Hotline 24/7
08983-08983

Tổng hợp phương pháp điều trị suy tim: đầy đủ, chuẩn xác

Có rất nhiều cách để điều trị suy tim như dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật, thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Thế nhưng mỗi cách sẽ phù hợp với tình trạng và giai đoạn bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các cách điều trị này, từ đó giảm triệu chứng, trì hoãn bệnh tiến triển và tăng tuổi thọ tốt hơn.

Điều trị suy tim cần phối hợp nhiều phương pháp

Điều trị suy tim bằng thuốc

Đây được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim, nhất là với những người đã có triệu chứng (khó thở, mệt mỏi, đau ngực, phù…). Mỗi một nhóm thuốc sẽ có nhiều loại thuốc khác nhau và thường các thuốc thế hệ sau sẽ nhiều ưu điểm hơn thế hệ trước. Dưới đây là danh sách các thuốc đã được chứng minh có khả năng kéo dài thời gian sống cho người bệnh suy tim:

- Thuốc chẹn beta: Bisoprolol (Concor, Betaloc), Carvedilol, Metoprolol, Nebivolol (Nebilet)

- Thuốc lợi tiểu: Eplerenone, Spironolactone.

- Thuốc ức chế men chuyển ACE: Captopril, Enalapril, Lisinopril, Ramipril, Trandolapril.

- Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II: Valsartan, Losartan, Candesartan

- Thuốc tác động trên kênh If: Ivabradine.

Thuốc chẹn beta

Nhóm thuốc này gần như được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của suy tim. Tác dụng của thuốc là giúp giảm nhịp tim, hạn chế suy tim tiến triển và hỗ trợ phục hồi khả năng co bóp của cơ tim.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như mất ngủ, lạnh tay chân, trầm cảm, tim đập chậm, phù chân, đau vùng gan, khó thở, nhịp tim chậm, hạ huyết áp. Nếu thấy các triệu chứng này, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định với các trường hợp bị suy tim kèm bệnh phổi mạn tính, bệnh động mạch ngoại biên, nhịp tim chậm.

Thuốc lợi tiểu

Tác dụng của thuốc lợi tiểu là giúp giảm lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể, từ đó giảm gánh nặng lên tim và giảm phù. Khi sử dụng thuốc này, bạn nên uống trước 4h chiều để tránh phải đi vệ sinh nhiều vào ban đêm.

Thuốc lợi tiểu có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, mất nước, ù tai, nhưng nguy hiểm nhất là rối loạn điện giải (giảm hoặc tăng kali máu). Để tránh tác dụng phụ này, bác sĩ sẽ:

- Phối hợp nhóm thuốc lợi tiểu làm tăng kali máu (spironolactone, amilorid…) với nhóm gây giảm kali máu (furosemid, hypothiazid và chlorothiazide…)

- Kê đơn thêm các thuốc bổ sung kali và yêu cầu bạn ăn thêm một số loại quả và rau giàu kali như chuối, dưa đỏ, nước cam, nước nho và khoai tây (nếu bạn đang dùng thuốc gây giảm kali máu).

Spironolactone là thuốc lợi tiểu thường dùng nhất trong điều trị suy tim

Thuốc ức chế men chuyển ACE

Các thuốc ức chế men chuyển có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa tình trạng tái cấu trúc cơ tim khiến tim bị suy yếu nhanh hơn và giảm triệu chứng khó thở, mệt mỏi...

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là phát ban, mất vị giác và ho. Riêng với phụ nữ mang thai, thuốc có thể gây tụt huyết áp, suy thận nặng, tăng kali máu thậm chí thai chết lưu. Vì vậy trong quá trình dùng thuốc, các bệnh nhân nữ không nên mang thai. Nếu mang thai, bạn phải liên hệ với bác sĩ để được đổi thuốc khác phù hợp hơn.

Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II

Nhóm này có tác dụng tương tự như nhóm ức chế men chuyển ACE nhưng ưu điểm hơn là không gây ho. Bạn có thể nhận biết các thuốc trong nhóm này là nhờ đuôi “sartan” như Valsartan.

 

Thuốc tác động trên kênh If

 

Đây là nhóm thuốc điều trị suy tim mới với đại diện tiêu biểu là Ivabradine. Thuốc có tác dụng giúp giảm nhịp tim, giảm tần suất nhập viện và tử vong do suy tim.

Khi sử dụng thuốc, bạn nên dùng trong bữa ăn để giảm kích ứng lên dạ dày. Nếu thấy có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, lóa mắt, nhịp tim giảm dưới 50 nhịp, hạ huyết áp, bạn cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều.

Ivabradine (Procoralan) là một trong số các thuốc được chứng minh kéo dài thời gian sống cho người bệnh suy tim

Ngoài các thuốc kể trên, bạn có thể phải dùng thêm thuốc giảm mỡ máu, thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết, chống đông… để điều trị các bệnh mắc kèm hoặc thuốc trợ tim Digoxin nếu có rung nhĩ, cuồng nhĩ, giãn buồng tim trái.

Khi sử dụng Digoxin, bạn nên uống vào một thời điểm cố định trong ngày. Nếu quên uống thuốc chưa quá 12 tiếng, bạn có thể uống bù. Ngược lại nếu đã quá 12 tiếng, bạn cần bỏ qua liều đã quên. Đặc biệt, bạn không được tự ý ngưng thuốc đột ngột. Bởi điều này có thể gây “phản ứng ngược” khiến suy tim tiến triển nặng hơn.

