Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ tăng cân nhưng hay ốm vặt, nguyên nhân do đâu?

Lấy cân nặng của trẻ để làm thước đo đánh giá cả quá trình tăng trưởng cũng như sự khỏe mạnh của con là một sai lầm của các bậc cha mẹ. Theo chia sẻ từ TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, sự phát triển toàn diện của trẻ cần được đánh giá qua nhiều yếu tố: cân nặng, chiều cao, tâm thần vận động, khả năng giao tiếp…

Chương trình giao lưu trực tuyến cùng TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 và sự góp mặt của ông Oba Yusuke - Phó Tổng Giám Đốc Công ty CP Morinaga Lê Mây Việt Nam đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh trên hành trình chăm con nhỏ, đưa ra giải pháp tối ưu để con tăng cân khỏe mạnh, hệ miễn dịch trưởng thành, giúp trẻ lướt bệnh nhanh, “đánh bại” các mầm bệnh nguy hiểm xung quanh.

1. Sức khỏe của trẻ không chỉ phản ánh bằng cân nặng

Theo BS, vì sao vấn đề cân nặng của trẻ luôn được phụ huynh dành nhiều sự quan tâm? Quan điểm trẻ trông bụ bẫm đồng nghĩa với việc có sức khỏe tốt có chính xác không?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 trả lời: Khi nhắc đến sự phát triển của một em bé, chúng ta thường quan tâm đến cân nặng vì đây là một chỉ số thay đổi nhanh và có thể nhận biết được. Khi thấy con tăng cân đều, gần như cha mẹ sẽ mặc định con đang khỏe mạnh.

Tuy nhiên, cân nặng không hoàn toàn thể hiện sức khỏe của trẻ. Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, mức cân nặng cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như 3 tháng đầu, em bé tăng cân rất nhanh, tăng khoảng 800 gr – 1 kg/tháng.

Sau đó, tốc độ tăng cân giảm đi. Trong 3 tháng kế tiếp, trẻ chỉ tăng khoảng 700g mỗi tháng. Từ 6 - 12 tháng, trẻ chỉ tăng khoảng 400 - 500g/tháng. Từ 1 - 2 tuổi, tốc độ tăng cân bình thường của trẻ rơi vào khoảng 2,5kg/năm. Từ 2 tuổi trở đi thì chỉ tăng  khoảng 2kg/năm.

Nếu cha mẹ chưa có kiến thức đúng về việc tăng cân ở trẻ thì sẽ dễ bị lo lắng khi thấy tốc độ tăng cân của con chậm lại và tìm mọi cách để thúc đẩy cân nặng. Việc thúc đẩy cân nặng như thế đôi lúc lại bất hợp lý.

Sức khỏe của trẻ còn biểu hiện qua nhiều chỉ số khác ngoài cân nặng, chẳng hạn chiều cao, hệ miễn dịch, phản ứng nhanh nhẹn, trẻ lanh lợi, thông minh, giao tiếp và tiếp thu kiến thức tốt. Vậy nên, trẻ cần phát triển toàn diện và phát triển đúng theo tiêu chuẩn.

Theo TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, khi nhắc đến sự phát của bé thì Cha Mẹ hay quan tâm đến cân nặng nhưng cân nặng không hoàn toàn nói lên được sức khoẻ của bé.

2. Phân biệt trẻ tăng cân bụ bẫm và tăng cân khỏe mạnh

Có những trẻ trông bụ bẫm, cân nặng tăng liên tục nhưng cũng thường xuyên bị ốm vặt. Những trẻ này có được xem là tăng cân bụ bẩm hay khỏe mạnh như BS đã chia sẻ không?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu trả lời: Cha mẹ cần phân biệt được tăng cân khỏe mạnh và tăng cân bụ bẫm. Tăng cân khỏe mạnh là trẻ tăng cân theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và ít ốm vặt, lướt bệnh nhanh, chơi khỏe và bền bỉ. Chỉ cần trẻ có hệ đề kháng vững chắc thì dù trông hơi gầy một chút, mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Trong khi có những trẻ trông bụ bẫm, thậm chí là dư cân hay béo phì nhưng lại hay bị ốm. Bởi lúc đó , miễn dịch của trẻ đang không tốt và dễ xảy ra những rối loạn trong cơ thể. Điều này khiến trẻ dễ bị ốm, thời gian ốm kéo dài, dễ bị biến chứng.

3. Suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì đều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ

Xin hỏi BS, “thủ phạm” nào khiến các bé dù được cha mẹ chăm sóc kỹ càng cả ngày nhưng vẫn thường xuyên ốm vặt?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu trả lời: Cơ thể có hệ miễn dịch để chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, gồm hệ miễn dịch bẩm sinh (không đặc hiệu, chống lại tất cả các tác nhân có hại) và hệ miễn dịch đặc hiệu (thông qua tiêm ngừa hoặc việc tiếp xúc với nguồn bệnh, từ đó sinh ra kháng thể và tế bào để bảo vệ cơ thể).

Nếu trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cơ thể sẽ có khả năng chống chọi với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Hệ miễn dịch không đủ khỏe mạnh khiến trẻ thường và dễ bị ốm. Trẻ suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì thường đều không có hệ miễn dịch tốt. 

