Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc Panadol là gì? Công dụng và liều dùng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Tên hoạt chất: Paracetamol (Hay còn gọi là Acetaminophen)

Phân nhóm: Thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) và hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

Thương hiệu: Panadol

Sản xuất bởi: Sterling Drug Malaya Sdn Bhd

I. Phân loại và công dụng của Panadol

1. Công dụng của Panadol

Thuốc Panadol với hoạt chất chính là paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) có công dụng giảm đau và hạ sốt nhẹ. Panadol được khuyên dùng để điều trị hầu hết các tình trạng đau và sốt, như đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng, đau răng, đau lưng, kinh nguyệt, thấp khớp và đau cơ, đau họng, đau họng để giảm sốt, đau nhức do cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm triệu chứng đau do viêm khớp không nghiêm trọng.

Panadol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt có tác dụng nhanh chóng, trong vòng 30 - 60 phút sau khi uống thuốc viên sẽ thấy hiệu quả, công dụng kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 giờ với nguy cơ tác dụng phụ thấp, chi phí thấp.

Lưu ý: Thuốc Panadol có thể hạ sốt, giảm đau nhanh chóng nhưng không kiểm soát viêm. Vì vậy, Panadol không thể sử dụng như một dạng thuốc điều trị đặc hiệu.

2. Thuốc Panadol có những dạng nào?

Panadol bao gồm các dòng sản phẩm khác nhau với những thế mạnh riêng biệt, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, có thể dùng được cho người lớn, trẻ em. Trong đó, hoạt chất chính của thuốc vẫn là paracetamol, nhưng trong một số loại có thể thêm caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Cụ thể:

Panadol 500mg dạng viên nén, một hộp tổng cộng 120 viên, gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 12 viên có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc không gây hại dạ dày, không gây buồn ngủ. Panadol 500mg dạng viên nén này khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Panadol Extra chứa 500 mg Paracetamol và 65 mg Caffeine, có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt. Panadol Extra có 2 dạng đóng gói, một loại 180 viên với 15 vỉ (mỗi vỉ 12 viên) và loại còn lại 24 viên với 2 vỉ (mỗi vỉ 12 viên). Panadol Extra không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Panadol viên sủi chứa 500 mg Paracetamol, điều trị cơn đau từ nhẹ đến vừa, có vị chanh, không hại dạ dày. Một hộp gồm 20 viên sủi với 5 vỉ, mỗi vỉ 4 viên. Panadol viên sủi không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Panadol Extra With Optizorb dạng viên nén chứa 500 mg Paracetamol và 65 mg Caffeine giúp giảm mạnh các cơn đau, tác dụng nhanh, không gây buồn ngủ. Một hộp gồm 120 viên. Panadol Extra With Optizorb không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Panadol cảm cúm chứa 500 mg Paracetamol, 25 mg Caffeine và 5 mg Phenylephrine Hydrochloride, giúp giảm các triệu chứng cảm cúm như sốt, đau đầu, nghẹt mũi, đau nhức toàn thân và xung huyết mũi. Một hộp Panadol cảm cúm có 180 viên với 15 vỉ, mỗi vỉ 12 viên. Panadol cảm cúm không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, Panadol còn có loại dành riêng cho trẻ em được bào chế dưới dạng viên nhai, giúp hạ sốt, giảm đau và không gây hại dạ dày. Panadol dạng viên nhai cho trẻ em có hương anh đào chứa 120mg Paracetamol, dùng cho trẻ trên 2 tuổi. Panadol dạng này không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

II.  Liều dùng Panadol

1. Liều dùng thuốc Panadol 500mg dạng viên nén

Panadol 500mg dạng viên nén dùng đường uống.

Đối với người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 1-2 viên (500mg - 1000mg). Một ngày cố thể dùng tối đa 8 viên (4000mg), không dùng vượt quá liều lượng này, cách nhau ít nhất 4 giờ. Ví dụ uống thuốc lúc 8g sáng, nếu còn sốt, đau thì có thể uống liều tiếp theo vào lúc 12g. Không dùng thuốc khác có chứa paracetamol.

Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: 250-500 mg sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần. Một ngày không dùng quá 4 liều và uống cách nhau ít nhất là 4 giờ giữa các liều. Liều tối đa hàng ngày tính trên kilôgam của trẻ, mỗi lần 10 - 15 mg/kg cân nặng. Không dùng thuốc quá 3 ngày. Nếu sau 3 ngày còn sốt, đau thì cần đến gặp bác sĩ để có chỉ định phù hợp. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Liều dùng Panadol

2. Liều dùng thuốc Panadol Extra

Người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên, một ngày không được dùng quá 8 viên. Nếu cần uống lặp lại, khoảng cách giữa 2 lần uống là 4-6 giờ hoặc ít nhất là 4 giờ. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

>>>Có thể bạn quan tâm: Công dụng điều trị bệnh của Panadol Extra

3. Liều dùng thuốc Panadol viên sủi

Người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần sử dụng 1 hoặc 2 viên sủi (500 - 1000mg), để thuốc tan hết trong nửa ly nước rồi mới uống. Một ngày không dùng quá 8 viên (4000mg). Nếu cần uống lặp lại, khoảng cách giữa 2 lần uống là 4-6 giờ hoặc ít nhất là 4 giờ. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Mỗi lần sử dụng từ 250 - 500mg, để thuốc tan hết trong nửa ly nước rồi cho trẻ uống. Liều tối đa ở trẻ dựa trên cân nặng, mỗi lần 10 -15mg/ kg cân nặng trong 24 giờ. Không dùng thuốc quá 3 ngày. Nếu sau 3 ngày còn sốt, đau thì cần đến gặp bác sĩ để có chỉ định phù hợp. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

4. Liều dùng thuốc Panadol Extra With Optizorb

Người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần dùng 1 hoặc 2 viên. Một ngày không dùng quá 8 viên (4000mg paracetamol và 520 mg caffeine). Nếu cần dùng liều tiếp theo, cần cách ít nhất là 4 giờ. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

5. Liều dùng thuốc Panadol cảm cúm

Người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần dùng 1 hoặc 2 viên. Một ngày không dùng quá 8 viên (4000 mg Paracetamol, 200mg Caffeine và 40 mg Phenylephrine Hydrochloride). Nếu cần dùng liều tiếp theo, cần cách ít nhất là 4 giờ. Không sử thuốc quá 7 ngày. Nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Đối với dạng Panadol cảm cúm, ngoài việc chống chỉ định trên những người dị ứng với paracetamol, caffeine, phenylephrine hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc thì những bệnh nhân đang hoặc đã dùng các thuốc ức chế monoamine oxidase trong 2 tuần gần nhất cũng không được sử dụng Panadol.

Bên cạnh đó, với những người đang dùng các các thuốc chứa thành phần kích thích giao cảm khác hoặc đang có u phaeochromocytoma, glaucoma góc đóng, suy gan, suy thận nặng, bệnh tim, đái tháo đường, huyết áp, cường giáp cũng không được dùng Panadol cảm cúm.

6. Liều dùng thuốc Panadol dạng viên nhai dành cho trẻ em

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Dùng thuốc theo cân nặng, mỗi lần 10-15mg/ kg cân nặng. Một viên Panadol dạng viên nhai chứa 120mg. Một ngày không dùng quá 4 liều và mỗi lần dùng cách nhau ít nhất là 4 giờ. Không dùng thuốc quá 3 ngày. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol. Lưu ý, với những trẻ bị thừa cân, béo phì, bạn hãy hỏi dược sĩ liều dùng tốt nhất cho trẻ.

III. Cách dùng thuốc Panadol

1. Cách dùng thuốc Panadol hiệu quả

Không dùng quá 4 viên/ngày. Và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.

Làm theo tất cả những hướng dẫn trên gói sản phẩm. Nếu bạn không chắc chắn về bất kỳ thông tin nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Đối với dạng viên nén, hãy uống với một ly nước đầy. Bạn có thể uống thuốc Panadol lúc đói hay no; trước, trong hoặc sau khi ăn đều được.

Đối với viên nhai, hãy nhai kỹ trước khi nuốt. Sau đó nuốt chung với nước hoặc không có nước đều được.

Đối với viên sủi hòa tan, hãy đợi viên thuốc tan hết trong ly nước rồi mới uống.

Thuốc giảm đau hoạt động tốt nhất nếu chúng được sử dụng như là dấu hiệu đau đầu tiên xảy ra. Nếu bạn đợi cho đến khi các triệu chứng xấu đi, thuốc có thể không hoạt động tốt.

Không dùng thuốc này để hạ sốt trong hơn 3 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với người lớn, không dùng Panadol để giảm đau quá 10 ngày và 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị đau họng, đặc biệt là sốt cao, đau đầu hoặc buồn nôn/ nôn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Hãy cho bác sĩ của bạn nếu tình trạng của bạn vẫn còn hoặc xấu đi hoặc nếu bạn phát hiện thêm các triệu chứng mới.

Thuốc Panadol có thể được kết hợp với Opioids mạnh để điều trị cơn đau nặng. Tuy nhiên phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.

2. Các triệu chứng khi uống quá liều thuốc Panadol

Tổn thương gan có thể xảy ra ở những người trưởng thành đã dùng 10g paracetamol trở lên. Nuốt phải từ 5g paracetamol trở lên có thể dẫn đến tổn thương gan nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ.

Các triệu chứng của quá liều thuốc Panadol trong 24 giờ đầu là xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tổn thương gan có thể trở nên rõ ràng sau 12 đến 48 giờ sau khi uống. Trong ngộ độc nặng, suy gan có thể tiến triển thành xuất huyết, hạ đường huyết, phù não và tử vong.

Suy thận cấp với hoại tử ống cấp tính, được đề nghị mạnh mẽ bởi đau thắt lưng, tiểu máu và protein niệu, có thể phát triển ngay cả khi không có tổn thương gan nghiêm trọng. Rối loạn nhịp tim và viêm tụy đã được báo cáo.

3. Bạn nên làm gì khi uống quá liều thuốc Panadol?

Điều trị bằng than hoạt tính nên được xem xét nếu quá liều đã được thực hiện trong vòng 1 giờ. Nồng độ Paracetamol trong huyết tương nên được đo ở 4 giờ hoặc muộn hơn sau khi uống (vì nếu đo sớm hơn, kết quả sẽ không chính xác).

Điều trị bằng N-acetylcystein có thể được sử dụng đến 24 giờ sau khi uống thuốc Panadol. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ tối đa đạt được lên đến 8 giờ sau khi uống. Hiệu quả của thuốc giải độc giảm mạnh sau thời gian này.

Nếu được yêu cầu, bệnh nhân nên được tiêm tĩnh mạch N-acetylcystein, phù hợp với lịch trình được thiết lập. Nếu nôn không phải là vấn đề, Methionine đường uống có thể là lựa chọn thay thế phù hợp.

Tuy nhiên, đây là những vấn đề cần được thực hiện tại cơ sở y tế. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bạn uống quá liều, nên dừng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Không nên chần chừ bỏ lỡ thời gian điều trị.

Ngoài ra, bạn hoặc người nhà cần mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa, thảo dược.

4. Bạn có nên dùng gấp đôi liều nếu quên uống thuốc Panadol?

Dùng liều đã quên ngay khi bạn nhớ, trừ khi gần đến giờ dùng liều tiếp theo. Trong trường hợp này, bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường. Nên nhớ tuyệt đối không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Nếu bạn thường quên liều, có thể đặt báo thức để nhắc nhở bạn, việc uống đúng và đủ sẽ giúp thuốc đạt hiệu quả tốt hơn.

IV. Tác dụng phụ của thuốc Panadol

1. Các tác dụng phụ có thể xảy ra với thuốc Panadol

Thuốc Panadol mặc dù được xem là ít hiệu quả để giảm đau hơn thuốc chống viêm NSAID, nhưng thuốc Panadol ít có nguy cơ bị tác dụng phụ hơn.

Kiểm tra với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây xảy ra trong khi dùng thuốc Panadol:

●          Phân có máu hoặc đen;

●          Nước tiểu có máu hoặc đục;

●          Sốt có hoặc không có ớn lạnh (không xuất hiện trước khi điều trị và không phải do tình trạng đang điều trị);

●          Đau ở lưng dưới hoặc bên;

●          Xác định các đốm đỏ trên da;

●          Phát ban da, nổi mề đay, hoặc ngứa;

●          Đau họng (không xuất hiện trước khi điều trị và không gây ra bởi tình trạng đang được điều trị);

●          Lở loét, loét hoặc đốm trắng trên môi hoặc trong miệng;

●          Lượng nước tiểu giảm đột ngột;

●          Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;

●          Mệt mỏi bất thường hoặc yếu;

●          Vàng mắt hoặc vàng da.

Tác dụng phụ của thuốc Panadol

Panadol có thể không phù hợp với một số người thường xuyên uống rượu và những người mắc bệnh gan.

Lưu ý: người cao niên hoặc trẻ em, những người mắc một số bệnh nội khoa (như các vấn đề về gan hoặc thận, bệnh tim, tiểu đường, động kinh) hoặc những người dùng các loại thuốc khác có nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn. Chẳng hạn:

●          Gan: thường gặp (1% đến 10%) do tăng aspartate aminotransferase.

●          Tiêu hóa: như buồn nôn (lên đến 34%), nôn (lên đến 15%), đau bụng , tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, bụng to, khô miệng...

●          Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn…

●          Thiếu máu, xuất huyết sau phẫu thuật.

●          Giảm tiểu cầu , giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.

●          Phát ban, ngứa.

●          Các phản ứng da nghiêm trọng như viêm mủ màng cứng tổng quát cấp tính, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì độc hại.

●          Phản ứng pemphigoid, nổi mẩn đỏ, hội chứng Lyell

●          Hô hấp: thường gặp (1% đến 10%) như khó thở, âm thanh hơi thở bất thường, phù phổi, thiếu oxy, tràn dịch màng phổi, hành lang, thở khò khè, ho…

●          Tim mạch: thường gặp (1% đến 10%) như phù ngoại biên , tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, đau ngực, hạ kali máu, tăng đường huyết…

●          Hệ thần kinh: thường gặp (1% đến 10%) như nhức đầu, chóng mặt, Dystonia.

●          Cơ xương khớp: như co thắt cơ bắp, Trismus.

●          Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết,giảm tiểu cầu, rối loạn hệ thống miễn dịch.

●          Đã có trường hợp co thắt phế quản với thuốc Panadol, nhưng những trường hợp này có nhiều khả năng ở bệnh nhân hen nhạy cảm với Aspirin hoặc NSAID khác.

2. Thận trọng khi dùng thuốc Panadol

Không dùng thuốc nếu dị ứng, quá mẫn cảm với paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc. Nếu bạn không biết loại Panadol mình sử dụng có những thành phần nào hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.

Panadol không phải là thuốc kê đơn, bạn có thể mua tại nhà thuốc, do đó khi đi mua thuốc hãy trò chuyện với dược sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và thảo dược cùng với tiền sử bệnh, dị ứng của mình để được tư vấn dùng thuốc thích hợp.

Đồng thời, khi mua thuốc Panadol cho trẻ em, bạn cũng nên hỏi dược sĩ về liều lượng dựa trên cân nặng và độ tuổi của trẻ.

Cần thận trọng khi dùng Panadol cho bệnh nhân suy thận hoặc gan, vì nguy cơ của quá liều sẽ lớn hơn ở những người bị bệnh gan.

Không vượt quá liều khuyến cáo, vì điều này có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm độc gan. Không dùng đồng thời với các sản phẩm khác có chứa Paracetamol (Acetaminophen).

