Hotline 24/7
08983-08983

“Nhất dạ đế vương” tại Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Hoa Sen Nhật Bản

24 giờ gắn bó với Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Hoa Sen Nhật Bản tại thành phố mới Bình Dương, thời khắc chia tay, 19 cô chú ai cũng có một chút bồi hồi, lưu luyến không muốn rời đi. Hãy cùng theo ống kính của AloBacsi xem họ nghĩ gì nhé!

Chỉ một câu nói “Nhất dạ đế vương” (một đêm làm vua) mà bà Nguyễn Thị Phước (SN 1947, ngụ tại Q.Bình Thạnh) đã lột tả được tất cả những cảm nhận của mình sau 24 giờ tại Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Hoa Sen Nhật Bản. Chính sự quan tâm, chăm sóc của ban giám đốc cùng các điều dưỡng đã mang đến cho bà cảm giác được tận hưởng, được yêu thương và chia sẻ.
Bà nói: “Ở đây một ngày như được sống một cuộc đời mới. Khi tham gia tập thể dục, xếp giấy rồi hát karaoke cùng các bạn cao niên, trong phút chốc tôi thực sự quên đi tuổi già. Hy vọng sau khi hoàn thiện, Trung tâm Hoa Sen Nhật Bản sẽ mang đến nhiều tiện ích hơn nữa cho người cao tuổi”.
Là người tham gia sôi nổi tham gia các hoạt động của trung tâm, ông Trần Văn Tới (SN 1949, ngụ tại Q.4, TPHCM) hào hứng nói: “Hôm qua giờ chỉ thấy ưu điểm chứ chưa thấy khuyết điểm đâu. Các cháu điều dưỡng thì chu đáo, tận tình; ăn uống thì rất ngon miệng, đặc biệt là chiếc giường làm tôi ngủ rất ngon giấc. Chả mấy khi được sinh hoạt tập thể, lại hát hò văn nghệ vui quá, có khi chính những điều này làm tăng tuổi thọ”.
Với “kinh nghiệm” nghỉ hưu 9 năm, ông cho hay: “Cuộc sống của người Việt ngày càng được nâng cao, tiến bộ. Con cái cũng bận rộn phát triển sự nghiệp, vì vậy đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão không phải bất hiếu mà là để được chăm sóc tốt hơn”.
Ông cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi chuyến đi này bà xã vắng mặt do phải chăm coi nhà cửa và hy vọng nếu có dịp lần sau chắc chắn sẽ đưa nửa kia đi cùng cho… vui.
Bà Huỳnh Thị Tuyết Nga - nguyên Phó chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi là vị khách đặc biệt của chuyến đi này. Trong mỗi gian phòng bước đến, mỗi vật dụng bà đều quan sát tỉ mỉ để đưa ra đánh giá, góp ý chính xác. Bà bày tỏ: “Thật sự tôi rất hài lòng các dịch vụ ở đây. Sự quan tâm, đối đãi nhiệt tình chính là điểm cộng rất lớn của trung tâm. Hơn nữa, qua trao đổi tôi thấy ngoài dịch vụ dài hạn, người lớn tuổi cũng có thể đăng ký chương trình nghỉ dưỡng ngắn hạn như ở 1 tháng, 1 tuần hay 1 ngày đều được. Không gò bó về thời gian giúp mọi người thư giãn hơn. Nếu mệt mỏi, buồn phiền với cuộc sống hàng ngày có thể chọn tour nghỉ dưỡng theo nhu cầu để tiếp thêm năng lượng rồi quay trở lại thường nhật”.

Bà nhận thấy mô hình của Trung tâm Hoa Sen Nhật Bản rất thích hợp nếu xây dựng theo kiểu viện dưỡng lão kết hợp nghỉ dưỡng ở ven biển miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Ngãi quê bà. Tuy nhiên, theo bà mức giá hiện tại của trung tâm (12-15 triệu đồng/tháng) sẽ phù hợp với người dân TPHCM, Hà Nội nhưng còn hơi cao so với mức sống của người dân miền Trung.

“Vui vẻ - thân thiện - chu đáo” là tất cả những gì mà cô Huỳnh Thị Hiệp (phải) nói về Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoa Sen Nhật Bản. Đặc biệt, thời gian học xếp giấy làm cô nhớ mãi bởi đây không chỉ là hoạt động giúp rèn luyện tay chân, trí óc mà còn giúp quên đi sự buồn chán, cô đơn của tuổi già.

“Nếu có nhu cầu sống ở viện dưỡng lão, tôi nhất định sẽ chọn Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Hoa Sen Nhật Bản” - cô nói.
Trên cương vị là giám đốc của một công ty thiết kế, chú Đỗ Văn Ba (SN 1952, ngụ tại Q.1) khi đến trung tâm quan sát rất kỹ từng chi tiết. Ông chạm vào từng cánh cửa, bức tường để cảm nhận sự an toàn, chắc chắn. Nhờ đó, ông kịp thời đưa ra những góp ý chân thành dành cho ban lãnh đạo của trung tâm.

Ông cho rằng, đội ngũ tổ chức tour tham quan trung tâm thực sự rất thông minh bởi nếu chỉ đi 1-2 tiếng rồi về thì không hiểu được chi tiết việc ăn uống, sinh hoạt, cơ sở vật chất như thế nào, nhìn rõ cả mặt tốt và chưa tốt để ngày hoàn thiện hơn. Nhờ đi 1 ngày như thế ông đã trải nghiệm được rất nhiều thứ, dịch vụ chăm sóc của trung tâm đều khá tốt. Sự nhiệt tình, chu đáo làm ông cảm thấy tin tưởng, yên tâm hơn. Điều làm ông hài lòng nhất chính là tinh thần cầu thị của ban tổ chức, khi chân thành ghi nhận sự góp ý của tất cả mọi người bằng thái độ trân trọng và quyết tâm sửa đổi.

Ông hài hước nói: “Âm thịnh dương suy” (trong đoàn chỉ có 4 nam nhưng lại có đến 14 nữ) có lẽ là một trong nhiều kỷ niệm khó quên khi sinh hoạt tại trung tâm”.

Còn với cô Trần Tuyết Mai (60 tuổi) điều may mắn nhất của những ngày đầu năm mới 2018 chính là đã đăng ký thành công tour trải nghiệm này. Nhờ đó mà 24 giờ qua cô không phải tất bật đi chợ, suy nghĩ xem hôm nay nấu món gì cho gia đình, làm sao để đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe và tối đến, hạnh phúc nhất là không phải bận tâm về việc... đã đóng cửa hay chưa.

“Tôi rất thích các món ăn của trung tâm. Thực đơn đã được tính toán kỹ cho sức khỏe, không để bụng quá đói hay quá no. Hơn nữa, khi ở đây tôi không còn thấy cô đơn. Tôi có thêm bạn mới. Mọi người vui vẻ, chan hòa với nhau. Nhất định, sau chuyến đi này tôi sẽ kể cho bạn bè nghe để biết rằng trung tâm chăm sóc người cao tuổi hay viện dưỡng lão không phải là nơi tế bần như mọi người vẫn nghĩ. Hy vọng, trong tương lai, các thế hệ trẻ sẽ suy nghĩ tích cực hơn về vấn đề đưa bố mẹ vào đây để vừa được chăm sóc tốt lại yên tâm làm ăn, kiếm tiền” - cô Mai chia sẻ.

Khi được hỏi về kỷ niệm vui tại trung tâm, cô Lưu Thanh Lam bối rối vì "có quá nhiều niềm vui trong ngày nên không biết bắt đầu từ đâu". Sau một hồi suy nghĩ, cô cho biết mọi sự thích thú của cô đều đổ dồn về nấm mỡ Yoshimoto và bài thể dục của anh Kuragaito Yoshiaki - quản lý người Nhật.

Cô cho biết: “Ấn tượng nhất đối với tôi đó là bữa ăn đã được các điều dưỡng tính toán để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là tôi vô cùng ngon miệng khi ăn các món ăn chế biến từ nấm mỡ Yoshimoto. Bản thân tôi không thích nấm lắm vì mùi vị của nó rất nồng. Vậy mà khi cắn miếng nấm mỡ đầu tiên, tôi sững sờ vì không thể tin được nó lại ngon đến thế, vừa giòn, ngọt, dai lại rất tươi.

Thứ hai nữa là bài tập thể dục buổi sáng của anh Kuragaito Yoshiaki hướng dẫn tuy nhẹ nhàng nhưng có cảm giác đi sâu vào cơ thể. Tôi thấy những bài tập này phù hợp với người già, nhất là người hạn chế về vận động cũng có thể tập được”.

“Được gặp gỡ, giao lưu và kết bạn với mọi người ở đây là niềm vui mà tôi cảm nhận được. Mỗi người từ khắp nơi trong thành phố về tề tựu nơi đây, từ xa lạ mà thành quen biết, hay lắm chứ. Đặc biệt, ấn tượng nhất chính là AloBacsi đã thực hiện rất tốt vai trò là cầu nối.
Sau chuyến đi này, tôi đã “phát sinh tình cảm” đặc biệt với AloBacsi. Biết vì sao không? Vì sau khi tôi đăng ký, trước ngày khởi hành, các bạn đã gọi điện nhắc và dặn dò kỹ lưỡng. Điều này cho tôi thấy sự chu đáo của các bạn” - Chú Trần Bắc Dương trao đổi thân tình.

 Mỗi hoạt động dù nhỏ nhất của trung tâm đều được mọi người quan sát rất kỹ, từ việc anh Kuragaito Yoshiaki trò chuyện, giúp đỡ mọi người ra sao và anh dọn dẹp thế nào sau khi hướng dẫn xếp giấy.
Bà Phạm Thị Huyền Châu vô cùng ấn tượng với sự vui vẻ, chu đáo của anh Kuragaito Yoshiaki. Ngoài ra, thức ăn tươi ngon, tay nghề chế biến tài hoa của “đầu bếp” điều dưỡng khiến cô ăn uống rất ngon miệng. Thêm vào đó, những bài tập thể dục vừa sức, các dụng cụ thể thao phù hợp với người cao tuổi đã thực sự thuyết phục được trái tim của bà. Bà hào hứng nói: “Hiện tôi đang sống một mình, sau này có đủ khả năng tài chính, tôi nhất định sẽ vào đây ở”.

Bà Lê Thị Thanh Hương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Cty TOCONTAP

Vì sao chọn mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Nhật Bản?

Bà Lê Thị Thanh Hương là “đại sứ”, cầu nối của nhiều chương trình, dự án Việt - Nhật. 30 năm lăn lộn trên thương trường, “đi về như con thoi” giữa 2 nước, dù cách nào bà cũng phải tìm được những sản phẩm tốt nhất từ Nhật để phân phối cho người Việt sử dụng.

Khi qua xứ sở mặt trời mọc, có dịp ghé thăm nhiều viện dưỡng lão, nơi nào bà cũng cảm nhận được sự vui tươi, hạnh phúc và khỏe mạnh. Người già tuy lớn tuổi nhưng tâm hồn lại thật trẻ. Để có được điều này, các mô hình viện dưỡng lão ở Nhật được xây dựng khoa học, nhân văn, đội ngũ điều dưỡng là những người được đào tạo rất bài bản. Các viện dưỡng lão thậm chí còn chăm lo cả đời sống tâm linh, tín ngưỡng cho mỗi người.

Vậy mà, khi về đến Việt Nam thăm hầu hết các viện dưỡng lão bà lại thấy những điều ngược lại, cơ sở vật chất, trang thiết bị không đảm bảo, thiếu tính khoa học.

Hơn nữa, bà hiểu rằng với quan niệm xưa nay của người Việt, sau khi về hưu nhiều người thường quên mất phải chăm sóc tuổi già, xem việc ông bà, cha mẹ chăm lo cho con cháu là lẽ thường tình. Thực chất, người già cũng có những nhu cầu được thư giãn, vui chơi, sống và hưởng thụ cuộc sống theo đúng nghĩa của nó.

Từ những trăn trở ấy, bà hạ quyết tâm phải xây dựng bằng được một trung tâm mà ở đó người lớn tuổi có thể làm những điều mình thích, hưởng thụ những dịch vụ tốt nhất, tâm tư tình cảm được quan tâm, chăm sóc như người thân trong gia đình.

Khó khăn chồng chất, đôi lúc bà đã muốn bỏ cuộc nhưng mỗi lần nhớ đến sự cô đơn, hiu quạnh của những người lớn tuổi mình từng gặp bà lại mỉm cười, cố gắng từng chút một và giờ đã góp công hình thành nên Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Hoa Sen Nhật Bản như hiện tại.

Tất cả các trang thiết bị đều được đặt mua từ các hãng uy tín. Bà cho biết, "TOCONTAP chấp nhận cắt lỗ 10 năm, sẽ cố kinh doanh tốt các mảng khác để lấy các khoản chi khác bù vào. Bởi chúng tôi ước ao, viện dưỡng lão không chỉ là nơi ăn, ngủ mà điều cốt lõi là chăm sóc toàn diện sức khỏe thể chất, tinh thần cho người lớn tuổi".

Muốn tìm hiểu thêm chi tiết, mời bạn vào thăm trang web:
duonglaohoasennhatban.com

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hoa Sen Nhật Bản
Số 12, Dãy C, Đường Lê Lợi, Phường Hoà Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương
(Đối diện trung tâm hành chính tỉnh, cách 1km)     
Giám đốc ông Phạm Hồng Thái
ĐT: 0949123368 hoặc:  0274.222.2079
Email: japanlotus@duonglaohoasennhatban.com


Phương Nguyên - Ảnh: Viết Hưởng
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X