Can thiệp, phẫu thuật trong điều trị suy tim

Can thiệp cấy máy tạo nhịp phá rung (ICD), máy tái đồng bộ cơ tim (CRT), thiết bị hỗ trợ thất hay phẫu thuật ghép tim thường được áp dụng trong các trường hợp suy tim nặng (độ 3, độ 4), việc dùng thuốc không còn hiệu quả. Ngoài ra, một số trường hợp suy tim do hẹp hở van hay bệnh mạch vành, người bệnh cũng được áp dụng biện pháp này để điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Phẫu thuật van tim: Van tim bị hẹp hở sẽ được thay thế bằng bằng van cơ học hoặc van sinh học. Có 2 phương pháp phẫu thuật van tim là mổ hở và can thiệp qua da. Trong đó, can thiệp qua da có nhiều ưu điểm hơn (ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh…) nhưng chi phí cao nên thường chỉ áp dụng với các trường hợp hẹp van tim hoặc khuyết tật van tim.

Đặt stent mạch vành: Động mạch vành bị xơ vữa sẽ được nong rộng bằng các stent. Điều này giúp khôi phục dòng máu đến nuôi tim, nhờ đó ngăn suy tim tiến triển nặng. Hiện nay có 4 loại stent mạch vành đang được sử dụng là stent kim loại, tự tiêu, phủ thuốc hoặc stent trị liệu kép. Trong đó, stent trị liệu kép ít được sử dụng hơn 3 loại còn lại do giá thành còn cao.

Khi nguyên nhân gây suy tim là do tắc nghẽn mạch vành thì đặt stent sẽ làm giảm gánh nặng lên tim

Điều trị suy tim bằng chế độ ăn, lối sống

Thay đổi chế độ ăn, lối sống là giải pháp nền tảng trong điều trị suy tim. Dù dùng thuốc hay phẫu thuật, bạn vẫn cần áp dụng giải pháp này để tránh suy tim nặng lên nhanh chóng. Dưới đây là các lời khuyên của chuyên gia Tim mạch mà người bệnh suy tim nên áp dụng:

Hạn chế muối: Bạn nên giảm lượng muối dùng trong chế biến thức ăn và ăn giảm các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, giò, chả, đồ hộp… Bởi ăn nhiều muối sẽ khiến chất lỏng dễ tích tụ trong cơ thể gây khó thở, phù.

Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa: Những loại chất béo này có thể làm mạch máu bị xơ vữa, từ đó gây tăng gánh nặng lên tim. Tốt nhất, bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như mỡ, nội tạng, da động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Thay vào đó, bạn có thể chọn chất béo tốt từ cá, quả hạch và dầu thực vật.

Vận động đúng cách: Người bệnh suy tim nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe… Khi bắt đầu tập, bạn nên tập trong thời gian ngắn sau đó theo dõi phản ứng của cơ thể để tăng thời gian tập từ từ. Nếu bị suy tim nặng, bạn không bắt buộc phải tập các bài tập này mà có thể thay thế bằng việc đi lại nhẹ nhàng ngay trong nhà.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Khi cân nặng tăng, tim sẽ phải làm việc gắng sức hơn. Để giảm cân, bạn cần thảo luận với bác sĩ để biết lượng chất bột đường, chất béo nên cắt giảm.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng kéo dài sẽ gây co mạch và làm tăng gánh nặng cho tim. Vì thế, hãy cố gắng thư giãn tinh thần bằng cách chia sẻ với người xung quanh những băn khoăn lo lắng của mình, nghe nhạc, tập thiền, yoga...

Ngủ đủ giấc: Nếu bạn cảm thấy khó thở khi ngủ, hãy thử kê cao gối và nới lỏng quần áo.

Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.

Lối sống lành mạnh và sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược sẽ giúp người suy tim điều trị bệnh tốt hơn

Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim từ thảo dược

Nhiều nghiên cứu chứng minh các sản phẩm từ thảo dược không chỉ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, trì hoãn tiến triển của bệnh mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng do suy tim gây ra. Điều quan trọng là bạn cần biết cách lựa chọn đúng sản phẩm.

Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp TP HCM: không phải sản phẩm có thành phần giống nhau sẽ có tác dụng giống nhau hay hàm lượng cao sẽ tốt hơn hàm lượng thấp. Một sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim tốt phải có thành phần tốt được tính toán với tỷ lệ chính xác. Trong trường hợp phân vân, hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng bởi đây chính là kết quả minh chứng cho hiệu quả của sản phẩm trên người bệnh thực.

Điều trị suy tim là một quá trình dài nhiều gian nan thử thách. Thế nhưng chỉ cần kiên trì áp dụng các giải pháp điều trị kể trên, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình cùng căn bệnh này.

Biên tập viên Thu Liên

TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm giúp tăng cường chức năng tim có kiểm chứng lâm sàng

Hiệu quả giúp giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, giảm tần suất nhập viện do suy tim của TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng trên tạp chí Quốc tế.

Thực tế cũng cho thấy hơn 11 năm có mặt trên thị trường, Ích Tâm Khang đã được người bệnh tim mạch khắp cả nước tin tưởng lựa chọn.

Tìm hiểu thêm thông tin về TPCN Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo.

1. https://www.verywellhealth.com/how-heart-failure-is-treated-3892476

2. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartFailure/%20PreventionTreatmentofHeartFailure/%20Heart-Failure-Medications_UCM_306342_Article.jsp?fbclid=IwAR2AH3nNPx5R902VFP1xDMa-GpIFbCv7SV5utD6qymZjsT5-qS-_3SCZnps#.XeEDF5NKjIX

3. https://www.hfsa.org/patient/patient-tools/educational-modules/?fbclid=IwAR0_2--zn_GA9CPqDnNmaN0-Iq9NuiASiC2xW4bgHKMPsTsl4yP8fv2uWiU

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X