Hotline 24/7
08983-08983

Vi trùng lao NTM có thuốc điều trị không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Năm 2014 tôi cấy đàm thì phát hiện trong người có vi trùng lao NTM, mỗi lần đi tái khám bệnh ở Phạm Ngọc Thạch bác sĩ xem phim hình phổi nói không có gì, bình thường nên không cho thuốc uống và kêu về. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có thuốc trị không, nếu có thuốc trị thì em trị tại bệnh viện nào, để lâu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Mỗi lần em làm việc khoảng 40% sức là lại bị đau ngực, khó thở. Từ lúc phát bệnh năm 2014 tới nay em đi khám và uống thuốc ở phòng khám tư nhân. Thời gian từ tháng 4/2018 hễ em uống thuốc thì lại phát ban mụn trứng cá khắp người, ngưng thuốc thì hết phát ban mụn; nhưng hễ ngừng thuốc thì lại bị đau ngực và lối sau lưng khó thở. Vậy bác cho em hỏi uống thuốc hoài có sao không? Bệnh này có lây không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em và chỉ cho em nơi trị bệnh? Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao NTM. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao NTM. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nhiễm vi khuẩn Mycobacterium không lao (NTM) thường xảy ra ở những bệnh nhân có bệnh phổi trước đó như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ nang, lao phổi cũ… Triệu chứng thường trùng lắp với bệnh phổi vốn có ví dụ như ho, mệt mỏi, sốt, sụt cân, khó thở, ho ra máu, nặng ngực…

Tuy nhiên, không phải hễ dương tính là phải điều trị, chỉ định còn tuỳ thuộc vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu, hình ảnh học phổi, loại xét nghiệm dương tính… Cấy đàm dương tính không đồng nghĩa với mắc bệnh.

Đa số thuốc điều trị thường cần dùng kéo dài và gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó bác sĩ thường lựa chọn theo dõi, kiểm tra mỗi 2-3 tháng và chờ đáp ứng của hệ miễn dịch. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi nếu hệ miễn dịch cơ thể bình thường.

Bác sĩ không rõ bạn đang điều trị tư nhân với thuốc và chẩn đoán là gì, nhưng có rất nhiều bệnh lý gây ra đau ngực, khó thở, kể cả di chứng cho lao.

Do đó, bạn nên khám và được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa Hô hấp (tốt nhất là tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) để được điều trị đúng, tránh việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn về lâu dài bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Những người dễ có khả năng mắc NTM bao gồm: Những người có tình trạng suy giảm miễn dịch (bệnh nhân HIV), những người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép kéo dài. Những người có tiền sử bệnh lý mãn tính tại phổi (giãn phế nang, giãn phế quản, tiền sử lao phổi, bệnh bụi phổi, bệnh xơ hóa kén (cystic fibrosis). Những người người có kiểu gen của bệnh xơ hóa kén, α-antitrypsin, hoặc những bất thường về các interferon-gamma (IFN-¥), interleukin-12 ( IL-12).

Về mặt sinh bệnh học có mỗi quan hệ phức tạp giữa vi khuẩn NTM và hệ thống miễn dịch tế bào của cơ thể, đặc biệt là với các lympho bào dòng T cũng như một số cytokine khác…

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X