Hotline 24/7
08983-08983

Virus Adeno tăng cao bất thường, giải pháp nào để giúp trẻ khỏe mạnh?

Adenovirus là một trong 6 tác nhân thường gặp gây bệnh ở trẻ em. Mặc dù “chủng cũ, bệnh cũ” xuất hiện từ 1950 nhưng gần đây bùng phát trở lại, thậm chí đã có trẻ tử vong. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo lắng đặt ra câu hỏi, làm sao để hệ hô hấp con khỏe mạnh trong bối cảnh này?

1. Gia tăng số ca mắc, tỷ lệ nhập viện cao do virus Adeno

Mặc dù là chứng bệnh rất cũ, chủng virus cũng cũ, nhưng những ngày gần đây số trẻ em nhiễm virus Adeno liên tục gia tăng. Điển hình như tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 3.130 ca mắc Adenovirus, 9 ca tử vong.

Ca bệnh có xu hướng tăng nhanh theo từng tuần từ giữa tháng 9 đến nay. Bệnh nhân chủ yếu trong độ tuổi 1-3 tuổi. Tính đến đầu tháng 10, Bệnh viện Nhi Trung ương còn khoảng 300 ca mắc Adenovirus đang điều trị, có hơn 40 ca nặng, nguy kịch, trong đó có 6 bệnh nhân thở máy, 2 ca ECMO (tim phổi ngoài lồng ngực), 2 ca lọc máu, 35 ca thở oxy.

Tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 13 ca bệnh trong tuần 24-30/9, trong đó có 9 ca đang điều trị và 2 ca thở máy hỗ trợ. Tương tự, tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) tuần qua có 57 ca điều trị nội trú, với 5 ca nặng, nguy kịch phải hỗ trợ hô hấp.

Năm nay, dịch Adeno virus không chỉ gia tăng số bệnh nhân mắc so với các năm trước mà kèm theo đó là tỷ lệ nhập viện cao, trên 50% số ca phát hiện. Đáng chú ý, trong số những ca tử vong do virus này, có trường hợp trẻ khỏe mạnh, không bệnh nền.

Adeno là nguyên nhân phổ biến gây sốt, ho, viêm họng, tiêu chảy và đau mắt đỏ (Ảnh minh họa)

2. Giải pháp nào tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của trẻ?

Nghiên cứu của các nước trên thế giới cho thấy viêm phổi do Adenovirus có thể trở thành dịch sau các đợt dịch sởi, cúm. Các chuyên gia nhận định, Việt Nam vừa trải qua dịch COVID-19 và cúm A, vì vậy khả năng tỉ lệ viêm đường hô hấp do Adeno cũng gia tăng.

Trong khi đó hệ hô hấp, hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, cộng với “món nợ” miễn dịch sau thời gian dài giãn cách do COVID-19. Điều này trở thành cơ hội để Adeno virus tấn công và gây bệnh cho trẻ.

Mặc dù phần lớn các ca bệnh có thể diễn biến nhẹ tự khỏi sau từ 1-2 tuần, nhưng cũng có một số trường hợp gây ra nhiều biến chứng như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi. Nặng hơn là suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng.

Điều đáng lo là, kể từ khi virus này bùng phát mạnh, "test Adenovirus" trở thành một từ khóa "hot". Trên mạng xã hội, bài đăng quảng cáo bán kit test nhanh Adenovirus cũng nở rộ. Đứng trước tâm trạng lo lắng về loại virus này, nhiều bậc phụ huynh cũng không ngại chi tiền triệu để cho con đi xét nghiệm. Những tình trạng này gây ra nhiều hoang mang, lo lắng với hàng loạt câu hỏi được đặt ra:

Virus Adeno lây qua những con đường nào, gây bệnh gì?
Triệu chứng cảnh báo Adenovirus và làm sao phân biệt với cảm cúm?
Trẻ nhiễm Adenovirus điều trị, chăm sóc ra sao?
Vì sao bổ sung lợi khuẩn trở thành xu hướng mới giúp gia tăng sức đề kháng cho đường hô hấp?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được TTƯT.TS.BS Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến “Virus Adeno tăng cao bất thường, giải pháp nào để giúp trẻ khỏe mạnh?”.

Chương trình sẽ được phát sóng vào 20 giờ, thứ 7, ngày 15/10/2022 trên các nền tảng của AloBacsi. Ngay từ bây giờ, mời quý khán giả đón xem và đặt câu hỏi cho chuyên gia trên các kênh Fanpage AloBacsi, Youtube, Website AloBacsi.com vào khung giờ trên.

Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng Nhỏ và Xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X