Thường xuyên buồn ngủ và mất tập trung vào ban ngày là bệnh gì?
Câu hỏi
(AloBacsi) - Mình đã thử rất nhiều cách: ngủ sớm, chơi thể thao, ngồi thiền... nhưng tình trạng này vẫn kéo dài khiến mình stress.
Trả lời
Chào AloBacsi,
Mình nam 25 tuổi, cao 1m60 nặng 57kg.
1. Vài năm trở lại đây mình cảm thấy sáng dậy không còn cảm giác tỉnh táo, sảng khoái như hồi còn nhỏ. Nên buổi sáng đi làm rất mệt, choáng đầu, chỉ muốn ngủ, mất tập trung, thấy thiếu dưỡng khí... Lạ là sau buổi trưa, sau khi được ngủ trưa 1 lúc, mình bắt đầu thấy bình thường hoạt bát hơn nhiều cho tới tối.
2. Tối mình ngủ rất sớm, 9h30 cho tới 6h hôm sau nhưng sáng dậy vẫn không tỉnh táo. Trong khi ngủ mình lúc nào cũng mơ, ngủ ngáy, không hoàn toàn thư giãn được đầu óc, hay tỉnh giấc đột ngột khoảng 4h sáng, không có cảm giác ngủ ngon.
3. Trước đây mình bị viêm họng rất nặng và lâu. Nay hết rồi. Lâu lâu cũng ho, viêm họng nhưng không nghiêm trọng như xưa.
4. Mình từng phẫu thuật lệch vách ngăn mũi. Sau khi phẫu thuật, đường thở thông hơn, giấc ngủ dễ hơn, tỉnh trạng buồn ngủ ngày giảm đi chút ít.
5. Mình dự đoán tình trạng buồn ngủ ngày của mình do các nguyên nhân sau:
a. Thiếu dưỡng khí khi ngủ.
b. Stress. Nhưng stress có thể xuất hiện do tâm trạng buồn ngủ khiến mình mệt, không suy nghĩ lac quan được.
c. Các bệnh lý khác mình không biết.
6. Mình search mạng và chú ý bệnh ngưng thở khi ngủ. Có thể đó là nguyên nhân.
7. Mình đã thử rất nhiều cách: nằm nghiêng khi ngủ, ngủ sớm, chơi thể thao, ngồi thiền, vệ sinh sẽ sạch đường hô hấp... (mình sinh hoạt rất lành mạnh, thích chơi thể thao mặc dù hơi bé con). Nhưng tình trạng buồn ngủ và mất tập trung vẫn kéo dài không dứt khiến mình stress thêm.
8. Có bạn nào gặp tình trạng tương tự như mình không cho mình kinh nghiệm nhé: Cách chữa (càng đơn giản, dân dã, dễ thực hiện càng tốt), bệnh viện để chữa, sau khi chữa có bớt nhiều không?
Trước đây mình là chàng trai rất năng động và nhanh nhẹn. Hiện giờ thì mình chậm hơn rất nhiều rồi, mất tập trung hơn và ì người hơn...
Mình muốn giải quyết triệt để vần đề để có cuộc sống chất lượng hơn. Trước đây mình bị viêm họng mãn tính, nứt hậu môn đã mổ, vẹo vách ngăn mũi đã mổ.
Bạn Ngọc Hoàng thân mến,
Bạn đang tuổi thanh niên, với chiều cao cân nặng như vậy là cân đối. Có thể nhận thấy bạn bị rối loạn giấc ngủ đã vài năm. Dù thời gian về đêm bạn ngủ đủ nhưng giấc ngủ không sâu thì sẽ không hiệu quả. Ngoài ra bạn có mất ngủ giữa giấc dẫn đến hậu quả sáng dậy mệt mỏi, không tỉnh táo mất tập trung.
Bạn có rối loạn nhịp thức ngủ, quá trình bệnh lý này gây những lúc tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, đôi khi kèm theo những hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và quên. Chính vì vậy mà giấc ngủ ngắn, không sâu và ngủ dậy cảm thấy không thỏa mãn.
Nguyên nhân gây bệnh thường là yếu tố tâm lý, nhưng cũng có thể là bệnh thực thể hoặc di truyền. Giấc ngủ là một phần cơ bản của đời sống con người hàng ngày. Ông bà ta có câu “ăn được, ngủ được là tiên” chứng tỏ giấc ngủ rất quan trọng.
Rối loạn giấc ngủ có thể:
- Nguyên phát: do rối loạn cơ chế điều hoà giấc ngủ.
- Thứ phát: là triệu chứng của nhiều bệnh tiềm ẩn (suy thận mạn, thiếu máu mạn, hạ đường huyết, viêm xoang trán, thiếu dưỡng khí, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh lý tâm thần như hưng trầm cảm, rối loạn lo âu) hoặc đơn giản do chế độ ăn uống (ăn quá no trước khi ngủ, hay uống các chất kích thích trước khi ngủ như trà, cà phê…) hoặc do môi trường ngủ (chăn nệm không thích hợp, phòng ngủ thiếu dưỡng khí…).
Bạn đã cố điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày để có giấc ngủ ngon nhưng thất bại, mặt khác rối loạn giấc ngủ của bạn đã kéo dài vài năm do đó bạn nên đi khám sớm để được xác định nguyên nhân rõ ràng.
Nhiều khả năng nguyên nhân của bạn có nguồn gốc từ tâm lý. Bạn có thể khám tại khoa Nội thần kinh hoặc BV Tâm thần thành phố. Hội chứng ngưng thở khi ngủ bạn có thể khám tại khoa Hô hấp của BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình