Hotline 24/7
08983-08983

Toàn văn giao lưu trực tuyến về "Giải pháp can thiệp trong điều trị cho trẻ tự kỷ"

9h sáng 10/9, BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp và ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung đã có mặt tại văn phòng AloBacsi để tư vấn cho bạn đọc dấu hiệu nhận biết và giải pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ.

Hai BS nhận hoa chúc mừng trước khi bước vào buổi Giao lưu trực tuyến


Việt Nam hiện có khoảng 200.000 trẻ mắc hội chứng tự kỷ và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Trước thực trạng này, rất nhiều các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang và lo lắng, bởi theo các chuyên gia, nếu bệnh tự kỷ phát hiện muộn thì việc điều trị gần như không có hiệu quả.

Nhằm chia sẻ cùng các bậc cha mẹ có con bị tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển, Cổng thông tin sức khỏe AloBacsi.vn phối hợp cùng công ty dược Nam Phương mời BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp, nguyên Trưởng khoa khám trẻ em - BV Tâm thần TPHCM, Giảng viên ĐH Lao động Xã hội và ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung, trưởng bộ môn Tâm lý y học - Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM trao đổi và cung cấp thông tin về các dấu hiệu nhận biết sớm, phương pháp điều trị can thiệp, sử dụng các sản phẩm bổ não hỗ trợ đúng cách cho trẻ tự kỷ.


ThS.BS Hồng Nhung (thứ 2 từ trái qua) và BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp (thứ 3 từ trái qua) đang online tư vấn cho bạn đọc

Bạn đọc gửi câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc gửi về email kbol@alobacsi.vn.

NỘI DUNG CUỘC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN



Huỳnh Hồ Lan Anh - hhlananh@...., quận Phú Nhuận, TP.HCM

Kính gửi chương trình giao lưu trực tuyến,

Nghe có cuộc trò chuyện với bác sĩ về trẻ tự kỷ, tôi mừng vô cùng. Tôi có con trai 5 tuổi, đang học trường chuyên biệt S.M (TPHCM). Dù đã chấp nhận chiến đấu cùng con, nhưng tôi vẫn chưa thể giải đáp được: Vì sao con tôi bị tự kỷ? Vì sao bố mẹ bình thường, nhưng lại sinh con bị tự kỷ? Gia đình chồng đổ lỗi tại tôi, nhưng tôi không biết giải thích thế nào. Rất mong chuyên gia trả lời giùm. Tôi xin chân thành cảm ơn!


BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Tự kỷ là nhóm bệnh lý do những bất thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Nguyên nhân chính xác gây ra những bất thường này chưa được biết đến trong hầu hết các trường hợp, được quy cho là đa nguyên nhân, bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

1/ Yếu tố di truyền là tác nhân quan trọng nhất được thừa nhận một cách rộng rãi, những nghiên cứu gần đây hướng đến việc tìm ra một gen bị đột biến, một gen tổ hợp hoặc một tương tác gen nào đó gây ra bệnh để lý giải cho việc cha mẹ bình thường vẫn có thể sinh con tự kỷ. Ngoài ra lưu ý tuổi của cha mẹ khi sanh con đặc biệt nếu cha lớn tuổi nguy cơ sanh con tự kỷ cao vì tinh trùng già dễ bị đột biến hơn.

2/ Yếu tố môi trường, các bệnh lý mẹ mắc phải trước và trong thời kỳ mang thai: nhiễm virus, sởi, quai bị, Rubella, mẹ bị tiểu đường, bị bệnh lý tuyến giáp. Mẹ sử dụng các thuốc trong thai kỳ: thuốc an thần, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị dạ dày, thuốc điều trị viêm khớp… Mẹ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ với nồng độ cao và liên tục… thì dễ gây ra những bất thường về gen. Những bà mẹ bị sang chấn stress trong lúc mang thai con cũng dễ có nguy cơ hơn. Ngoài ra cân nặng của trẻ lúc sanh thấp, ngạt sau sanh, sanh non (đặc biệt bị xuất huyết tiểu não), thời gian chuyển dạ kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ.

Tóm lại nguyên nhân có thể chỉ là yếu tố di truyền, hoặc môi trường, hoặc là sự phối hợp của cả hai. Trục trặc về vấn đề di truyền không nằm hoàn toàn ở một phía. Vấn đề không phải là đổ lỗi cho bên này hay bên kia mà nên bình tĩnh chấp nhận thực trạng của bé và cùng chung tay để giúp bé có điều kiện tốt nhất để phát triển. Chúc bạn có nhiều nghị lực để chăm sóc bé thật tốt.


Liêu Thị Thoại Trinh - An Giang

Xin chào bác sĩ,

Con trai em 32 tháng, nặng 14 ký, cao 92 cm. Bé rất hiếu động, hoạt động liên tục, chỉ khi bị la rầy bé mới chịu ngồi yên, nhưng cũng chỉ được 15 phút lại chạy nhảy. Khi bé thích thú cái gì thì cũng chịu ngồi yên chăm chú xem. Từ bé tới giờ trước khi ngủ (lúc vừa thiêm thiếp) bé sẽ co giật nhẹ ở chân, hoặc tay, sau đó mới ngủ ngon.

Em muốn hỏi những biểu hiện của bé như vậy có cho thấy bé bị tăng động? Xin BS giải thích cho em rõ về bệnh tăng động ạ. Cảm ơn BS rất nhiều. Trân trọng!

ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung:

Những biểu hiện của con em cho thấy bé bị tăng động giảm chú ý. Tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thần kinh, biểu hiện bằng việc tăng vận động, xung động quá mức và giảm chú ý xảy ra thường xuyên kéo dài ít nhất 6 tháng và xuất hiện trước 7 tuổi. Trẻ biểu hiện từng nhóm triệu chứng: tăng động, kém tập trung hoặc phối hợp cả hai.

- Biểu hiện tăng động:

+ Vận động không ngừng, không ngồi yên 1 chỗ

+ Hấp tấp, lụp chụp trong mọi hoạt động

+ Nói nhiều, nói to, hay chen ngang câu chuyện, trả lời ngay khi chưa nghe hết câu hỏi

+ Khó chờ đợi được đến lược mình

+ Bốc đồng, thô bạo, hung hăng, không thể kiểm soát được

- Biểu hiện giảm chú ý:

+ Lơ là bỏ qua chi tiết, dễ mắc lỗi vô ý

+ Khó duy trì sự chú ý trong việc học hành, tránh né các hoạt động đòi hỏi phải cố gắng suy nghĩ, không nghe khi được chỉ dẫn

+ Không ngoan, không tuân theo mệnh lệnh, nội quy

+ Bị phân tâm với những tiếng động nhỏ nhất

+ Hay làm mất vật dụng cá nhân

+ Thường xuyên quên công việc hàng ngày

- Những biểu hiện kèm theo:

+ Vụng về trong phối hợp động tác

+ Diễn dạt ngôn ngữ chậm, suy giảm trí nhớ tạm thời

+ Ương ngạnh, cố chấp, hời hợt về cảm xúc

+ Khó ngủ, ngủ ít

 


Bảy Hiên - Email: hiencasau@.... - TP Biên Hòa, Đồng Nai

Bác sĩ ơi, trẻ tự kỷ đến trường bình thường được không? Học trường đặc biệt có khiến trẻ bị nặng hơn không? Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ vì năm học mới đã đến rồi. Chân thành cám ơn bác sĩ!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Chào em, nếu con em đã được bác sĩ tâm thần nhi chẩn đoán xác định là bị tự kỷ thì nên đưa con học tại 1 trường chuyên biệt với 1 êkip chăm sóc toàn diện trẻ tự kỷ.

Tuy nhiên hiện tại có rất nhiều trường chuyên biệt nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nhưng về mặt chất lượng chưa được đánh giá. Do đó khi quyết định cho con vào trường chuyên biệt gia đình nên chọn những trường có uy tín để đảm bảo chất lượng chăm sóc trẻ.



Mẹ Bon - Lê Quốc Hưng, Q.4, TPHCM

 

Kính thưa BS Diệp!

Con là một người mẹ nhiều đau khổ, có con đã từng khám ở PK Tâm Gia An của bác sĩ, chắc bác sĩ không nhớ con. Hiện nay con của con đã lên 6 tuổi, con có thuê cô giáo kèm riêng các buổi chiều. Bé đã biết nhận mặt chữ (khi có cô giáo dạy) nhưng sau đó lại rất dễ quên. Bé biết thưa gửi, nhưng phải nhắc nhở. Bé nói năng khá chậm, phát âm hơi khó.

Xin bác sĩ cho con hỏi: Con nên bổ sung những chất gì cho bé? Có nên có bé uống thêm các thuốc bổ não hay không? Con cám ơn BS Diệp rất nhiều. Kính chúc BS sức khỏe.

 

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào Mẹ Bon,

 

Với những thông tin ít ỏi mà bạn cung cấp về bé không nhớ và không chắc là con bạn có thật sự là tự kỷ hay không hay là chậm phát triển tâm thần, nhưng dù cho là rối loạn nào đi nữa thì chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, thịt cá, các loại đậu, các chất xơ, rau xanh, trái cây, các axit béo… đều cần thiết.

 

Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B7, B9, B12, vitamin C, D, E, canxium, magie, sắt, kẽm, selen, i-ôt. Gần đây trên thị trường có một loại thực phẩm chức năng là Vương Não Khang với các thành phần: Đinh Lăng, Thăng Ma, GinkgoBiloba, Taurin… tỏ ra có hiệu quả trên trẻ chậm phát triển tâm thần, chậm phát triển ngôn ngữ, tự kỷ.

Nguyễn Thị Hoa

Xin chào Bác sĩ! Con nhà cháu 27 tháng nhưng hiện giờ cháu mới gọi được Bà. Nhiều khi dạy cháu gọi Bố, Mẹ nhưng cháu vẫn gọi Bà. Mọi hoạt động của cháu bình thường. Xem ti vi cháu biết bắt chước múa, hay các hành động khác, nhờ cháu lấy điện thoại cho Mẹ, ăn cơm xong nhờ cháu lấy tăm cháu đều biết và đưa đúng nhưng chỉ nói là không. Khi muốn lấy đồ ăn hay đồ chơi, bé đều chỉ tay và kêu i...i, rồi bắt Mẹ lấy bằng được.

Biểu hiện chậm nói như vậy liệu cháu có mắc phải chứng bệnh gì không? Và có cần cho cháu đi khám không ạ?

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Con em 27 tháng nhưng chỉ mới nói được 1 từ đơn chứng tỏ con bị chậm phát triển ngôn ngữ. Nguyên nhân chậm phát triển ngôn ngữ rất đa dạng: tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển tâm thần, và đôi khi chỉ là chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần… Nhưng con có thể hiểu tốt những yêu cầu của ba, mẹ, bà cho nên nghĩ nhiều chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần.

Tốt nhất gia đình nên đưa con khám tại phòng khám chuyên khoa tâm thần trẻ em để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp.

 

Lê Thị Thành - Sóc Sơn, Hà Nội

Thưa bác sĩ,
Con nhà em được 2 tuổi, ở nhà cháu rất hiếu động, cháu thường không thích chơi với các trẻ cùng tuổi. Thời gian gần đây, em phát hiện thấy cháu có những hành vi và cách cư xử rất khác biệt với các trẻ khác như: cháu không phản ứng gì khi người khác gọi tên, hay quay bánh xe, hay đi kiễng chân (đi bằng 5 đầu ngón chân, chỉ biết nói nhại lời người lớn (người lớn nói gì cháu sẽ nói theo như thế)... Em tìm hiểu trên internet thì thấy đó là các dấu hiệu của bệnh tự kỷ.

Nhưng bé nhà em lại có thể nói được 1 câu dài hoàn chỉnh, cháu cũng rất thích được bố mẹ bế, hay đòi đi chơi (nhưng không chơi với các trẻ khác), cháu thuộc rất nhiều bài hát thiếu nhi và có thể đọc được nhiều bài thơ ngắn, cháu có thể làm theo yêu cầu của người lớn ví dụ như có thể bảo cháu đi lấy nước uống cho bố mẹ, bảo cháu cất chăn gối khi ngủ dậy...

Không biết bé nhà em có phải bị mắc chứng tự kỷ không? Xin được bác sĩ tư vấn dùm em. Chân thành cảm ơn!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Con bạn có thể nói được 1 câu dài hoàn chỉnh, thuộc bài hát, bài thơ, làm theo yêu cầu người lớn và tương tác tốt với cha mẹ ở lứa tuổi 2 tuổi thì tôi không nghĩ nhiều đến con bạn bị tự kỷ mặc dù cháu có vài triệu chứng tự kỷ như bạn mô tả.

Trẻ tăng động giảm chú ý cũng có vài biểu hiện như con bạn. Tốt nhất bạn nên đưa cháu đến khám tại BS tâm thần nhi để có chẩn đoán xác định để có can thiệp sớm sẽ tốt cho con hơn.

Nguyễn Kim Thoa

Chào bác sĩ, con tôi 34 tháng. Tôi đã nghi ngờ có gì không ổn với cháu nhưng không biết đi khám ở đâu. Đến 30 tháng, tôi đưa cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là chậm phát triển (Cách gọi khác của bệnh tự kỷ).

Bé hiện tại rất khó ngủ. Nếu bắt đầu 9 giờ bé không thể ngủ, bắt đầu cho bé đi ngủ từ 10h hay 11h thì 1 đến 2 giờ sáng bé mới có thể ngủ. Tôi đang rất lo tình trạng này kéo dài, bé sẽ không thể đến lớp bình thường được. Tình trạng này bắt đầu khoảng 5 ngày rồi và cháu vẫn chưa thấy dấu hiệu thay đổi. Việc dạy và ép cháu bắt chước hành vi lại càng khó khăn vì cháu phản ứng mạnh và không chịu hợp tác.

Tôi đã tham gia khóa học ở Nhi Đồng 1 và tìm hiểu thêm rất nhiều phương pháp khác của các anh chị dạy con thành công. Hiện tại con tôi cũng đang theo học mẫu giáo ở Trường Mầm Non. Tôi đã can thiệp bằng các phương pháp tìm hiểu được, nhưng chưa thấy kết quả nhiều. Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ.

Xin cám ơn Bác sĩ thật nhiều,

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Chào bạn, nếu con bạn đã được BS tâm thần nhi chẩn đoán là chậm phát triển tâm thần thì đây là 1 bệnh tâm thần khác với bệnh tự kỷ. Bệnh chậm phát triển tâm thần còn chia thành nhiều mức độ chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ, chậm phát triển tâm thần mức độ trung bình, chậm phát triển tâm thần mức độ nặng, chậm phát triển tâm thần mức độ rất nặng.

Mỗi mức độ sẽ có phương pháp điều trị và chương trình can thiệp giáo dục khác nhau và khác hẳn với bệnh tự kỷ. Do đó chương trình giáo dục cho con bạn phải phù hợp với mức độ chậm phát triển tâm thần của con bạn.

Bên cạnh chậm phát triển tâm thần hiện giờ con bạn đang có vấn đề rối loạn giấc ngủ, vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của cháu. Bạn nên đưa con đến khám tại phòng khám tâm thần nhi để các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ cũng như có phương pháp điều trị thích hợp cho con.

L.N - Đống Đa, Hà Nội

Bác sĩ ơi, tự kỷ có chữa được không? Làm sao để thấu hiểu những gì đang diễn ra trong đầu và trong cảm xúc của trẻ tự kỷ? Tại sao trẻ tự kỷ làm việc gì cũng khó khăn và làm hoài không được? Là một người cha, tôi vô cùng thương con, nhưng nhiều lúc bất lực quá. Mong bác sĩ tư vấn xem tôi nên làm gì để thấu hiểu con? Trân trọng cảm ơn.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Tự kỷ là một rối loạn cho đến hiện nay chưa thể chữa khỏi, tuy nhiên phát hiện sớm và các can thiệp thích hợp có thể giúp trẻ phát triển được các chức năng ngôn ngữ, giao tiếp, thích ứng xã hội tốt hơn. Do vậy cải thiện được chất lượng cuộc sống của trẻ. Trẻ tự kỷ không có sự tương tác qua lại về xã hội và cảm xúc, trẻ không tự ý tìm cách chia sẻ những vui sướng, những thích thú cũng như những bực bội, khó chịu của mình với người khác, do vậy để hiểu được những gì đang diễn ra trong đầu trẻ cũng như hiểu được những cảm xúc của trẻ là một điều khó khăn.

Phần lớn trẻ tự kỷ có nhận thức kém do vậy trẻ làm việc gì cũng khó, hơn nữa do trở ngại chính trong tương tác giữa người với người nên trẻ không quan tâm, không bắt chước, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp nên mọi việc làm hoài cũng không được.

Là cha mẹ thông thường chúng ta rất lo lắng và muốn làm gì đó ngay lập tức cho con mình tuy nhiên không nên quá vội vã, nôn nóng. Những mong muốn thay đổi ngay tức khắc sẽ mang lại sự căng thẳng đôi lúc làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.

Tốt nhất là cần kiên nhẫn và dành nhiều thời gian cho con: quan sát trẻ, chơi với trẻ dần dần chúng ta sẽ hiểu được trẻ, ngoài ra thông qua các tài liệu, sách vở, trao đổi trực tiếp với nhà trị liệu cho trẻ, cha mẹ nên tự mình trang bị thêm các kiến thức về bệnh để có thể hiểu được bản chất các khó khăn của trẻ, chấp nhận trẻ. Có các kỹ năng đối phó với trẻ như: xử lý tình huống trẻ giận dữ, hành vi trẻ rập khuôn…

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp

 

 

 

Lâm Hoài - TT Tam Nông, Đồng Tháp

Em có con gái 2 tuổi 3 tháng, nhưng bé chưa biết nói, không thích chơi với bất kì ai ngoài mẹ. Bé chỉ lủi thủi chơi một mình, nhiều lúc gọi hoài bé không có phải ứng gì cả. Bé ngủ rất hay giật mình, và đi thì chỉ đi bằng mũi bàn chân. Bác sĩ ơi, có phải con em bị tự kỷ? Em đọc trên mạng thấy rất nhiều thông tin, nhưng em muốn bác sĩ xác nhận lại giúp em dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ là gì? Nếu con bị tự kỷ thì em phải làm sao? Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

ThS BS Lê Hồng Nhung:

Chào em,

Qua những gì em đã mô tả về con em, tôi thấy bé có vài triệu chứng tự kỷ nhưng để chẩn đoán cho chính xác con mình có bị tự kỷ không nên đưa con đến khám tại 1 BS tâm thần nhi vì những có những bệnh lý tâm thần trẻ em khác như chậm phát triển tâm thần, tăng động giảm chú ý… trẻ cũng có vài triệu chứng tự kỷ, do đó nếu chỉ qua mô tả và biểu hiện như trên không thể chẩn đoán xác định con em bị tự kỷ.

Những dấu hiệu giúp nhận biết sớm trẻ tự kỷ:

- 12 tháng tuổi trẻ không bi bô, không biết dùng cử chỉ ra dấu

- Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng tuổi

- Không biết đáp lại khi được gọi tên

- Không tự nói được câu có 2 từ lúc 24 tháng tuổi

- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào

Nếu con em bị tự kỷ thì nên đưa đến khám bởi 1 BS chuyên khoa tâm thần nhi để được tư vấn cách thức điều trị và chăm sóc trẻ.

Hong Ngo - hong…10@gmail.com

Thưa bác sĩ, con gái em hiện được 21 tháng 7 ngày, cháu nặng 10 kg, cao 79 cm. Lúc mang bầu em bị nghén trong 3 tháng đầu, sinh ra cháu được 3 ký 4 và sinh thường. Trong 3 tháng đầu đêm nào cháu cũng khóc từ 23h đến 3h sáng, cháu hay quấy khóc và khó tính, không theo ai.

Hiện nay cũng vậy, tuy cháu ngoan hơn, tự chơi cho mẹ làm việc nhưng vẫn không cho người lạ bế, đặc biệt là người lớn, cháu rất bám mẹ. Đối với trẻ nhỏ thì quen cháu mới chơi, ngồi đâu chơi cũng được chốc lát và đồ chơi nào cũng vậy chơi chút là cháu chán.

16 tháng cháu mới biết đi, cháu không tập đi mà tự đi luôn. Đến nay cháu nói chưa rõ, mới đang bập bẹ được một số từ như gọi tên thì biết dạ, con mẹ nào, bố nào, cháu ai, cháu đều trả lời được, bài hát nào cũng biết nhưng chỉ nói được từ cuối.

Cháu có biểu hiện cười nói, giao tiếp bình thường, những gì không vừa ý cháu là cháu gắt gỏng lên, còn vừa ý thì cười nói, thích thú. Ngoài ra cháu cũng biết khá nhiều thứ như ăn cơm mà không thấy ai ngồi vào bàn là đi kéo từng người vào, ăn xong bắt mọi người cuốn chiếu...

Xin hỏi bác sĩ biểu hiện của con gái em có phải là tự kỷ không? Hiện nay em rất lo lắng vì con em phát triển mọi thứ như đi, nói chậm hơn các bé khác cùng trang lứa. Em xin chân thành cảm ơn.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Biểu hiện của con bạn không phải là tự kỷ theo những gì bạn mô tả vì cháu có sự tương tác với gia đình, hiểu biết tốt. 16 tháng tuổi bé biết đi, nhưng nếu hiện tại bé đi đứng, vận động như trẻ bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Ở lứa tuổi dưới 24 tháng bé, một vài bé chưa nói được rõ ràng có thể chỉ là chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần. Bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần nhi để xác định mức độ chậm phát triển ngôn ngữ của con cũng như tìm ra nguyên nhân để có can thiệp sớm kịp thời.

 

Le Hien Long - tthngoc@..., Long An

Kính thưa bác sĩ,
Con tra tôi được khoảng 5 tháng rưỡi. Trong quá trình chăm sóc bé tôi có một số lo lắng xin được nhờ bác sĩ tư vấn giúp:

- Cháu được khoảng 8 kg, cao khoảng 70cm, cháu đã biết lật úp và lật ngửa, khi lật đầu cổ cứng, có thể với tay lấy đồ vật. Cháu có thể ngồi khi dựa vào lòng người lớn hoặc khi bám tay vào vật trước mặt (chưa biết ngồi một mình), tôi nhận thấy khi ngồi cổ cháu chưa cứng cáp lắm, lâu lâu còn cúi đầu.

Khi tôi bế bé đứng và cho chân bé thẳng xuống chạm đất thì bé có chống chân xuống nhưng lại chống bằng mũi bàn chân chứ không phải nguyên bàn chân. Khi tôi xốc nách cho bé đứng bé cũng đứng bằng mũi bàn chân, đứng được một chút thì có vẻ như bé đứng hơi thẳng chân xuống nhưng mông lại chu về phía sau.

Tôi vô cùng lo lắng khi đọc được thông tin các bé bại não hay tự kỷ cũng có triệu chứng đi đứng nhón gót như vậy.

Tôi xin bác sĩ cho tôi lới khuyên: bé như vậy là bình thường hay không? Bé đứng nhón gót là do ở độ tuổi này chân bé còn yếu hay do bất thường về não? Tôi có cần cho bé đi khám hay không?

Tôi xin được nói thêm là khi sinh được 1 ngày tuổi thì bé bị sặc sữa tím tái, bác sĩ phải vỗ lưng cho bé khóc và đưa vào phòng dưỡng nhi, nhưng khi xuất viện thì không thấy nói có bất thường. Tôi xin cám ơn sự chia sẻ của bác sĩ và kính chúc bác sĩ dồi dào sức khoẻ.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung

Trên 1 bé 5 tháng tuổi khi ta bế bé đứng thẳng việc bé có chống chân xuống và mũi bàn chân là việc bình thường. Sau 1 tuổi khi bé đi đứng bình thường với biểu hiện đi nhón gót lúc đó mới có thể xác định là triệu chứng ở trẻ tự kỷ hoặc bại não.

Bạn cần theo dõi, quan sát toàn bộ quá trình phát triển về tâm vận động và ngôn ngữ của con mình trong 3 năm đầu đời, nếu có những biểu hiện bất thường hoặc chậm phát triển hoặc nghi ngờ bạn có thể đưa con đến khám tại BS nhi hoặc BS tâm thần nhi.


Th.S. BS Lê Thị Hồng Nhung

 

Hoàng Thụy Thảo Tiên - Đà Nẵng

Kính chào BS Quỳnh Diệp, BS Hồng Nhung. Tôi được biết các trẻ tự kỷ thường có những khả năng, kỹ năng đặc biệt. Vậy làm thế nào để phát huy, khơi gợi những khả năng đặc biệt của trẻ tự kỷ? Nên giáo dục, trò chuyện thế nào khi con bị căn bệnh này?

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Đa số các trẻ tự kỷ có năng lực trí tuệ kém phát triển và chỉ có khoảng 5-7% có khả năng đặc biệt như âm nhạc, hội hoạ, tin học, điện tử… điều này được lý giải là do sự phát triển không đồng đều và sự liên kết rời rạc lỏng lẻo giữa các vùng não. Những trẻ tự kỷ có năng lực đặc biệt chỉ có một vùng não phát triển nhưng sự liên kết giữa các vùng thì kém.

Thông qua việc chơi với trẻ, quan sát trẻ có thể nhận biết được các năng lực này, khi phát hiện được trẻ có năng lực đặc biệt sẽ tập trung phát triển những tài năng đó. Bằng phương pháp dạy và tích cực rèn luyện thì những trẻ này vẫn có thể có những đóng góp hữu ích cho xã hội.

Tuy nhiên, song song với việc phát triển những tài năng đặc biệt này, điều quan trọng không kém là giúp cho trẻ tăng cường các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, thích nghi và hoà nhập được với cộng đồng.

 

Nguyễn Thanh Thủy - nguyenthithu….@gmail.com

Tôi sinh đôi 2 bé trai, nay đã được 30 tháng, lúc sinh 1 bé nặng 3kg, 1 bé nặng 2,7 kg. Đến nay 2 bé cân nặng 12kg, một bé đã nói được nhiều từ, thậm chí đọc thành thạo cả câu thơ, nhưng một bé lại chưa biết nói, chỉ nói được vài từ bố hoặc mẹ. Gọi bé thì bé không quay lại, ra sân không chịu di dép mà chạy nhón chân chứ ít khi đi từ từ. Bé thích đi chơi nhà hàng xóm để phá đồ đạc, thích leo trèo, hay lật ngược xe đạp lên để quay bánh xe, hay quay tròn mà không biết chóng mặt... Xin hỏi bác sĩ đó có phải là dấu hiệu của bệnh tự kỉ không, và tôi nên làm gì cho bé ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần nhi để có chẩn đoán xác định tình trạng bệnh của con: tự kỷ, chậm phát triển tâm thần, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần kèm rối loạn hành vi vì các bệnh trên cũng có những triệu chứng như con bạn.

 

Ngô Thu Huyền - huyen...81@gmail.com

Chào bác sĩ,

Con em được chẩn đoán là bị tự kỷ. Em có nghe nói đến sản phẩm Vương Não Khang. Em muốn nhờ BS tư vấn xem có nên cho con em uống sản phẩm này không? Sản phẩm này có tác dụng gì đối với trường hợp bị tự kỷ như con em?

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Chào bạn,

Sản phẩm Thực phẩm chức năngVương Não Khang giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường trí não, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường khả năng học tập, làm việc, tăng khả năng tập trung và phản xạ. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường trí tuệ cho trẻ em.

Sản phẩm này được chỉ định dùng cho những đối tượng như: Trẻ chậm phát triển về trí tuệ và khả năng nhận thức, Trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, Trẻ em chậm giao tiếp, tương tác xã hội (chơi với bạn bè), Trẻ em bị tự kỷ…

Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ sử dụng sản phẩm với liều lượng khác nhau.

+ Trẻ dưới 3 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần ½ gói.

+ Trẻ từ 3 - 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói.

+ Trẻ trên 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 gói.

Mỗi lần uống hòa tan lượng cốm trong gói với nửa ly nước, nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và nên dùng một đợt liên tục từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.


Bùi Thị Kim Liên - Quảng Ngãi

 

Chào Alobacsi! Mình là một độc giả thường xuyên của alobacsi. Giờ mình đang rất suy sụp và mong nhận được tư vấn càng sớm càng tốt của chương trình. Số là mình có 1 cháu trai đã 21 tháng tuổi. Cháu chưa biết nói.

Mình tham khảo một số biểu hiện của bé tự kỷ thì con mình đúng là như vậy: như gọi nhiều lúc không nghe, không để ý đến lời nói của mình, bảo gì cũng không làm chỉ làm theo ý thích của cháu. Lúc nào cũng đòi bế trên tay, nếu đồ chơi cháu thích thì cháu cầm hoài, nếu không cháu đều vứt hết. Trước đây cháu rất hiếu động, lanh lợi.

Vì cháu rất khó ăn, từ nhỏ đến giờ mỗi bữa ăn mình phải mở ca nhạc thiếu nhi cháu mới chịu nên có lẽ đó cũng là một nguyên nhân làm cho cháu trở nên như vậy. Cháu rất thích xem tivi. Giờ mình không biết phải làm thế nào đây. Trước mắt ở nhà mình đã hạn chế cho cháu xem ti vi, dẫn cháu đến những chỗ đông người để cháu hòa nhập dần. Đồng thời bày trò cho cháu chơi.

Mình thật sự khổ tâm quá. Mình có nên đi khám cho cháu và nếu có thì khám ở đâu, có biện pháp gì xử lý kịp thời không? Mình rất cảm ơn và mong nhận được hồi đáp của chương trình Alobacsi.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp

Bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần nhi để các BS khám cũng như có những trắc nghiệm về tâm lý phù hợp để xác định chính xác tình trạng của con bạn phát triển bình thường, bị tự kỷ, bị tăng động giảm chú ý... Nếu con bạn có thể hòa nhập nơi đông người hoặc tương tác tốt với gia đình, biết chơi trò chơi đúng mục đích và chơi với ba mẹ nhiều thì có thể con bạn không bị tự kỷ.

Ở lứa tuổi của cháu việc thích xem ti vi, ca nhạc thiếu nhi, cầm những đồ chơi mà mình yêu thích hoặc luôn đòi bế trên tay là chuyện bình thường, thậm chí cả việc con hiếu động theo đúng lứa tuổi 21 tháng thì cũng không đáng lo ngại. Nếu cháu hiếu động quá mức không để ý đến lời nói của người xung quanh chỉ làm theo ý thích của mình có thể đó là biểu hiện tăng động giảm chú ý.

Phạm Thị Tuyết - tuyetpham….@yahoo.com

Kính thưa BS,
Tôi có thằng con trai 21 tháng, nó rất quậy, trèo leo không lúc nào ngưng tay ngưng chân - trừ giờ ngủ thôi. Tôi rất mệt mỏi, dạy hoài không được. Tôi giận, đánh nó, nó cũng không sợ. Nhưng nó rất thông minh, chỉ thấy ai làm qua bất cứ việc gì 1 lần là nó làm theo được. Tôi không biết con tôi chỉ là hiếu động thông thường hay bị bệnh hiếu động. Tôi muốn đưa nó đi khám và nhờ BS tư vấn cách nào dạy nó ngoan. Nhờ BS cho tôi biết khám và tư vấn ở đâu? Xin chân thành cám ơn.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần nhi để xác định mức độ tăng động giảm chú ý của con cũng như có điều trị, can thiệp sớm.

Dung - dungnguyen….@gmail.com

Kính chào bác sĩ. Tôi có 1 bé trai năm nay lên 4 tuổi, bé rất hay liền tay liền chân, ít tập trung vào làm việc gì, xin cho hỏi có phải bé bị tăng động. Có cách nào để hướng dẫn cho bé cách tập trung vì tôi sợ khi đi học bé sẽ không tập trung nghe cô giáo. Mong được bác sĩ xem và trả lời giúp. Cám ơn bác sĩ rất nhiều!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Con bạn có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý. Bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần nhi để các BS khám, làm các trắc nghiệm về trí tuệ cũng như trắc nghiệm về mức độ tăng động giảm chú ý để có phương pháp điều trị bằng thuốc và phương pháp giáo dục hiệu quả vì trên các trẻ tăng động giảm chú ý dù trí tuệ bình thường nhưng chính sự giảm chú ý sẽ ảnh hưởng kết quả học tập của con sau này.

 

 

Ngọc

Xin chào bác sĩ, cháu 4 tuổi rưỡi cân nặng 22 kg, cao 1,1m. Cháu 27 tháng cháu mới biết đi, đến 3 tuổi cháu phát bệnh động kinh cho đến bây giờ. Cháu không biết chạy và bây giờ chỉ nói được ba, bà nước, chơi, mommom. Xin bác sĩ cho tôi hỏi tôi cần làm gì dạy cháu chạy và tập cháu nói? Rất cám ơn bác sĩ.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Bạn nên điều trị tích cực bệnh động kinh cho con vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm vận động và ngôn ngữ của con. Trẻ bị bệnh động kinh dễ bị chậm phát triển tâm thần do hậu quả của các cơn động kinh. Nên đưa con đến khám BS tâm thần nhi để có các trắc nghiệm về tâm vận động và ngôn ngữ, trí tuệ xác định tình trạng hiện thời của con từ đó có sự can thiệp về thuốc men cũng như hướng dẫn gia đình cách chăm sóc giáo dục con.

Mai Khanh - Điện Biên Phủ, Q.3

Em có 2 cháu sinh đôi cùng bị tự kỷ. Xin cho hỏi, có thuốc nào hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ tự kỷ không? Với những em bé như các con của em, cần bổ sung thêm những chất gì để bé tập trung hơn? Thực phẩm chức năng Vương Não Khang có tốt không? Có nên cho bé uống không? Em xin cảm ơn.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào Mai Khanh,

Ngoài một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng bao gồm đủ các thành phần: tinh bột, đạm (thịt cá, các loại đậu), chất béo, các chất xơ, rau xanh, trái cây… Bạn có thể bổ sung thêm một số chất sau: các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B7, B9, B12), vitamin C, D, E, canxium, magie, sắt, kẽm, selen, i-ôt.

Tuy chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ về hiệu quả nhưng một số thuốc có thể được chỉ định để hỗ trợ phát triển trí não bao gồm: Axit Glutamic, Piracetam, Branin, Phol, Omega3 và Omega6…

Thực phẩm chức năng Vương Não Khang với các thành phần: Đinh Lăng, Thăng Ma, GinkgoBiloba, Taurin… tỏ ra có hiệu quả trên lâm sang đối với các trẻ chậm phát triển tâm thần, chậm phát triển ngôn ngữ, tự kỷ mặc dù chưa có bằng chứng khoa học.

 

Trần Hải Hà

Con trai tôi 3 tuổi, chỉ nói được những từ đơn giản chứ không nói được thành câu dài. Khi tôi hỏi, cháu chỉ biết nhắc lại câu hỏi mà không biết trả lời.

Khi cháu cần gì hay không làm được gì là kêu khóc và dắt tay mẹ đi lấy chứ không chịu nói. Bé có thể nói được một số câu dài nhưng chỉ là nói theo chứ không tự nói và cũng không bao giờ thắc mắc thích hay không thích cái gì.

Cháu rất kén ăn. Mỗi ngày, tôi phải ép và đút cháu mới chịu ăn. Dạy dỗ cháu rất khó khăn. Mỗi lúc tôi bận việc, con trai tôi chỉ ngồi một mình chơi đồ chơi. Cháu rất thích xếp hình. Bình thường bé vẫn chơi với các bạn khác khi có dịp ra ngoài.

Vào tháng 8 vừa qua, tôi cho con trai đi khám ở bệnh viện nhi, bác sĩ kê cho 2 loại thuốc là cerefort và trausan và về nhà dạy trẻ nói, đồng thời cho cháu đi mẫu giáo. Hàng ngày, khi bé đi học về, tôi thường chơi với bé, hát cho bé nghe và kể chuyện cổ tích khi đi ngủ.

Tôi cũng hay sai vặt, chẳng hạn lấy chổi quét nhà, và bé đều làm được. Khi uống sữa xong, bé biết vứt rác vào thùng và khi chơi trò chơi xong biết tự cất đúng chỗ. Bé biết tự đi vệ sinh. Khi tôi dạy con ở nhà, bé không tập trung, chỉ lao vào ôm và cười đùa. Cháu nói rất ngọng, chỉ có một số từ hoặc một số câu rõ. Xin hỏi bác sĩ cháu có bị tự kỷ hay gặp vấn đề gì về thần kinh không, và tôi nên dạy con như thế nào?

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Nếu bé chơi đùa, giao tiếp tốt với bạn cùng tuổi thì không phải là tự kỷ. Nhưng con bạn có rối loạn phát triển ngôn ngữ. Bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần nhi để xác định nguyên nhân của chậm phát triển ngôn ngữ cũng như có điều trị thích hợp về thuốc men và ngôn ngữ trị liệu cho con mình.

Trần L.H - rose1873…., NKKN

Con trai đầu lòng của chúng tôi phát hiện mắc chứng tự kỷ đã 4 năm. Nay cháu đang học trường chuyên biệt H.M.T. Vợ chồng chúng tôi đang muốn sanh thêm con để sau này làm chỗ dựa cho anh nó. Nhưng lại rất sợ sanh con thứ 2 sẽ bị tự kỷ tiếp? Nếu thế chắc gia đình tôi chết mất.

Xin bác sĩ trả lời giúp: Trẻ tự kỷ là do gen hay do môi trường? Sanh con thứ 2 nguy cơ mắc tự kỷ có cao không? Khi mang thai có thể phát hiện sớm được không? Trân trọng cám ơn bác sĩ rất nhiều.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Nguyên nhân chính xác của tự kỷ cho đến hiện nay vẫn chưa được biết một cách đầy đủ, được quy cho là do yếu tố di truyền (yếu tố chính) hoặc yếu tố môi trường hoặc kết hợp cả hai. Bạn có thể tham khảo câu trả lời của tôi cho bạn Lan Anh (câu 1).

Nếu trong gia đình có một cháu bị tự kỷ thì nguy cơ cho những lần sanh sau là 5-8%. Ngoài tự kỷ thì anh chị em của trẻ tự kỷ còn có thể bị các rối loạn phát triển khác như: chậm phát triển, rối loạn học tập (rối loạn đọc). Khi mang thai không thể phát hiện trẻ bị tự kỷ, tuy nhiên một số những nguyên nhân gây chậm phát triển tâm thần có thể phát hiện sớm qua siêu âm thai, xét nghiệm dịch ối (hội chứng Down, một số rối loạn do bất thường nhiễm sắc thể).

 

Nguyễn Ngọc Nga - Email: nga09021979@.... Trần Kế Xương, Bình Thạnh, TPHCM

Bác sĩ ơi, xin hãy cứu gia đình chúng em.

Từ khi phát hiện con chậm nói, lầm lì, khó bảo, đi khám thì bác sĩ nói bé bị tự kỷ, cả 2 bên gia đình nội ngoại của em như rơi vào địa ngục. Bên nội thì tìm cách đổ lỗi nguyên nhân cho em, còn bên ngoại thì cho rằng tại gen nhà chồng. Em thì vừa thương con, vừa cảm thấy bế tắc quá.

Bác sĩ ơi, giờ em phải làm sao? Em phải làm gì để giúp con em? Em nên cho bé học ở trường mầm non bình thường hay chuyên biệt? Em phải giải thích thế nào để cả nhà bình tĩnh trở lại? Em cảm ơn bác sĩ vô cùng.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn Ngọc Nga,

Với những thông tin ít ỏi bạn cung cấp không thể khẳng định rằng bé bị tự kỷ, tốt nhất bạn nên đưa bé đến khám với một BS chuyên khoa Tâm thần (Nhi) có kinh nghiệm để được chẩn đoán xác định. Trên thực tế không ít những trường hợp bị chẩn đoán nhầm.

Một khi đã có chẩn đoán chính xác là tự kỷ thì nguyên nhân của rối loạn này cho đến hiện nay được cho là do yếu tố di truyền hoặc/và yếu tố môi trường. Bạn có thể tham khảo nội dung này trong câu trả lời của tôi cho bạn Lan Anh (Câu 1).

Trục trặc về vấn đề di truyền không nằm hoàn toàn ở một phía. Vấn đề không phải là đổ lỗi cho bên này hay bên kia mà nên bình tĩnh chấp nhận thực trạng của bé và cùng chung tay để giúp bé có điều kiện tốt nhất để phát triển.

Nếu cháu đã có chẩn đoán chắc chắn bé bị tự kỷ thì nên cho bé học ở trường chuyên biệt hoặc học ở trường mầm non bình thường nhưng phải có giờ học chuyên biệt để tăng cường khả năng giao tiếp, nhận thức và thích ứng xã hội.

Cả gia đình cần bình tĩnh, tham khảo các tài liệu về chuyên môn để tự trang bị những kiến thức về bệnh tật, hiểu và chấp nhận và có thái độ và cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của trẻ.

 

Vũ Kim Chi - binbonquo….@yahoo.com.vn

Con trai em 8 tuổi, rất mê xem tivi và thường không tập trung. Vì vậy em quy định cho bé chỉ dược xem tivi 1 giờ 1 ngày nhưng cũng không cải thiện được việc tập trung của bé. Bé rất hay quên và lười suy nghĩ. Một bài toán dễ dù đã giải thích cặn kẽ nhưng bé vẫn không suy nghĩ ra, mới nói dặn dò bé xong hỏi lại bé đã quên. Cho em hỏi bé nhà em bị làm sao và muốn khám cho bé ở đâu? Uống gói cốm Vương Não Khang có giúp bé cải thiện trí nhớ không? Cám ơn bác sĩ.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần nhi làm các trắc nghiệm về trí tuệ và các trắc nghiệm về tăng động giảm chú ý để xác định tình trạng của con bạn: tăng động giảm chú ý, chậm phát triển tâm thần hay có trí tuệ bình thường mức độ thấp. Gói cốm Vương Não Khang có thể giúp bé cải thiện trí nhớ nhưng phải có chỉ định về liều lượng dùng để phát huy hiệu quả thuốc tốt nhất cho trẻ.

 

 

 

Nguyễn Thị Thu Hương - 467/3/ Nguyễn Trãi, quận 5

Chào bác sĩ, bà có thể cho biết có mấy loại tự kỷ? Tăng động có phải tự kỷ không? Thái độ của cha mẹ khi có con bị bệnh này nên như thế nào? Xin chân thành cám ơn bác sĩ!

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Rối loạn phổ tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phát triển lan toả bao gồm 4 loại:

+ Rối loạn tự kỷ Kamer là thể bệnh nặng nhất với đầy đủ các triệu chứng suy giảm về mặt xã hội, rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp, rối loạn hành vi định hình thường xảy ra trước 3 tuổi.

+ Rối loạn Asperger (rối loạn tự kỷ có chức năng nhận thức cao): có suy giảm về mặt xã hội nhưng khả năng ngôn ngữ và trí tuệ thì gần như bình thường.

+ Rối loạn tan rã ở trẻ em: Phát triển bình thường ở giai đoạn đầu nhưng sau đó thoái lui.

+ Rối loạn phát triển lan toả không chuyên biệt khác chỉ có một số biểu hiện tự kỷ.

Trong bệnh tự kỷ trẻ có thể có những bất thường về mặt hành vi như tăng động hoặc giảm vận động hoặc hành vi tự gây thương tích. Rối loạn hành vi tăng động ở đây hoàn toàn khác với một bệnh cảnh có tên gọi là “Rối loạn tăng động giảm chú ý”. Trong rối loạn này trẻ vẫn có thể giao tiếp, quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ trí tuệ bình thường. Nhưng chỉ có khiếm khuyết về tập trung chú ý và rối loạn hành vi theo kiểu tăng động-xung động.

Cha mẹ nên yêu thương, chấp nhận trẻ một cách vô điều kiện, thông cảm với những khó khăn bất thường của trẻ, kiên nhẫn, nghị lực giúp trẻ tương tác vượt qua những khiếm khuyết, từng bước có đời sống tự học.

Vu - anx…@gmail.com

Con trai tôi 6 tuổi và tính tình hơi nhút nhát, rụt rè. Cháu ngày càng lớn và tôi biết mình không thể theo sát cháu và giúp đỡ cháu mãi được. Tôi phải làm sao để cháu có thể tự tin và tự lập hơn để vượt qua những thử thách lớn nhỏ hàng ngày?

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động tại trường, các câu lạc bộ, hoạt động trong xã hội. Hướng dẫn con cách tự giải quyết những vấn đề phù hợp với lứa tuổi của con, tự làm những việc ở tuổi của mình. Khích lệ con biểu lộ cảm xúc của mình. Động viên khi con gặp thất bại cũng như có biện pháp khen thưởng đúng lúc khi con đạt những thành quả tốt. Không lên án hoặc la rầy, đánh mắng khi con có lỗi mà nhẹ nhàng phân tích những lỗi lầm đó để tránh tái phạm lần sau.


Kim Ngọc Huỳnh - huynhkimN@....

Thưa bác sĩ!
Tôi có con gái sinh năm 2009, phát hiện bị tự kỷ được 3 năm rồi. Bé rất có năng khiếu về âm nhạc. Chỉ cần thấy cây đàn là bé có thể ngồi chơi hàng giờ. Những bản nhạc khó, cô giáo chỉ cần chỉ 1-2 lần là bé chơi không sai một nốt nào. Tuy nhiên, bé lại rất lười vận động, chỉ thích ngồi một chỗ trong im lặng. Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên là có nên cho bé chơi thể thao? Hay chỉ học nhạc là đủ? Cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Đa số các trẻ tự kỷ có trí tuệ kém phát triển và chỉ có một số trẻ tự kỷ có năng khiếu đặc biệt về một lĩnh vực nào đó như âm nhạc, hội hoạ, tin học…rất may là con bạn nằm trong số này.

Việc nuôi dưỡng và phát triển tài năng âm nhạc cho con là điều cần thiết, tuy nhiên song song với việc trên thì việc giúp cho con hoà nhập được với xã hội, giao tiếp với cộng đồng xung quanh, có được các kỹ năng tự chăm sóc bản thân và có cuộc sống độc lập cũng không kém phần quan trọng.

Nên khuyến khích bé vận động từng bước từ đơn giản đến phức tạo, từ ít đến nhiều hơn là để cháu ngồi một chỗ, nếu được có thể chọn cho bé môn thể thao có tính chất tập thể, tương tác qua lại với các bạn đồng lứa.

 

K.T.Ha - Th….@yahoo.com

Chào bác sĩ,
Vợ chồng tôi là công chức nhà nước. Hiện nay có một con trai đầu lòng được 35 tháng tuổi, nặng 20kg, cao 96cm. Từ lúc 3,5 tháng tuổi tôi phải gửi cháu cho bà vú để đi học cao học (từ sáng tới chiều đón về). Bà vú là người kỹ tính, rất yêu chiều và chỉ chăm 1 mình cháu... nói chung 2 bà cháu rất quấn quýt nhau.

Tuy nhiên, không biết có phải do bà quá nuông chiều cháu hay không mà tính tình của cháu rất hay cáu gắt khi người khác làm sai ý muốn của cháu. Lúc bình thường cháu nói chuyện rất lễ phép và khôn ngoan nhưng hễ ai làm gì ko vừa ý bé là bé la hét, nạt nộ rất lớn đặc biệt là ở những nơi đông người.

Khi gặp người lạ, cháu cũng không chịu chào hỏi lễ phép... mà chỉ khi nào thích thì mới làm. Vợ chồng tôi cũng đã cố gắng nói "ngọt", giải thích nhẹ nhàng cho bé hiểu rằng tính cách như thế là không phải bé ngoan... nhưng cháu cũng ừ à cho qua rồi cũng lại chứng nào tật đó nên có lúc vợ chồng tôi cũng phải la và phạt cháu.

Khi ở lớp cháu rất ngoan nhưng khi về nhà cha mẹ, ông bà bé lại vẫn thể hiện tính khí như cũ. Vợ chồng tôi thật sự rất lo lắng và sợ không thể dạy dỗ được cháu. Vì vậy tôi rất mong mỏi quý bác sĩ tư vấn giúp vợ chồng tôi về tình trạng phát triển tâm lý của cháu cũng như cách dạy dỗ và khắc phục tính khí này ở bé! Tôi xin chân thành cảm ơn!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Vì cháu được mọi người trong gia đình quá cưng chìu nên có những biểu hiện như trên. Trẻ 3 tuổi có những cơn bùng nổ về cảm xúc và hành vi. Ở lứa tuổi này trẻ chưa phân biệt được đúng sai, những điều nên làm và không nên làm. Ngoài ra, con bạn là một đứa trẻ có cá tính mạnh.

Do đó, mọi người trong gia đình từ ông bà, ba mẹ, người chăm sóc trẻ… phải cùng thống nhất cách giáo dục trẻ, có chế độ “thưởng phạt” lành mạnh, không quá nuông chìu cháu nhưng cũng đừng quá cứng rắn, khắt khe với cháu, khuyến khích trẻ lặp đi lặp lại những hành vi tốt, hạn chế tối đa hoặc ngăn cấm những hành vi không tốt, quan trọng nhất đừng để tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” của các thành viên trong gia đình khi giải quyết vấn đề cho trẻ.


Nguyễn Thanh Tùng - Vũng Tàu

Chào bác sĩ,

Thưa BS, con tôi được 5 tuổi. Chúng tôi đưa cháu đến Viện tâm lý thực hành IPP ở TPHCM để khám. Các BS ở đấy chẩn đoán cháu bị tăng động và thực hiện các bài tập can thiệp chức năng, hành vi cho cháu, mặt khác có tư vấn chúng tôi nên dùng thực phẩm chức năng Vương Não Khang hỗ trợ điều trị thêm cho cháu. BS tư vấn giúp tôi có nên dùng không? Và sản phẩm có đáng tin cậy không ạ?

BS.CK 2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Sản phẩm thực phẩm chức năngVương Não Khang giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường trí não, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường khả năng học tập, làm việc, tăng khả năng tập trung và phản xạ, giúp hỗ trợ tăng cường trí tuệ cho trẻ em.

Sản phẩm đã được BS tư vấn thì bạn có thể yên tâm cho bé sử dụng sản phẩm này. Để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc hỗ trợ điều trị bạn nên cho bé sử dụng liên tục từ 3-6 tháng và sử dụng đúng với liều lượng cho lứa tuổi của bé nhé.

Như Quỳnh - nhuquynh….@

Chào Bác sĩ! Con em hiện nay đã 26 tháng. Mỗi lần gọi tên cháu dường như không nghe, không đáp ứng với lời nói của người nhà. Mở quảng cáo thì cháu nghe và chạy lại coi. Đến giờ cháu vẫn chưa biết nói.

Chúng tôi đi khám ở bệnh viện Nhi đồng 2 thì được chẩn đoán là: theo dõi tự kỷ. Mong bác sĩ hướng dẫn chúng tôi cách chăm sóc và dạy cháu mau biết nói. Gia đình đăng ký lịch học tâm lý cho bé ở bệnh viện nhưng thời gian được học rất ít. Đi học 1 tháng có vài buổi nên chưa thấy hiệu quả gì. Mong bác sĩ giúp đỡ.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Em nên đưa con đi khám lại tại BS tâm thần nhi, làm các trắc nghiệm về tự kỷ và ngôn ngữ để xác định chính xác con có bị tự kỷ không cũng như mức độ tự kỷ hay là chỉ bị chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần.

Ngôn ngữ trị liệu trên những trẻ có rối loạn về ngôn ngữ phải được tiến hành thường xuyên ít nhất là 3 buổi 1 tuần (1 buổi 45 phút - 1 giờ) và phải được điều trị lâu dài bên cạnh việc trẻ phải được can thiệp bằng những loại thuốc bổ não giúp kích thích sự phát triển về ngôn ngữ.

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian chơi và nói chuyện với con, đưa con ra ngoài giao tiếp nhiều với các bạn cùng tuổi, nên cho con đi học mẫu giáo để có môi trường phát triển toàn diện về tâm vận động và ngôn ngữ cho con.

Phạm Văn Ánh - anh…@yahoo.com

Xin hỏi bác sĩ về kết quả Điện não đồ. Con tôi 3 tuổi rưỡi, cháu chưa biết nói, khoảng 1 tuổi cháu có biểu hiện không bình thường như: hay khóc (nhất là vào nửa đêm), tự dứt tóc, gãi chân tay... Tôi cho cháu đi khám bác sĩ kết luận cháu bị tự kỷ.

Tôi đã cho cháu đi chữa ở Viện nhi Hải Dương hơn 2 năm nay. Tiến triển cũng không khá mấy. Hôm nay bác sỹ cho cháu đi Điện não đồ, kết quả kết luận: "Kết quả không bình thường" và hẹn 1 tuần sau Điện não đồ lại.

Bác sỹ cho tôi hỏi liệu con tôi có thể bị bệnh Viêm não không? Tôi rất lo. Mong bác sỹ giúp đỡ. Xin cảm ơn nhiều.

BS.CK 2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Các thông tin bạn cung cấp quá ít để có thể kết luận bé nhà bạn bị tự kỷ. Nếu muốn nghĩ đến tự kỷ ở trẻ 3 tuổi ít nhất phải có các biểu hiện sau:

+ Khiếm khuyết các kỹ năng giao tiếp xã hội (tránh tiếp xúc bằng mắt, không biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, không đáp ứng với âm thanh (khi được gọi tên), không hoặc ít phát ra âm thanh (không nói, không cười thành tiếng), không thích chơi với người lạ, không tham gia các trò chơi tập thể.

+ Khiếm khuyết về ngôn ngữ: Không hiểu lời nói, không có ngôn ngữ, nếu có thường là nói vô nghĩa, nhại lời.

+ Hành vi bất thường: Khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc, chống lại việc học và thực hành một hoạt động mới. Có những hành vi mang tính nghi thức, cưỡng bức, rập khuôn, vung vẩy hai tay, lắc lư thân người, chạy nhảy vòng tròn…

Điện não đồ trên trẻ tự kỷ có thể có những biểu hiện bất thường, những bất thường này có thể là do bệnh lý động kinh kèm theo trên bệnh nhân tự kỷ (thường xuất hiện khoảng 25%), hoặc cũng có thể chỉ đơn thuần là những bất thường về chức năng của não bộ trong rối loạn tự kỷ. Để phân biệt 2 vấn đề này thì chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng và qua việc quan sát, thăm khám trẻ.

Việc BS kết luận điện não đồ không bình thường và hẹn 1 tuần sau kiểm tra lại mà không có can thiệp tức khắc chứng tỏ con bạn không bị viêm não. Bởi vì viêm não là một bệnh lý cấp tính biểu hiện bằng tình trạng sốt và các triệu chứng liên quan tổn thương hệ thần kinh trung ương (nhức đầu, nôn ói, co giật, rối loạn ý thức, rối loạn hành vi…) Nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Trần Thị Kim Dung - 43 tuổi, Tân Bình, TPHCM

Chào bác sĩ,

Con tôi năm nay học lớp 7, trước đây gia đình thấy cháu có biểu hiện thần kinh yếu hay la hét, nên dẫn đi khám BS. Lúc khám, BS thấy cháu bình thường nên chỉ cho uống thuốc bổ não. Ở nhà cháu vẫn sinh hoạt vui chơi bình thường.

Nhưng dạo gần đây, cháu hay run sợ, vã mồ hôi và không chịu tới trường học. Tôi hỏi tại sao thì cháu nói không biết, chỉ nói thấy có bóng đen mờ không nhìn rõ. Tối ngủ thì sau khi ngủ được 1-2 tiếng thì cháu bật ngồi dậy, vẻ mặt hoảng loạn, không cho ai đụng vào người. Tôi phải cố ôm cháu vào lòng rồi bảo nằm xuống ngủ.

Do không biết chính xác cháu bị gì, tôi rất lo lắng. Mong các BS giúp đỡ. Cảm ơn rất nhiều.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Qua những biểu hiện bạn mô tả về con bạn nhận thấy con bị rối loạn lo âu, do đó bạn nên đưa con đến khám BS tâm thần nhi để có điều trị tích cực cho con để con có thể sớm quay lại trường.

Trần Trí - Hà Nội

Kính chào các bác sĩ. 10 năm qua vợ chồng tôi đã đi qua không biết bao nhiêu bệnh viện, phòng khám tâm lý, đọc không biết bao nhiêu sách về trẻ tự kỷ. Hiện tại cậu con trai 14 tuổi của chúng tôi đã học lên được lớp 6, học lực dưới trung bình. Cháu đã biết tự làm vệ sinh cá nhân, biết sắp xếp sách vở, quần áo của mình. Bác sĩ có thể cho biết bao nhiêu phần trăm trẻ tự kỷ khi lớn lên có thể sống cuộc đời bình thường? Khi lớn lên trẻ tự kỷ có thể tự đi làm nuôi sống bản thân được không? Vợ chồng tôi có con muộn, lại chỉ có mỗi mình cháu, nên giờ tuổi già đến rồi mà vẫn không hết lo lắng. Chỉ sợ khi chúng tôi nằm xuống, con sẽ khổ. Mong bác sĩ hãy tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn bác sĩ.


BS Quỳnh Diệp chia sẻ rất cảm thông với những gia đình có con tự kỷ. Theo bác sĩ, để đi đường dài với bé, các bậc phụ huynh nên tham gia các CLB, các nhóm cha mẹ có con tự kỷ và thường xuyên tham vấn chuyên gia tâm lý để có phương pháp nuôi dưỡng, tập luyện phù hợp cho con mình.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Theo các nghiên cứu của nước ngoài thì chỉ có 1-2% trẻ tử kỷ khi lớn lên có cuộc sống bình thường (sống độc lập và có nghề nghiệp).

60-70% là tàn phế nặng nề và sống phụ thuộc hoàn toàn. Trong đó 50% sống trong các viện tâm thần.

Còn 5-20% ở trạng thái ranh giới (sống tự lập một phần, cần một sự giám hộ và giúp đỡ thường xuyên).

 

 

- Hồ Lê Ân - leanho…@gmail.com

Kính thưa bác sĩ,

Bé nhà em mới được chẩn đoán bị tự kỷ nhưng em không thể tin nổi chuyện này, em rất buồn và lo lắng cho tương lai của con em sau này.

Việc trẻ bị tự kỷ có thể tiên lượng được tương lai của con không? Liệu có bệnh nào khác cũng có triệu chứng giống tự kỷ không thưa BS? Và việc trẻ bị tự kỷ có hay bị những bệnh khác không ạ?

Mong BS cho em câu trả lời sớm. Em và gia đình chân thành cảm ơn BS.

ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung:

Tiên lượng về tương lai của trẻ tự kỷ, bạn tham khảo câu trả lời ở trên của BS Diệp.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ, tôi trả lời trên.

Trẻ tự kỷ cũng giống như trẻ bình thường vẫn có thể bị những bệnh khác.

 

Nguyễn Như Ý - Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Chào bác sĩ,

Con gái tôi cao 110 cm, nặng 21kg, bé đang đi học lớp chồi, năm nay bé được 4 tuổi rưỡi mà bé vẫn chưa nói được thành câu dài khoảng 5-6 từ trở lên hoặc có những câu, những từ bé nói rất khó khăn, bé xem ca nhạc thì bé cũng hát theo nhưng chữ được chữ mất.

Bé chưa diễn đạt được ý muốn của mình hay là đặt câu hỏi về một vấn đề gì đó. Khi gặp cái gì mà bé chưa biết, thì bé chỉ biết hỏi "cái gì?". Bé rất hay hỏi cả những cái mà bé đã biết.

Bé hiểu những việc mà bố mẹ sai khiến và thực hiện chúng (Ví dụ: con đi lấy chén ăn cơm, mở ti vi, mở volume đến số mấy, đi đánh răng...) Bé biết mặt chữ bảng chữ cái tiếng Việt và biết mặt số từ 1-100. Bé chỉ ăn những món quen còn những món lạ thì bé không chịu ăn, phải ép thì bé mới ăn. Ở trường cô giáo nói bé vẫn chơi với bạn nhưng ít nói, về nhà thì bé chơi với em nhưng chưa biết nhường nhịn em, đôi khi còn dành đồ chơi với em.

Xin BS cho biết con tôi đang bị triệu chứng gì và tôi phải làm gì để cải thiện tình trạng của bé. Xin cảm ơn BS!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Con em có biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ nhẹ đơn thuần. Nên đưa con đến khám BS tâm thần nhi để được điều trị về thuốc men cũng như giúp đỡ về ngôn ngữ trị liệu để cải thiện tình trạng hiện tại của con.

- Mai - Đà Nẵng

Chào bác sĩ,

Em có 1 vấn đề cần nhờ BS giải đáp: Con của em 20 tháng. Theo nhận định của em thì bé có khiếu nói nhanh hơn các bé cùng lứa: 5 tháng đã bập bẹ biết nói, nói nhiều (Mà không hiểu nói gì thôi).

Cháu nhớ rất nhanh, nghe 1 vài lần có thể nhớ. Cháu chưa đi học mẫu giáo nhưng thuộc rất nhiều bài hát, dừng ở đâu là cháu hát tiếp ở đó. Rồi cháu nói được nhiều từ, nghe từ gì cũng nói lại được, nghe nhạc hiệu quảng cáo thì biết đó là chương trình quảng cáo… Chỉ có điều cháu vẫn chưa hiểu ý câu nói của người lớn.

