫu thuật viên, cho cả trẻ.

Theo mô tả, có lẽ tình trạng lõm ngực của em có từ lâu nhưng 3 năm nay em mới nhận ra. Cảm nghĩ của em: Em nghĩ mình đã bị chứng lõm ngực (không đối xứng) là đúng.

Em nên đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa Lồng ngực để được tư vấn và phẫu thuật. Chi phí em có thể liên hệ với bệnh viện nơi em phẫu thuật để được tư vấn cụ thể.

Thân mến.


Lõm ngực là tình trạng bất thường về hình dạng lồng ngực. Nguyên nhân là do sự phát triển bất thường của các sụn xườn và xương ức, khiến lồng ngực bị lõm xuống.

Đối với nhiều người bị lõm ngực, dấu hiệu hoặc triệu chứng duy nhất của họ là một vết lõm nhỏ trong ngực. Ở một số người, độ sâu của vết lõm sâu hơn ở tuổi vị thành niên sớm và có thể tiếp tục trở nên tồi tệ hơn khi trưởng thành.

Trong trường hợp nặng nề, xương ức có thể nén phổi và tim. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

- Xuất hiện lõm của xương ức

- Nhịp tim đập nhanh hoặc tim đập nhanh, tiếng thổi ở tim

- Khả năng thể chất có thể bị giới hạn do chức năng phổi giảm

- Có thể có các triệu chứng đau ngực, tức ngực

- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát

- Thở khò khè hoặc ho

- Mệt mỏi có thể phổ biến

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của lõm ngực là không rõ, nó có thể là do di truyền trong gia đình.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sự phối hợp kém và sự tăng trưởng quá mức của sụn sườn gây ra lõm ngực (ngực phễu). Thông thường sự biến dạng được nhìn thấy khi sinh; Tuy nhiên nó sẽ trông rõ ràng hơn vào tuổi dậy thì.

Biến chứng của lõm ngực:

- Trường hợp nặng nề của lõm ngực có thể gây chèn ép tim và phổi hoặc đẩy tim qua một bên. Ngay cả trường hợp nhẹ cũng có thể gây ra các vấn đề về hình ảnh.

- Vấn đề về tim và phổi

- Nếu độ sâu của xương ức bị lõm vào khá sâu, nó có thể làm giảm thể tích phổi, đồng thời gây chèn ép tim và giảm khả năng hiệu quả bơm máu.

- Các vấn đề về hình ảnh

- Trẻ em bị lõm ngực cũng có khuynh hướng có tư thế gập người, khiến tư thế trở nên thiếu tự tin. Đồng thời, hầu hết các trẻ bị lõm ngực đều rất tự ti về bản thân.

Lõm ngực có thể gây ra vấn đề cho tim hoặc phổi trong điều kiện nghiêm trọng; do đó, nó phải yêu cầu một số phương pháp điều trị y tế bao gồm các phương pháp điều trị phẫu thuật cũng như không phẫu thuật. Có một số phương pháp phẫu thuật mà qua đó tình trạng có thể được sửa chữa hoặc cải thiện để sống tốt hơn.


BS.CK2 Dương Văn Mười Một
Phó trưởng khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X