Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ chậm tăng cân, biếng ăn, phải làm sao?

Chương trình giao lưu trực tuyến cùng TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu  - Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 và sự góp mặt của ông Oba Yusuke - Phó Tổng Giám Đốc Công ty CP Morinaga Lê Mây Việt Nam đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh trên hành trình chăm con nhỏ, đưa ra giải pháp tối ưu để con tăng cân khỏe mạnh, hệ miễn dịch trưởng thành, giúp trẻ lướt bệnh nhanh, “đánh bại” các mầm bệnh nguy hiểm xung quanh.

1. Làm thế nào khi trẻ tăng cân chậm hơn mức chuẩn?

Xin chào BS, bé nhà em 1,5 tuổi nhưng chỉ có 9,5kg. Như vậy có phải bé tăng cân khỏe mạnh không, thưa BS?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu  - Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 trả lời: Chúng ta chưa biết được cân nặng lúc sinh của em bé này cũng như bé sinh non hay sinh đủ tháng. Nếu trong trường hợp một em bé bình thường sinh đủ tháng, cân nặng khoảng 3 - 3,5kg, đến khi 1,5 tuổi thì trung bình cân nặng khoảng 11kg và chiều cao khoảng 82cm.

Em bé của bạn 9,5kg nghĩa là cân nặng có vẻ đang thấp hơn so với chuẩn, đang hơi thiếu cân.

Bạn cần xem xét thêm về các vấn đề sau: Trẻ khỏe mạnh hay thường bị ốm; hô hấp và tiêu hóa của trẻ thế nào? Bên cạnh đó, trạng thái của trẻ có vui vẻ, hoạt bát và năng động không, giấc ngủ có sâu không? Nếu tất cả các yếu tố trên đều bình thường thì mới có thể gọi là một em bé tăng cân khỏe mạnh.

Nếu em bé chưa đủ cân theo tiêu chuẩn, cần xem lại những vấn đề trong chế độ ăn như chế độ ăn chưa phù hợp với lứa tuổi hay bé ăn ít hơn so với bình thường. Ở độ tuổi của con bạn, trẻ cần ăn khoảng 3 chén cháo/ngày hoặc hơn nửa chén cơm nát mỗi bữa ăn; khoảng 1 muỗng thịt, cá, 1 muỗng rau xanh, 1 muỗng dầu ăn/bữa và 500ml sữa/ngày. Thiếu hụt bất kỳ thành phần nào trong bữa ăn sẽ khiến trẻ tăng cân không tốt.

Trẻ hay bị ốm cũng ảnh hưởng đến cân nặng. Do vậy, cần chọn những loại thức ăn có lợi cho miễn dịch, những loại sữa có bổ sung thành phần giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn như Lactoferrin, vi khuẩn có lợi, đạm quý, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu  - Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ “Cần chọn những loại thức ăn có lợi cho miễn dịch, những loại sữa có bổ sung thành phần giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn như Lactoferrin, vi khuẩn có lợi, đạm quý, chất xơ, vitamin và khoáng chất.”

2. Xác định nguyên nhân để giải quyết vấn đề biếng ăn của trẻ

Bé nhà em rất kén ăn, ăn gì cũng nhả ra. Có cách nào để bé chịu ăn nhiều hơn không, thưa BS?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu trả lời: Đầu tiên cần xác định nguyên nhân khiến trẻ không muốn ăn. Một số trường hợp biếng ăn có thể giải quyết đơn giản, chẳng hạn:

- Áp lực về tâm lý;

- Chế độ ăn chưa phù hợp: trẻ đã mọc răng đủ nhưng vẫn ăn thức ăn được xay nhuyễn, em bé chưa có răng lại phải ăn thức ăn quá cứng...;

- Việc chế biến thức ăn chưa hợp lý: quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo… khiến trẻ khó tiêu hóa.

- Vấn đề trong sinh hoạt: Trẻ thích ăn vặt, thích xem điện thoại, thích xem tivi và được chiều theo những sở thích này. Trẻ không tập trung vào bữa ăn và cũng không có cảm giác đói.

Có thể điều chỉnh những trường hợp này bằng cách để trẻ đói, không cho ăn vặt trước bữa ăn, phải tập trung vào bữa. Sẽ càng tốt hơn nếu trẻ có thể ngồi cùng với gia đình, tạo được không khí cho em bé tập trung ăn.  

Nếu không phải những vấn đề đơn thuần về sinh hoạt về chế độ ăn chưa đúng, cần phải tầm soát trẻ có bệnh không. Tất cả bệnh lý từ viêm họng đến viêm phế quản, viêm phổi hay rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, sốt,… đều ảnh hưởng đến sự ngon miệng, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, khiến trẻ không ăn được. Bên cạnh đó còn có các bệnh tiềm ẩn về thận, dị ứng…

Tóm lại, trong trường hợp trẻ biếng ăn, mẹ hãy thử thay đổi chế độ ăn lành mạnh, đúng với lứa tuổi; tạo không khí bữa ăn vui vẻ. Ngoài những thực phẩm hằng ngày, nên lựa chọn thêm thực phẩm bổ sung như sữa chất lượng tốt, có giá trị sinh học cao nhằm bù đắp cho phần ăn bị thiếu.

Nếu vẫn không cải thiện được, chắn chắn phải đưa trẻ đi khám.

3. Bí quyết cho con ăn dặm dễ dàng của mẹ Nhật

Em cho con ăn dặm theo kiểu Nhật, chế biến kỳ công nhưng bé không chịu ăn. Em phải làm sao đây?

Ông Oba Yusuke - Phó Tổng Giám Đốc Công ty CP Morinaga Lê Mây Việt Nam trả lời: Ở Nhật Bản, các mẹ thường dành nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn dặm cho con, đồng thời cũng hướng dẫn để trẻ có thể tự ăn càng sớm càng tốt. Tôi rất bất ngờ khi phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này cũng được không ít các mẹ Việt Nam áp dụng.

Để trả lời cho câu hỏi của bạn, thật sự sở thích ăn uống của mỗi bé sẽ khác nhau. Nếu con bạn không thích một món ăn nào đó, bạn nên cho bé thử ăn từng chút một các món ăn khác, từ đó tìm hiểu sở thích ăn uóng của con và áp dụng cho những bữa ăn tiếp theo.

Hơn nữa, ở Nhật Bản, điều quan trọng khi cho trẻ ăn dặm là phải dạy chúng biết được giá trị của thực phẩm. Qua phim ảnh, bạn có thể thấy chúng tôi luôn nói “itadakimasu” trước bữa ăn và “ gouchisousama deshita” sau bữa ăn để thể hiện lời cảm ơn tới không chỉ những người đã chế biến món ăn, người chuẩn bị nguyên liệu mà còn tất cả những người đã vận chuyển, nuôi trồng ra nguyên liệu...

Bằng cách này, khi lớn lên, trẻ sẽ quý trọng thức ăn, đồng thời dần dần nhận ra rằng mình cần biết ơn thức ăn. Từ đó việc ăn uống cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

4. Lựa chọn sữa công thức có thành phần có lợi cho miễn dịch nếu mẹ không đủ sữa

Em đang có thai, bác sĩ bảo em phải sinh mổ. Sau khi sinh nếu sữa chưa kịp về thì có thể sử dụng Morinaga được không, thưa BS?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu  trả lời: Nếu mẹ sinh mổ và sau 1 - 2 giờ được gặp con thì vẫn nên cố gắng cho bé bú sữa mẹ, dù lượng sữa non rất ít, chỉ một vài ml. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ, có thể sử dụng sữa công thức để bổ sung thêm.

Nên lựa chọn những loại sữa có thành phần có lợi cho hệ miễn dịch như sữa non hoặc sữa có bổ sung Lactoferrin.

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu  - Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ về việc lựa chọn những loại sữa có thành phần có lợi cho hệ miễn dịch sữa có bổ sung Lactoferrin

5. Trẻ sơ sinh nặng cân vẫn cần phải tăng cân khỏe mạnh

Em bé mới sinh có cân nặng càng lớn thì về sau sẽ tăng cân chậm hay không, thưa BS?

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu trả lời: Với những trẻ hơi lớn khi sinh ra, có thể tốc độ tăng cân sẽ chậm hơn, nhưng vẫn phải nằm trong mức chuẩn.

Với trẻ khoảng 3 - 3,5kg khi mới sinh, trong 3 tháng đầu tiên, mỗi tháng em bé sẽ tăng 1kg. Em bé khi sinh khoảng 4kg có thể chỉ tăng khoảng 800g, nghĩa là ở giới hạn dưới bình thường nhưng không thể dưới chuẩn.

Thời gian sau đó, cân nặng của trẻ sẽ được điều chỉnh dần dần. Trẻ vẫn phải tăng cân đều và trong chuẩn khuyến cáo để đạt được tăng cân khỏe mạnh.

6. Ra mắt thanh sữa Morinaga tiện lợi, dễ sử dụng

Mỗi khi ra ngoài em hay pha sữa cho con uống khi đói. Làm vậy thì sữa dễ bị nguội, nhưng đem cả lon thì quá bất tiện. Có giải pháp nào khắc phục vấn đề không ạ?

Ông Oba Yusuke trả lời: Morinaga Lê Mây Việt Nam hiểu rõ được sự bất tiện này. Chính vì thế, sản phẩm sữa Morinaga dạng thanh đã được ra mắt và chính thức mở bán. Bạn có thể dễ dàng mang đi bất cứ đâu và dễ dàng sử dụng.

Thanh sữa này rất nhỏ gọn nên tôi nghĩ không chỉ các bà mẹ mà ngay cả các ông bố và ông bà cũng sẽ dễ dàng pha sữa cho các bé. Khi ra ngoài, mẹ chỉ cần mang theo thanh sữa và bình giữ nhiệt nhỏ có nước ấm là đã có thể pha sữa cho bé mọi lúc mọi nơi.

Ông Oba Yusuke chia sẻ về việc cho ra mắt thanh sữa Morinaga tiện lợi, dễ sử dụng

7. Duy trì chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ tăng cường miễn dịch

Con tôi năm nay 2 tuổi, được 12kg. Trước đây con vẫn tăng cân bình thường nhưng khoảng 3 tháng trở lại đây không biết vì sao lại tăng cân rất chậm. 3 tháng chỉ tăng được 0,5kg. Nhờ BS tư vấn giúp ạ.

TS.BS.CKII Nguyễn Thị Thu Hậu trả lời: Đầu tiên phải đánh giá sự phát triển của trẻ. Trong những tháng đầu đời, trẻ tăng cân nhiều nhất, sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.

Em bé 12kg đang trong giới hạn bình thường, tốc độ tăng cân sẽ không quá nhanh như trước. Do đó mức tăng 0,5kg/3 tháng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để đánh giá một em bé có khỏe mạnh hay không, ngoài tập trung vào cân nặng, chúng ta cần đánh giá yếu tố chiều cao, miễn dịch, hoạt động, cảm xúc, giấc ngủ...

Nếu chiều cao, cân nặng vẫn tăng trưởng tốt và khỏe mạnh, có thể khẳng định trẻ đang phát triển bình thường. Mặt khác, đây là lứa tuổi nhạy cảm. Những lúc thời tiết thay đổi, không khí ô nhiễm, em bé sẽ dễ bị bệnh. Phụ huynh phải duy trì chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ tăng cường miễn dịch.

Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần bổ sung thêm các thực phẩm khác, nhất là sữa. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 500ml sữa. Nên chọn những sản phẩm chứa đạm quý, bổ sung chất tăng cường miễn dịch như Lactoferrin, probiotic, chất xơ... để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng của mình.

Phần 1: Trẻ tăng cân nhưng hay ốm vặt, nguyên nhân do đâu?

Phần 2: Lactoferrin và lợi khuẩn BB536: “Bệ phóng” cho hệ miễn dịch trẻ thêm vững vàng

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng sữa Morinaga -  hơn 100 năm sát cánh cùng mẹ nuôi dưỡng bé lớn khôn đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X