Top 5 thảo dược tốt nhất cho người bệnh gan
Việt Nam là một trong những quốc gia có số người chết do bệnh gan rất cao với hơn 25.000 ca tử vong vì ung thư gan mỗi năm. Nhiều gấp 4 lần chết do tai nạn giao thông. Ngoài nguyên nhân tỷ lệ nhiễm viêm gan virus cao thì còn do tình trạng uống quá nhiều bia rượu và ăn uống chưa khoa học. Từng ngày, từng giờ lá gan người Việt luôn phải gồng mình thải độc cho cơ thể trong khi chính nó lại thường xuyên bị đầu độc bởi bia rượu, hoá chất, khói thuốc, thuốc tăng trọng, thuốc bảo vệ thực vật…
Việc chăm sóc lá gan đúng cách và thường xuyên sẽ giúp cơ thể thải độc tốt hơn, phòng tránh nhiều bệnh tật. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thảo dược giúp bảo vệ tế bào gan rất tốt, thậm chí có thể làm âm tính vi rút gây viêm gan. Sau đây là top 5 thảo dược tốt nhất cho gan được các chuyên gia và người bệnh đánh giá cao.
Top 1: Cây Cà gai leo (Solanum procumbens)
Cà gai leo (cà dây leo, cà quýnh) có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Cà (Solanaceae). Điểm đặc biệt để nhận diện cây Cà gai leo so với các cây cà khác là hoa chỉ có 4 cánh (các cây cà khác hoa có 5 cánh). Với những bằng chứng khoa học gồm 4 đề tài cấp nhà nước, 3 đề tài tiến sĩ và hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học khác, có thể khẳng định cây Cà gai leo là dược liệu bảo vệ gan tốt nhất hiện nay. Đây cũng là cây thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, bài bản nhất trong số các cây thuốc bảo vệ gan.
Cây cà gai leo và sản phẩm từ Cà gai leo trên thị trường với tác dụng độc đáo là kìm hãm virus viêm gan, ngăn chặn xơ gan tiến triển.
Ngoài tác dụng bảo vệ tế bào gan và giải rượu rất mạnh, Cà gai leo đặc biệt ở chỗ làm giảm nồng độ virus viêm gan ở người viêm gan B mạn tính thể hoạt động và khống chế không cho virus bùng phát ở thể người lành mang bệnh. Đặc biệt hơn, Cà gai leo còn giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan – tác dụng duy nhất chỉ có ở Cà gai leo mà ngay cả thuốc Tây cũng không có được.
Đề tài lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B hoạt động được thực hiện tại khoa truyền nhiễm bệnh viện quân y 108 dùng sản phẩm Giải Độc Gan Tuệ Linh có thành phần từ cây Cà gai leo kết hợp cây Mật nhân cho thấy 100% người bệnh hết mệt mỏi, vàng da vàng mắt, ăn uống tốt sau 2 tháng sử dụng. Có 66% giảm nhanh nồng độ virus trong máu và đặc biệt ghi nhận tới 6,1% bệnh nhân âm tính với viêm gan virus B sau 3 tháng.
Sản phẩm Gan Tuệ Linh này vì vậy mà được bình chọn là Sản phẩm thảo dược số 1 cho người viêm gan virus, xơ gan với 89% người dùng hài lòng về tác dụng. Đây là sản phẩm đã trở nên quen thuộc, không thể thiếu với hầu hết bệnh nhân viêm gan virus, xơ gan tại nước ta.
Top 2: Kế sữa (Silybum marianum)
Kế sữa với hoạt chất chính là Silymarin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan
Kế sữa (Cúc gai) có tên khoa học là Silybum marianum, thuộc họ Cúc (Asteraceae) là cây thuốc được cả thế giới công nhận về tác dụng bảo vệ gan với hoạt chất chính là Silymarin đã được chứng minh tác dụng vừa chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan mạnh.
Hiện nay, thường được sử dụng cho các trường hợp rối loạn chức năng gan, bao gồm viêm gan virus mạn tính, tổn thương gan do hóa chất, rượu và hóa trị liệu, cũng như tổn thương gan do ngộ độc, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan cấp tính. Kế sữa với thành phần chính là Silymarin là thuốc bảo vệ gan chủ lực tại Châu âu và được sử dụng phổ biến nhất tại các phòng khám tiêu hóa ở Hoa Kỳ.
Hầu hết các bệnh nhân viêm gan virus B ở giai đoạn theo dõi đều được kê Silymarin để bồi bổ cho gan, giúp phục hồi tổn thương tế bào gan. Tuy nhiên Silymarin lại không có tác dụng làm giảm nồng độ vi rút trong máu cũng như không ngăn chặn sơ gan tiến triển như Cà gai leo của Việt Nam.
Top 3: Khúng khéng (Hovenia dulcis Thunb.)
Tác dụng nổi bật của cây khúng khéng là khả năng giải độc bia rượu
Khúng khéng có tên khoa học là Hovenia dulcis Thunb, họ Táo ta Rhamnaceae. Tác dụng nổi bật của cây khúng khéng là khả năng giải độc bia rượu. Chính vì vậy nhiều người còn gọi Khúng khéng là Cây giải rượu và một số nơi ở Lạng Sơn người dân thường trồng cây này quanh nhà để lấy bóng mát và dùng làm thuốc giải rượu khi cần.
Từ lâu trong dân gian đã sử dụng cây này để làm thuốc, trong các tài liệu về y học cổ truyền đều có ghi chép về vị thuốc này như sau:
- Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, vị thuốc có tên gọi là cây Chỉ cụ. Với công dụng chính là một vị thuốc bồi bổ, chống nôn, giải độc và tăng cường tiêu hóa, điều trị bí tiểu.
- Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra hoạt chất ampelopsin trong khúng khéng có tác dụng:
+ Bảo vệ gan khỏi tác hại của bia rượu, giúp giải độc rượu bia nhanh chóng
+ Hạ men gan, chống oxi hóa, ngăn ngừa độc tố tấn công gan
+ Bồi bổ chức năng gan, tăng cường khả năng giải độc của gan trong trường hợp gan bị tổn thương do virus và bia rượu.
Đến nay, đã có nhiều sản phẩm sử dụng khúng khéng trong công thức nhằm mang lại tác dụng bảo vệ gan, chống say cho người sử dụng vừa an toàn vừa hiệu quả.
Top 4. Actiso (Cynara scolymus L)
Hầu hết mọi người đều biết đến tác dụng mát gan, giải độc của Actiso
Actiso có tên khoa học là Cynara scolymus L., họ Cúc – Asteraceae. Nếu nói về tác dụng mát gan, giải độc, hầu hết mọi người đều biết đến Actiso. Đây cũng là loại cây dễ trồng, dễ uống nên nhiều năm qua được dân gian sử dụng thường xuyên.
Trong actiso có nhiều hoạt chất có đặc tính dược lí như axit caffeic, flavonoid, lacton sesquiterpene, anthocyan, đặc biệt là cyanidin. Chúng có tác dụng giúp mát gan, giải độc, đặc biệt là phục hồi tổn thương tế bào gan – tác dụng rất có ý nghĩa với người viêm gan virus, và xơ gan.
Bên cạnh đó, bằng cách tăng hoạt động các enzyme, tăng lưu lượng máu đến gan, Actiso còn giúp làm tăng bài tiết dịch mật - chất dịch quan trọng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng. Vì thế giúp làm giảm nhanh cảm giác đầy trướng bụng, đau bụng, buồn nôn thường gặp ở người viêm gan virus, xơ gan.
Top 5. Cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus urinaria L)
Diệp hạ châu đắng theo Đông y có tác dụng tiêu độc, thanh can lợi mật để chữa các bệnh về gan.
Diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ) có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Theo đông y, diệp hạ châu đắng có tính mát, vị đắng, quy vào 2 kinh can và phế, vì vậy thường được sử dụng như vị thuốc tối trọng trong các bài thuốc tiêu độc, thanh can lợi mật để chữa các bệnh về gan.
Ngay từ những năm 1980, các nhà khoa học Nhật Bản và Ấn Độ đã đã bắt đầu nghiên cứu về các hoạt chất có trong loại thảo dược này. Kể từ đó đến nay, hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đắng đã được tiến hành. Trong đó phải kể đến nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên các bệnh nhân viêm gan B, kết quả cho thấy khi uống 900 – 2.700mg diệp hạ châu đắng trong 3 tháng liên tục, các triệu chứng như mẩn ngứa, mụn nhọt, vàng da do nguyên nhân suy giảm chức năng gan đều giảm rõ rệt. Tuy nhiên Diệp hạ châu đắng không làm giảm nồng độ vi rút viêm gan trong máu
Nên sử dụng thảo dược như thế nào để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan tốt nhất?
Để hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan bằng thảo dược đạt hiệu quả cao, đầu tiên và quan trọng nhất là phải sử dụng thảo dược “sạch”, không chứa hóa chất độc hại để tránh trở thành gánh nặng với gan. Cách đơn giản nhất để nhận biết một thảo dược có sạch hay không đó là dựa vào các tiêu chuẩn của các tổ chức uy tín trong nước và cả thể giới. Với dược liệu, tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới WHO chính là bằng chứng cho những tiêu chuẩn cao nhất: giống cây trồng, quy trình chăm sóc, thu hái, đảm bảo dược liệu sạch, không tồn dư hóa chất và cho hàm lượng dược chất cao.
Dựa vào các công trình nghiên cứu và thực tế sử dụng thì Cà gai leo thực sự xứng đáng chiếm ngôi vương trong số các dược liệu bảo vệ gan. Điều đáng quý hơn nữa là cây này chỉ thấy ở Việt Nam và mới chỉ duy nhất người dân Việt nam biết dùng nó cho bệnh gan. Tác dụng giải rượu của Cà gai leo mạnh đến nỗi khi đi uống rượu chỉ cần nhấm rễ cây sẽ lâu bị say, nếu say chỉ ăn mươi quả có thể tỉnh rượu (Sách Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi). Cần phát triển mạnh việc trồng trọt Cà gai leo để thay thế các thuốc gan nhập khẩu từ nước ngoài như Silymarin (Kế sữa).
Một vùng trồng Cà gai leo theo tiêu chuẩn Dược liệu sạch của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO) điển hình tại VN
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình