Hotline 24/7
08983-08983

Tiết kiệm chi phí nhờ chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách

Trong bài viết này BS.CK1 Phan Bá Ngọc - Giám đốc Phòng khám Nha khoa Hạnh Phúc đã chỉ ra những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở Việt Nam thuộc top cao nhất thế giới và các lưu ý để chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.

1. Thực trạng bệnh răng miệng tại nước ta hiện nay ra sao?

Tại một hội nghị năm 2011, số liệu đưa ra cho thấy Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh răng miệng thuộc hàng cao nhất thế giới, với 90% người có bệnh về răng miệng.

- Sau hơn 1 thập kỷ, con số này liệu có thay đổi không, thưa BS? Thực trạng bệnh răng miệng tại nước ta hiện nay như thế nào ạ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Theo số liệu của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương năm 2019, tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh răng miệng chiếm đến 90%. Trong đó, sâu răng chiếm 80% ở người trưởng thành và người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ em từ 6 - 8 tuổi (lứa tuổi bắt đầu hình thành răng vĩnh viễn đầu tiên) mắc sâu răng chiếm đến 85%. Đặc biệt, 94% trẻ em ở lứa tuổi này không được thăm khám và điều trị một cách triệt để các bệnh lý về sâu răng.

2. Các bệnh răng miệng nào thường gặp ở người Việt Nam?

Qua số liệu thống kê cho thấy, các bệnh răng miệng thường gặp ở người Việt Nam là gì, thưa BS?

- Trong số đó, tình trạng răng miệng ở người lớn (giữa người trưởng thành và người lớn tuổi) có những đặc điểm khác biệt nào? Tình trạng răng miệng ở trẻ em qua các lứa tuổi (thiếu nhi, thanh thiếu niên…) thay đổi ra sao ạ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Các bệnh lý răng miệng người Việt Nam thường gặp nhất là sâu răng; Thứ hai là về nướu (viêm nướu); Thứ ba là viêm nha chu. Nếu viêm nướu, vôi răng không xử lý triệt để sẽ gây viêm nha chu, từ đó dẫn đến răng lung lay và mất răng sớm ở người Việt Nam; Ngoài ra còn một số bệnh lý khác như sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, mất răng,…

Ở lứa tuổi răng sữa/trẻ em (dưới 6 tuổi), thói quen bú sữa đêm mà không đánh răng hay súc miệng lại cho con sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, mài mòn men răng do bị phá hủy.

Ở lứa tuổi học sinh bắt đầu hình thành răng vĩnh viễn, các thói quen không tốt sẽ làm sâu và hư răng số 6 (răng mọc đầu tiên), đây là răng bị sâu nhiều nhất ở lứa tuổi này. Bên cạnh đó, sẽ hình thành viêm nướu.

Khi trưởng thành viêm nướu sẽ dẫn đến viêm nha chu. Tỷ lệ sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, mòn răng ở người trưởng thành chiếm khá cao.

Người cao tuổi, quá trình ăn nhai, vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến viêm nha chu (chiếm tỷ lệ rất cao), lung lay răng và hậu quả cuối cùng là mất răng từ rất sớm. Ở các nước khác, tình trạng viêm nha chu thường gặp ở độ tuổi khá cao nhưng tại Việt Nam, tình trạng này gặp rất sớm. Nhiều trường hợp ngoài 30 tuổi đã mất răng toàn hàm hoặc bị viêm nha chu.

3. Đâu là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở nước ta thuộc top cao nhất thế giới?

Theo BS, đâu là những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở nước ta thuộc top cao nhất thế giới như vậy ạ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Đầu tiên do người Việt Nam thích ăn đồ cứng, xương, các thực phẩm dai,… Từ đó, dẫn đến bị mài mòn răng, mẻ răng, tổn thương tủy, gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Thứ hai là thói quen ăn tinh bột. Tinh bột sẽ biến thành đường, sinh ra axit, phá hủy men răng. Thói quen thứ ba là ăn ngọt, thức ăn nhanh, uống nước ngọt có gas, trà sữa,… Các thực phẩm nhiều đường này sẽ sinh axit phá hủy răng.

Thứ tư là hút thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử. Nghiên cứu cho thấy thuốc lá hay thuốc lá điện tử đều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cũng như các bệnh lý khác .

Thói quen thứ năm là ít đi khám bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về răng miệng. Trong khi quỵ định 6 tháng phải cạo vôi răng một lần vì 6 tháng đã hình thành mảng bám răng mà đánh răng không thể hết được mà phải dùng đến đầu siêu âm để lấy vôi răng.

Thứ sáu do đánh răng không đúng (không đánh đủ 3 bề mặt răng), không đủ 2 phút. Bên cạnh đó, người Việt Nam thường không dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn ở kẽ răng hoặc không dùng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn hoặc không dùng các sản phẩm bổ sung như kẹo Xylitol để giúp vệ sinh răng miệng, giảm tình trạng hình thành mảng bám.

4. Thói quen nào khiến bệnh răng miệng ngày càng trầm trọng hơn?

Nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn, những thói quen nào mà người Việt hay mắc phải khiến bệnh răng miệng ngày càng trở nên trầm trọng hơn ạ?

- Đặc biệt là những thói quen như ăn nhiều đồ ngọt, đánh răng ít, đánh răng không đúng cách hoặc sở thích ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói sẵn ở lứa tuổi học sinh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Người Việt Nam có rất nhiều thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số thói quen xấu phổ biến làm tình trạng răng miệng trầm trọng hơn:

- Hút thuốc lá

- Dùng nước ngọt có gas

- Ăn thực phẩm chứa nhiều axit, đường

- Đánh răng sai cách

- Sử dụng đồ lạnh và nhai đá

- Xỉa răng bằng tăm

- Không khám răng, cạo vôi răng định kỳ.

Khi chúng ta tiêu thụ nhiều đường trong thức ăn nhanh hay thực phẩm có gas, đồ lạnh sẽ làm tăng lượng đường và biến thành axit. Từ đó, gây phá hủy men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn bám vào răng và lâu ngày dẫn đến sâu răng, trầm trọng hơn tình trạng răng miệng.

5. Nhận thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng của giới trẻ hiện nay ra sao?

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng quan trọng. Song thực tế trong quá trình thăm khám, BS nhận thấy thực tế nhận thức về điều này tại nước ta, đặc biệt là thế hệ học sinh, giới trẻ hiện nay như thế nào ạ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Tình trạng răng miệng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ, học sinh. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

- Chưa có thói quen khám răng, cạo vôi răng định kỳ

- Đánh răng chưa đúng cách: Chưa đánh răng 2 lần/ngày và mỗi lần 2 phút, chưa chải đều các bề mặt răng

- Chưa có thói quen sử dụng chỉ nha khoa thay cho việc dùng tăm

- Thói quen thích ăn ngọt (nước ngọt có gas, trà sữa…) và ăn đồ ăn nhanh

- Hút thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá điện tử).

6. Việc xem nhẹ các bệnh răng miệng để lại những hậu quả gì?

Thực tế, hiện nay ngoài mục đích thẩm mỹ, đa phần người Việt tìm đến bác sĩ răng hàm mặt chỉ khi đau quá mức không chịu được.

- Xin hỏi BS, việc xem nhẹ các bệnh răng miệng để lại những hậu quả, gánh nặng ra sao?

- Trẻ em, lứa tuổi học sinh không được chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, tương lai sẽ đối diện với điều gì?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Bệnh lý răng miệng cũng giống với các bệnh lý toàn thân khác. Khi chúng ta thăm khám định kỳ hoặc vô tình phát hiện, nếu chưa có triệu chứng sẽ không cần can thiệp sâu và được giải quyết tốt. Nhưng khi đã có triệu chứng nặng thì việc giải quyết hậu quả sẽ rất nặng nề.

Đầu tiên là đau đớn cho bệnh nhân. Thứ hai là giảm sức nhai (giảm chất lượng cuộc sống). Thứ ba, vì đến quá muộn nên bắt buộc phải thực hiện một số thủ thuật trong nha khoa mà đôi khi gây ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân như sợ nhổ răng, lấy tủy răng, tiêm thuốc tê,…

Thứ tư, về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế, chi phí. Ví dụ, 6 tháng cạo vôi răng một lần và bác sĩ phát hiện một lỗ sâu nhỏ, khi trám lại sẽ hết khoảng 200.000 - 300.000 đồng (90 USD). Nhưng nếu vào đến tủy, chi phí sẽ gấp 10 lần. Sau đó, phục hình răng như bọc sứ hay cắm implant chi phí sẽ gấp 10 lần nữa.

Bệnh lý răng miệng không chỉ gây vấn đề tại chỗ mà còn gây ra bệnh lý toàn thân như nhiễm trùng huyết, viêm cơ tim hay vi khuẩn theo đường máu vào não gây tình trạng viêm não,… ảnh hưởng đến tính mạng.

Việc trẻ em không được chăm sóc răng miệng từ nhỏ sẽ gây ra rất nhiều vấn đề: Đầu tiên là thẩm mỹ (nụ cười không đẹp). Thứ hai là mảng bám không được làm sạch, vi khuẩn có hại sẽ phát triển và tấn công vào răng gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu nướu… Thứ ba là ảnh hưởng về mặt tinh thần.

7. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ đem lại lợi ích gì?

Ngược lại, răng miệng khỏe mạnh do được chăm sóc đúng cách, sức khỏe tổng thể sẽ được hưởng những lợi ích gì, thưa BS?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:

- Hệ vi sinh trong khoang miệng được cân bằng

- Phòng tránh các bệnh răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, tụt lợi, ngăn ngừa nguy cơ mất răng

- Hạn chế các biến chứng do răng miệng trên người bệnh mạn tính

- Trẻ được chăm sóc răng miệng đúng cách, phát triển toàn diện, tự tin

- Giảm chi phí điều trị, không ảnh hưởng năng suất lao động, học tập.

8. Thế nào là chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và phù hợp cho từng độ tuổi?

Vậy, thế nào là chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và phù hợp cho từng độ tuổi, thưa BS? Bên cạnh đánh răng, chúng ta cần thêm những giải pháp nào khác để bảo vệ răng chắc khỏe?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Chúng ta thường nghĩ đánh răng là đã đủ, nhưng đây chỉ là một trong số các bước chăm sóc răng miệng. Quy trình chăm sóc răng miệng có rất nhiều bước, cần dành từ 5 - 7 phút:

- Đầu tiên là đánh răng: Khuyến cáo 1 ngày đánh ít nhất 2 lần, mỗi lần ít nhất là 2 - 3 phút, đủ 3 mặt (mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai)

- Dùng chỉ nha khoa, ít nhất 1 ngày/lần hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng

- Trong miệng có rất nhiều vi khuẩn (vi khuẩn có lợi và có hại), để đạt được cân bằng cần dùng thêm nước súc miệng

- Hiện tại có rất nhiều sản phẩm bổ sung như nhai kẹo Xylitol giúp ngăn ngừa mảng bám, tái khoáng và ngừa sâu răng, làm thơm miệng

- Tạo thói quen thăm khám răng hàm mặt 6 tháng/lần.

9. Các bước chăm sóc răng miệng sẽ diễn ra theo trình tự nào?

Cụ thể, các bước chăm sóc răng miệng sẽ diễn ra theo trình tự nào? Tần suất thực hiện các bước này trong mỗi ngày ra sao?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: 5 bước quan trọng để bảo vệ răng miệng ngừa sâu răng: 

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày là điều cơ bản đầu tiên 

- Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride 

- Xây dựng thói quen kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ với nha sĩ 6 tháng/lần

- Thói quen ăn uống: Ưu tiên các loại thực phẩm tốt và không gây hại cho răng miệng 

- Kết hợp các sản phẩm có chứa hoạt chất Xylitol trong bảo vệ răng miệng để giảm mảng bám, hạn chế sâu răng và giúp răng chắc khỏe.

10. Bao lâu nên khám răng một lần?

Nhờ BS chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa cho người lớn và trẻ em ạ? Ngoài ra, bao lâu chúng ta cần khám răng một lần ạ?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc trả lời: Đầu tiên là việc lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng phải phù hợp với khoang miệng, độ tuổi của từng người.

Thứ hai là lựa chọn những sản phẩm kèm theo như nước súc miệng chứa thành phần sát trùng, chất khoáng, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và những sản phẩm này cần đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Thứ ba là nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Luôn sử dụng kết hợp những sản phẩm có chứa xylitol thường xuyên nhằm bảo vệ răng tránh những mảng bám, tình trạng mất khoáng và sâu răng.

Phần 2: Xylitol giúp phòng ngừa sâu răng, giảm mảng bám, bảo vệ sức khỏe răng miệng

Trân trọng cảm BS.CK1 Phan Bá Ngọc và Lotte Xylitol - kẹo gum số 1 tại Nhật Bản đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X