Theo TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, sự phát triển toàn diện của trẻ cần được đánh giá qua nhiều yếu tố khác nhau: không chỉ nhìn vào cân nặng và chiều con mà còn cần quan tâm đến hệ miễn dịch của bé

4. Không lo ốm vặt nhờ tăng cân khỏe mạnh và đề kháng vững vàng

Cha mẹ nên làm gì để trẻ có thể vượt qua những cơn ốm cũng như thoát khỏi tình trạng thường xuyên ốm vặt, thưa BS?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu trả lời: Tăng cân khỏe mạnh là cách để giúp con vượt qua bệnh dễ dàng mà thể chất vẫn phát triển đều đặn. Trẻ cần tăng cân trong mức chuẩn của WHO, bên cạnh đó còn phải phát triển tối ưu về hệ miễn dịch.

Ngoài ra, để không ốm vặt, con cần được tối ưu hóa đề kháng bằng những sản phẩm dinh dưỡng có hỗ trợ đề kháng. Bổ sung Lactoferrin sẽ giúp bé có đề kháng tốt hơn, giảm tình trạng ốm vặt.

Trẻ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để con tăng cân, tăng chiều cao theo mức chuẩn của WHO, khỏe mạnh hơn để tự tin khám phá thế giới xung quanh. Giảm được tình trạng biếng ăn, sụt cân do bệnh lý, con sẽ có điều kiện phát triển thể chất tối ưu theo chuẩn.

Nhờ tăng cân khỏe mạnh và đề kháng vững vàng, bé lướt được bệnh, vui chơi bền bỉ cả ngày.

Ông Oba Yusuke - Phó Tổng Giám Đốc Công ty CP Morinaga Lê Mây Việt Nam cho biết, Tập đoàn Morinaga Milk không chỉ chú ý đến cân nặng mà còn cả sức khỏe và đề kháng của trẻ

5. Mẹ Nhật quan tâm nhiều đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng và nhiễm virus

Thưa ông Oba, quan niệm về cân nặng của em bé ở đất nước Nhật Bản như thế nào?

Ông Oba Yusuke - Phó Tổng Giám Đốc Công ty CP Morinaga Lê Mây Việt Nam trả lời: Một số Hiệp hội tại Nhật Bản đã đưa ra các chỉ số đánh giá về sự phát triển và thể chất của trẻ. Bảng thông tin đó đã thể hiện chỉ số cân nặng theo từng giới tính, độ tuổi, chiều cao… Ngoài ra còn có chỉ số mực độ béo phì. Từ đó có thể thấy rằng trẻ em nên được phát triển cân nặng một cách phù hợp.

Vào năm 2023, Tập đoàn Morinaga Milk đã tiến hành “Khảo sát mối quan ngại về sức khỏe của trẻ em” đối với các bà mẹ Nhật Bản. Các vấn đề được các bà mẹ vô cùng quan tâm chính là “mất cân bằng dinh dưỡng” và “nhiễm virus”. Đặc biệt kể từ năm 2021, khi đại dịch COVID-19  lan rộng, nỗi lo lắng về vấn đề “nhiễm virus” cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Qua điểm này, chúng tôi không chỉ chú ý đến cân nặng mà còn cả sức khỏe của trẻ. Bởi nếu trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, con sẽ có khả năng vượt bệnh nhanh chóng hơn và giảm đi tình trạng ốm vặt.

6. Lactoferrin giúp bé duy trì hệ miễn dịch vững chắc và đề kháng khỏe mạnh

Xin hỏi cụ thể hơn, đâu là thước đo để đánh giá một em bé khỏe mạnh tại Nhật Bản?

Ông Oba Yusuke trả lời: Như đã chia sẻ, ở Nhật Bản, thay vì nhìn con có cân nặng khác biệt so với những đứa trẻ đồng trang lứa, các bà mẹ sẽ tập trung theo dõi và ghi nhận tình trạng sức khỏe, thể chất của con mình mỗi ngày để biết được liệu con có đang khỏe mạnh hay không.

Để làm được điều này, các bà mẹ Nhật Bản thường sẽ có một cuốn sổ hoặc công cụ để theo dõi thể trạng cũng như những biến đổi sức khỏe của con. Nếu trong một khoảng thời gian ngắn, bé bắt đầu có những dấu hiệu về sức khỏe liên tục như dễ cảm, dễ tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân, thì có thể nói hệ miễn dịch của con đang bị tấn công.

Chính vì vậy, để có thể giúp bé duy trì hệ miễn dịch vững chắc và đề kháng khỏe mạnh, Morinaga đã tập trung vào Lactoferrin và đưa thành phần này vào tất cả sản phẩm sữa dành cho trẻ em đang được bán tại Việt Nam.

Phần 2: Lactoferrin và lợi khuẩn BB536: “Bệ phóng” cho hệ miễn dịch trẻ thêm vững vàng

Phần 3: Trẻ chậm tăng cân, biếng ăn, phải làm sao?

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng sữa Morinaga - hơn 100 năm sát cánh cùng mẹ nuôi dưỡng bé lớn khôn đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X