Thông thường, trẻ 20 tháng em thấy hiểu được ý người khác nói là gì (VD: Lấy cái này cho mẹ, tai ở đâu, mắt ở đâu…) Nhưng con của em thì không hiểu những cái đó dù đã có bày cháu, em thử bảo cháu làm cái này, cái kia nhưng cháu có vẻ như không hiểu em đang nói gì. Mặc dù nhiều lúc em nói câu ngắn như: Ai đây? Là cháu hiểu ý câu đó, lần sau cháu muốn hỏi ai đó, hoặc vật gì đó thì cháu cũng dùng câu “Ai đây?”.

Cháu cũng biết gọi tên người trong nhà: Ba ơi, mẹ ơi, Hoàn ơi… và cũng thích chơi với các bé khác chứ không phải kém giao tiếp. Chỉ có 1 vấn đề là cháu vẫn chưa hiểu ý của người khác nói để làm theo. Vậy con em như vậy có bị chậm hiểu hay bị tăng động không? Nhờ BS cho em lời khuyên. Em cảm ơn.

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Ở lứa tuổi 20 tháng đôi khi các cháu vẫn chưa hiểu ý của người khác nói để làm theo, nếu em quá lo lắng thì đưa con đến BS tâm thần nhi để được làm các trắc nghiệm về tâm vận động và ngôn ngữ xem sự phát triển của con có bình thường so với tuổi hay không.

Dù đã quá trưa, nhưng số lượng câu hỏi gửi về cho 2 bác sĩ vẫn rất nhiều

- Hồng Kim - kimhong…@gmail.com

Chào Alobacsi,

Tôi có người cháu chồng năm nay 12 tuổi, sau khi hết sốt bỗng nhiên ít nói, ít ăn, thường lảm nhảm, ngủ hay giật mình, không kiểm soát được hành động, vào BV đá đồ của người nhà những bệnh nhân khác, hoặc đánh người. Nhưng cũng biết và nhận ra người thân (giống như lúc tỉnh lúc mê).

Trước khi mắc bệnh, cháu là 1 đứa trẻ hoạt bát, ăn khỏe, khôn khéo trong việc cư xử với mọi người xung quanh nên được nhiều người rất thương mặc dù đôi khi cũng rất lỳ và cứng đầu, nhưng duy nhất chỉ mỗi việc học rất tệ, tiếp thu bài chậm. Hiện tại, gia đình rất hoang mang, không biết cháu bị mắc bệnh gì?

Mẹ cháu thường hay quát và đánh mỗi khi cháu không nghe lời, không biết như vậy có ảnh hưởng đến suy nghĩ và bệnh của cháu. Kính mong các BS cho tôi và gia đình lời khuyên cũng như tình trạng bệnh của cháu như thế nào? Là bệnh gì? Và phải điều trị ra sao? Xin chân thành cảm ơn tất cả BS tại AloBacsi.vn. Trân trọng!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Những biểu hiện bất thường sau khi sốt của cháu là những rối loạn về tâm thần xảy ra sau khi bị viêm màng não, viêm não. Do đó, khi cháu sốt có thể cháu đã bị viêm não, viêm màng não mà gia đình không phát hiện. Nếu hiện tại cháu không còn sốt gia đình nên đưa con đến khám tại BS tâm thần để điều trị tình trạng bệnh của con.

- Trương Hoa Anh - 01691083… Trương Định - HBT - Hà Nội

Kính gửi BS Phạm Quỳnh Diệp và BS Lê Thị Hồng Nhung!

Em là cô giáo trẻ mới ra trường, làm việc ở một trường mầm non có nhận các trẻ đặc biệt. Em rất thương các bé. Nhưng việc dạy dỗ, chăm sóc các bé tự kỷ, tăng động, chậm phát triển phải nói là vô cùng vất vả. Nhiều bé phản ứng rất dữ dội. Em rất mong được bác sĩ chỉ giúp những việc nên làm và những việc tuyệt đối không được làm khi nuôi dạy trẻ tự kỷ? Em cảm ơn hai bác sĩ rất nhiều.

BS.CK 2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào em,

Việc dạy dỗ và chăm sóc các bé có các khiếm khuyết về tâm thần thật sự vô cùng khó khăn, đòi hỏi người chăm sóc phải có nhiều nghị lực, biết yêu thương, thông cảm, chấp nhận trẻ, kiên nhẫn và luôn có thái độ tích cực.

+ Nên dành thời gian cho trẻ, giúp trẻ tương tác, khuyến khích trẻ trò chuyện, tham gia các hoạt động vui chơi, hướng dẫn cho trẻ cách đáp ứng giao tiếp thích hợp.

+ Lưu ý những điều trẻ làm được hơn là chú tâm vào những việc trẻ không làm được. Nên khen thưởng khi trẻ có những hành vi thích hợp.

+ Phải kiên nhẫn với những ngôn ngữ hạn chế của trẻ. Thay vì chỉ hướng dẫn bằng lời nói thì nên thay thế bằng hình ảnh.

+ Trẻ tự kỷ thường có những suy nghĩ cụ thể, diễn dịch ngôn ngữ theo nghĩa đen nên khi giao tiếp với trẻ tránh dùng thành ngữ, chơi chữ, những từ có ý nghĩa ẩn dụ, ám chỉ, mỉa mai… Nên giải thích ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản.

+ Đối với những trẻ hay có những hành vi kích động, phản ứng dữ dội cần quan sát để tìm ra những nguyên nhân khiến trẻ kích động, ghi chép giờ giấc, khung cảnh, người trong cuộc, hoạt động để tìm ra mẫu số chung cho những lần kích động để từ đó có thể phòng tránh cho trẻ những cơn giận dữ.

+ Sắp xếp các hoạt động theo một trình tự nhất định và hạn chế tối đa sự xáo trộn.

+ Cần tạo môi trường quen thuộc và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

+ Tuyệt đối tránh lên giọng, miệt thị, chê bai, quát nạt, đánh đập trẻ.

+ Tránh đề ra những luật lệ, những quy định không rõ ràng, không nhất quán.

+ Tránh thái độ thất vọng khi sự tiến bộ của trẻ diễn ra chậm, không tương ứng với sự kỳ vọng của mình.

- Trương Ngọc Huyền - 14 tuổi, Ngõ Liên Việt

Chào bác sĩ,

Cháu năm nay 14 tuổi. Cháu có rất nhiều suy nghĩ, cảm xúc mà cháu không thể diễn tả bằng lời. Cháu luôn cảm thấy buồn, thấy mình cô độc, thấy thất vọng về chính mình. Vì điểm số của cháu không được cao như các bạn nên mẹ cháu rất buồn, thực sự lực học của cháu chỉ đến vậy nhưng mẹ cháu luôn nghĩ cháu học giỏi.

Nhiều khi cháu nghĩ mình nên chết đi có lẽ sẽ tốt hơn vì co quá nhiều chuyện kinh khủng trong quá khứ mà cháu không thể quên, cháu cảm thấy rất mệt mỏi khi tiếp tục sống. Và cháu không nhớ rõ từ bao giờ, vì lý do gì mà mình rạch tay, cháu chỉ biết là làm vậy cháu cảm thấy rất thoải mái, việc đó giúp cháu bình tĩnh, một số người bạn của cháu thấy rồi nó cháu điên, bệnh hoạn...

Qua tất cả những điều cháu có thể kể ở trên, cháu muốn hỏi cháu có bị vấn đề gì về tâm thần không?

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Cháu có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, cháu nên nói ba mẹ đưa đến khám tại BS tâm thần để được điều trị kịp thời, giúp cháu vượt qua những suy nghĩ bi quan của mình.

- Nguyễn Thu Thủy - Thuynt….@gmail.com

Chào bác sĩ,

Con tôi 4 tuổi. Cháu bị chậm nói, học hành và tiếp thu chậm. Cháu rất dễ cáu gắt, cái gì không vừa ý cháu là cháu cáu và gào thét. Con tôi như vậy có bị tự kỷ không? Tôi muốn hỏi thêm BS hiện nay có thuốc nào chữa được bệnh tự kỷ không? Xin cám ơn BS!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Con bạn có thể bị chậm phát triển tâm thần, tốt nhất nên đưa con đến BS tâm thần nhi để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào chữa được bệnh tự kỷ.

- Lê Đình Huệ - Cổ Nhuế - Hà Nội

Chào bác sĩ,

Xin BS tư vấn cho trường hợp của con trai tôi. Năm nay cháu lên lớp 2. Tôi có để ý quan sát và thấy cháu có một số biểu hiện lạ: trí nhớ của cháu rất kém, khi làm toán cháu không nhớ được số, còn khi viết văn cháu thường viết rất loằng ngoằng, câu cháu viết ra rất vô nghĩa, không logic. Bài tập tô màu của cháu rất xấu, cháu lúc nào cũng tô chệch ra khỏi hình vẽ.

Trong trường hợp của cháu có liên quan đến bệnh chậm phát triển trí tuệ không ạ? Tôi nên làm và cho cháu dùng thuốc gì để tốt hơn cho trường hợp của cháu? Cảm ơn BS!

ThS BS Lê Thị Hồng Nhung:

Bạn nên đến khám tại BS tâm thần nhi làm các trắc nghiệm về trí tuệ để xác định tình trạng của con. Có một số thuốc giúp hỗ trợ trí nhớ nhưng phải được BS chỉ định.

- Trương Nam Hoàng - kelvinhoang…@yahoo.com

Chào bác sĩ,

Xin cho hỏi, việc dùng thuốc có hữu ích trong điều trị các vấn đề hành vi của trẻ tự kỷkhông? Những loại thuốc nào được sử dụng để điều trị cho trẻ tựkỷ? Tôi nên làm gì trước khi cho con dùng thuốc? Mong nhận được hồi âm của BS. Cám ơn BS rất nhiều.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Những trẻ tự kỷ mà không có các rối loạn hành vi thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc, ngoại trừ việc bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất, các chất bổ dưỡng cho não. Bạn có thể tham khảo ở câu trả lời của tôi cho bạn….

Khi trẻ tự kỷ có rối loạn hành vi (gây hấn, kích động, định hình, nghi thức), rối loạn giấc ngủ thì một số thuốc hướng thần tỏ ra hiệu quả bao gồm: thuốc chống loạn thần (Risperidone), thuốc chống trầm cảm (SSRI), thuốc kháng động kinh (VPA, CBZ,…), các thuốc kích thích tâm thần (Ritalin, Concertan).

Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc này cần được tư vấn, giám sát và theo dõi thường xuyên của BS chuyên khoa tránh việc tự sử dụng vì các thuốc này có các tác dụng phụ nguy hiểm.

- quy tran - trankim…@gmail.com

Cháu xin chào bác sĩ,

Hiện nay cháu đang rất lo lắng về cậu con trai của mình. Rất mong nhận được sự tư vấn, giúp đỡ của BS ạ.

Con trai cháu năm nay gần 4 tuổi, cháu rất nghịch ngợm. Các cô giáo ở lớp cháu nhận xét thấy có nhiều biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý và bảo cháu nên đưa con về Hà Nội khám (Cháu ở Tuyên Quang ạ).

Con trai cháu có các biểu hiện sau:

- Trong lớp, cháu chỉ ngồi học yên được một lúc hoặc đang ngồi học cùng các bạn cháu tự ý đứng dậy ra ngoài mà không xin phép cô giáo, cháu không tập trung học, chỉ mải chơi, hay trèo leo lên ghế, cửa sổ.

- Giờ tập thể dục dưới sân trường, cháu thường ít xếp hàng tập cùng các bạn mà luôn chạy ra khu vực cầu trượt, đu quay để chơi. Chỉ khi đã được cô giáo dặn dò nhẹ nhàng trước khi xuống sân tập cháu mới chịu tập cùng các bạn, nhưng cũng không yên được hết giờ tập thể dục, được 1 lúc cháu lại tự ý bỏ hàng đi chơi. Tóm lại là cháu thích làm theo ý của mình.

- Ở lớp cháu chỉ chơi với 1 số bạn (khoảng 5-7 bạn trai) mà không chơi đồng đều với các bạn, cháu cũng chỉ biết tên những bạn đó còn lại hỏi tên những bạn khác trong lớp cháu đều không trả lời hoặc đánh trống lảng sang chuyện khác. Khi chơi cháu hay chơi 1 mình hơn là cùng chơi 1 trò chơi với các bạn, cháu cũng thường tách riêng 1 mình không ngồi cùng các bạn. Với những trò chơi cháu thích cháu có thể ngồi chơi rất lâu (ghép hình, đất nặn). Nhưng nếu bảo cháu vẽ, tô tranh thì cháu làm có vẻ chống đối hoặc không làm (ở nhà nếu ngồi tô tranh cùng bố mẹ thì cháu chỉ tô 1 phần hình tô rồi lại nhờ bố mẹ tô tiếp).

- Về nhận thức, các cô giáo nhận xét cháu nhận thức nhanh, rất nhanh thuộc thơ, bài hát. Nhưng chỉ khi nào cháu thích hoặc cô phải nịnh cháu mới đọc, hát.

- Nếu được dẫn đi chơi, đến những nơi rộng rãi, khu vui chơi cháu liên tục chạy nhảy, không biết lạ.

- Nhiều lúc cháu đang chơi, xem hoạt hình, bố mẹ phải gọi 2-3 lần cháu mới trả lời.


Con cháu như vậy có phải đã mắc chứng tăng động giảm chú ý không ạ. Cháu đang định tuần tới đưa con xuống Hà Nội khám nhưng chưa biết địa chỉ khám ở đâu. Mong BS giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn ạ. Mong hồi âm từ BS.

 

ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung:

 

Con bạn bị tăng động giảm chú ý bạn nên đưa con đến khám tại BS tâm thần trẻ em.

Ngô Thu Giang - Nghệ An

Chào bác sĩ,

Cháu nhà em lúc 13 tháng nói được các từ bà, bố, mẹ. Khi bé 20 tháng tuổi bé không nói được từ nào nữa. Đến nay bé 24 tháng vẫn chưa nói được. Em rất lo lắng không biết bé có bị tự kỷ không? Em có nghe nói đến sản phẩm Vương Não Khang, không biết cháu nhà em còn nhỏ vậy có uống được không?

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Trước hết bạn nên đưa cháu đến BS Tâm lý (Nhi) để được khám và xác định cháu có bị tự kỷ hay không.

Lứa tuổi của cháu đã có thể sử dụng sản phẩm Vương Não Khang. Sản phẩm này được chỉ định dùng cho những đối tượng như: Trẻ chậm phát triển về trí tuệ và khả năng nhận thức, Trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, Trẻ em chậm giao tiếp, tương tác xã hội (chơi với bạn bè), Trẻ em bị tự kỷ…

Với độ tuổi của cháu thì một ngày uống Vương Não Khang 2 lần, mỗi lần ½ gói. Mỗi lần uống hòa tan lượng cốm trong gói với nửa ly nước, nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và nên dùng một đợt liên tục từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Chúc con bạn sớm phát triển.

Lê Đức Chung

Con tôi có triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động, cháu rất nghịch phá, không chịu ngồi yên, tình nóng, hay bỏ chạy ra đường khi giận dỗi, chậm nói, nói có tự rõ từ không hay nói một câu dài với ngôn ngữ không rõ ràng.

Bác sĩ có cho uống thuốc hỗ trợ não, đã chụp MRAY não bình thường, hỏi việc uống thuốc lâu dài về não có ảnh hưởng gì đến gan và thận, và gây nghiện không?

Xin bác sĩ tư vấn về những biện pháp hỗ trợ cháu ở gia đình bằng những việc làm cụ thể nào để giúp cháu cải thiện bệnh. Xin cảm ơn bác sĩ.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Tôi không biết bạn được chỉ định dùng thuốc gì do vậy tôi không thể có câu trả lời chính xác  được thuốc đó có tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận hoặc gây nghiện hay không.

Đối với bệnh tăng động giảm chú ý thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất là việc phối giữa thuốc, liệu pháp tâm lý, hành vi, tâm lý xã hội và giáo dục.

Điều trị bằng thuốc thì nên lựa chọn nhóm thuốc kích thích tâm thần, hiện trên đang có trên thị trường.

Song song việc điều trị bằng thuốc cần có các biện pháp can thiệp về mặt giáo dục và xã hội trong nhiều bối cảnh khác nhau cả ở nhà, ở trường học và ngoài xã hội:

+ Đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Nếu trẻ tham gia vào các hoạt động có khả năng nguy hiểm thì phải chấm dứt hành vi này thay vì cố gắng giải thích bằng lý lẽ. Khi sự nguy hiểm qua đi thì nên nói thẳng với trẻ những mong đợi để có những hành vi an toàn hơn. Giám sát trẻ chặt chẽ.

+ Cải thiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ: khen thưởng khi trẻ làm tốt, kiểm soát môi trường, để trẻ ở nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, ít làm cho trẻ sao nhãng trong lúc học. Có những luật lệ rõ ràng, đơn giản hoá những hướng dẫn, sắp xếp công việc theo một trật tự nhất định.

+ Rèn luyện kỹ năng xã hội giúp trẻ học những cách cư xử mới, đúng đắn như: chờ đến lượt mình, chia sẻ đồ chơi, yêu cầu sự giúp đỡ, đáp trả sự trêu chọc, phản kháng đúng mức.


Lê Thị Hồng Bích Nga

 

Chào bác sĩ,
Tôi có một con trai năm nay được 8 tuổi, cháu bị chứng tăng động. Biểu hiện: Rất quậy phá, nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục, nói luyên thuyên có lúc đúng lúc không. Cháu không bao giờ biết đặt câu hỏi với người khác. Cháu rất thích học tiếng Anh. Cháu không chịu ngồi học, nhưng có trí nhớ rất tốt.

Tôi mong bác sĩ giúp tôi có phương pháp nào và có thể cải thiện được không ạ, xin cảm ơn bác sĩ.

ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung:

Con bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, bạn nên đưa con đến khám BS tâm thần nhi để được điều trị về thuốc và được tư vấn về phương pháp giáo dục con. Bạn tham khảo thêm câu tư vấn của bạn Lê Đức Chung.

 

- Nguyễn Phương Mai - phuongmai…@gmail.com

Xin chào các BS. Có những xét nghiệm nào không được khuyên dùng để chẩn đoán hay kiểm soát tự kỷ không? BS vui lòng tư vấn giúp tôi nhé. Tôi xin cảm ơn ạ.

ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung:

Trẻ tự kỷ có thể được làm các xét nghiệm khác giống như trẻ bình thường.


 

- Phan Kim Ngân - Cái Bè - Tiền Giang

Chào bác sĩ,

Cháu nhà tôi được chẩn đoán bị tự kỷ, nhưng tôi vẫn chưa hiểu tự kỷ là như thế nào? Tôi cũng có nghe nói về hội chứng Asperger, vậy làm sao để phân biệt tự kỷ với Asperger? BS giải thích giúp tôi với, hiện tôi rất hoang mang. Chân thành cảm ơn BS.

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp:

Chào bạn,

Tự kỷ là nhóm bệnh lý do những bất thường về mạt cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Nguyên nhân chính xác gây ra những bất thường này chưa được biết đến trong hầu hết các trường hợp, được quy cho là đa nguyên nhân, bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Rối loạn phổ tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phát triển lan toả bao gồm 4 loại:

+ Rối loạn tự kỷ Kamer là thể bệnh nặng nhất với đầy đủ các triệu chứng suy giảm về mặt xã hội, rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp, rối loạn hành vi định hình thường xảy ra trước 3 tuổi.

+ Rối loạn Asperger (rối loạn tự kỷ có chức năng nhận thức cao): có suy giảm về mặt xã hội nhưng khả năng ngôn ngữ và trí tuệ thì gần như bình thường.

+ Rối loạn tan rã ở trẻ em: Phát triển bình thường ở giai đoạn đầu nhưng sau đó thoái lui.

+ Rối loạn phát triển lan toả không chuyên biệt khác chỉ có một số biểu hiện tự kỷ.

Trong bệnh tự kỷ trẻ có thể có những bất thường về mặt hành vi như tăng động hoặc giảm vận động hoặc hành vi tự gây thương tích. Rối loạn hành vi tăng động ở đây hoàn toàn khác với một bệnh cảnh có tên gọi là “Rối loạn tăng động giảm chú ý”.

Trong rối loạn này trẻ vẫn có thể giao tiếp, quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ trí tuệ bình thường. Nhưng chỉ có khiếm khuyết về tập trung chú ý và rối loạn hành vi theo kiểu tăng động-xung động.

 

 

 

 

 

 


Quá 12 giờ trưa, BS Quỳnh Diệp và BS Hồng Nhung mới kết thúc buổi tư vấn. Các câu hỏi chưa trả lời kịp, BS hứa sẽ trả lời qua email. Trân trọng cám ơn 2 bác sĩ đã dành thời gian chia sẻ những kiến thức quý giá cho độc giả AloBacsi!

 

 

AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X