Nếu cơn đau đầu của bạn trở nên dai dẳng, hãy khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị.

Theo các nghiên cứu trên động vật được công bố, thuốc Panadol có thể làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Hoạt chất trong thuốc làm giảm trọng lượng tinh hoàn, giảm khả năng sinh tinh, giảm khả năng sinh sản.

Đàn ông không nên uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày và phụ nữ không quá một ly rượu mỗi ngày trong khi dùng Panadol.

Nếu bạn đang mang thai và cho con bú, hãy tìm kiếm lời khuyên từ dược sĩ, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và có sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

Panadol chứa paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử thiếu máu, người cao tuổi, cường giáp, xơ cứng động mạch nặng.

V. Lưu ý sử dụng Panadol

1. Nên làm gì trước khi sử dụng thuốc Panadol?

Trước khi dùng Panadol, hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử dị ứng và bệnh của bạn, đặc biệt là bệnh gan hoặc lạm dụng rượu thường xuyên.

Nếu bạn đang mang thai trước khi sử dụng thuốc này hoặc đang mang thai, hãy thông báo với bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp, tránh những đáng tiếc về sau.

Kiểm tra hướng dẫn sử dụng và thành phần trên nhãn thuốc trên tất cả các loại thuốc của bạn để xem chúng có chứa paracetamol (acetaminophen) hay không và hỏi dược sĩ nếu bạn không chắc chắn.

Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn dùng quá nhiều Panadol khi có các triệu chứng quá liều có thể bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, đổ mồ hôi, đau dạ dày, đau bụng, mệt mỏi.

2. Tương tác với thuốc Panadol

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách thuốc của bạn hoạt động hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số loại thuốc có thể tương tác với Panadol gồm:

●      Thuốc giảm đau NSAID;

●      Warfarin và các coumarin khác;

●      Ketoconazole.;

●      Rượu, Isoniazid, thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturate, Carbamazepine);

●      Phenothiazin;

●      Metoclopramid;

●      Aspirin;

●      Augmentin (amoxicillin / clavulanate);

●      Cafein;

●      Celebrex (celecoxib);

●      Codein;

●      Diazepam;

●      Diclofenac;

●      Gabapentin;

●      Ibuprofen;

●      Lipitor (atorvastatin);

●      Loratadine;

●      Lyrica (pregabalin);

●      Naproxen;

●      Nexium (esomeprazole);

●      Omeprazole;

●      Oxycodone;

●      Pantoprazole;

●      Ranitidin;

●      Tylenol (acetaminophen);

●      Vitamin D3 (cholecalciferol);

●      Voltaren (diclofenac).

Ngoài ra, còn các 3 tương tác bệnh với Panadol (acetaminophen) bao gồm:

●   Nghiện rượu;

●   Bệnh gan;

●   PKU.

VI. Cách bảo quản thuốc Panadol

Bảo quản thuốc Panadol ở nhiệt độ phòng là thích hợp nhất, nhiệt độ tốt nhất ở khoảng 20 độ C đến 25 độ C. Bên cạnh đó, bạn nên tránh để thuốc ở nhiệt độ ẩm ướt như như nhà tắm, nóc hồ cá cảnh, cạnh bồn rửa bát, trong ngăn đá tủ lạnh… Hay những nơi có ánh sáng trực tiếp của mặt trời sẽ làm đẩy nhanh quá trình oxy hóa cũng như biến đổi chất của thuốc.

Nên để thuốc vào hộp hoặc tủ thuốc y tế và đặt tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Khi thuốc đã hết hạn không còn được sử dụng nữa thì nên có những biện pháp tiêu hủy thuốc an toàn, không nên vứt thuốc vào bồn cầu hoặc đường thả nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Lưu ý: Những thông tin về thuốc và biệt dược ở trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, cần có sử chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc tăng/giảm liều lượng thuốc đang điều trị.

Khuê Phương
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Bác sĩ CKI Trịnh Ngọc Bình
Nguồn: panadol.com.vn
, drugs.com, drugs.com, webmd.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X