Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc bổ cứ uống vô tư?

Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào. Bởi thực phẩm chức năng vẫn là thuốc, nó sẽ ít nhiều tác động đến cơ thể của bạn.

Đối với những người có nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường do lối sống ít vận động, béo phì hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh, bạn cần cân nhắc đến việc uống thuốc bổ sung bởi nó sẽ tác động tới tình trạng bệnh của bạn.

Hầu hết các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng đều được bán ra với giá thành khá cao, trong đó phần nhiều là được cấp bằng sáng chế. Nói cách khác, nếu bạn đang trả rất nhiều tiền cho một loại thực phẩm chức năng đắt đỏ, chưa chắc nó đã tốt hơn những loại thuốc bổ sung có hoạt chất tương tự nhưng rẻ tiền.

Khi mua bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào, cần nhớ xem xét kỹ nhãn bao bì và hướng dẫn sử dụng của thuốc. Bởi trong hướng dẫn sử dụng bao giờ cũng có những khuyến cáo với người dùng, như thuốc có dùng cho người bệnh tim, người đang mang thai, trẻ em hay ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần hay không.

Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chức năng phải đảm bảo không có phthalate, màu nhân tạo, hương liệu nhân tạo, đường hay chất làm ngọt nhân tạo, không có gluten, không sử dụng hormon, lactose, sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, không có chất bảo quản, không có men, các thành phần gây dị ứng (như đậu nành, đậu phộng, hạt cây...), thuốc không có các kim loại nặng như arsenic, cadmium, chì, thủy ngân, thuốc cũng được thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn về an toàn.

Với một số trường hợp, người bệnh cần phải được xét nghiệm máu để tìm kiếm hoạt chất mà cơ thể đang thiếu hụt như kali, magie, sắt, vitamin B12. Ví dụ như nếu một người phụ nữ bị mệt mỏi do mất máu kinh nguyệt quá nhiều cần có một xét nghiệm nghi ngờ bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Tuy nhiên những xét nghiệm máu về các hoạt chất rất đơn giản và ít có ý nghĩa bởi sau một thời gian uống thuốc bổ sung, có thể xét nghiệm máu của bạn sẽ được cải thiện, nhưng điều này không có nghĩa là sức khỏe của bạn được cải thiện. Do vậy xét nghiệm máu kiểm tra sau thời gian uống thực phẩm bổ sung là không cần thiết. Xét nghiệm máu thực sự có ý nghĩa để tìm và phát hiện bệnh ban đầu.

Thông thường bác sĩ là người kê toa và dược sĩ là người tư vấn dùng thuốc. Đối với những người có thói quen tự mua thuốc về dùng, họ thường chỉ hỏi dược sĩ về tác dụng của thuốc và tự dùng.

Thực tế là uống thực phẩm chức năng hay thuốc đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ. Bởi chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới là người hiểu về sức khỏe của bệnh nhân, có thể dùng thuốc gì, hay những tương tác với thuốc người bệnh đang sử dụng, các phản ứng phụ có thể xảy ra trên mỗi cơ địa của bệnh nhân.

Thực phẩm chức năng thường được bổ sung trong hoặc ngay sau bữa, trừ một số loại thuốc khuyến cáo người bệnh dùng lúc đói. Những nghiên cứu cho thấy, tác dụng phụ phổ biến nhất ở mọi người khi sử dụng thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng là rối loạn dạ dày, tốt nhất nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn sẽ giúp dịch vị dạ dày và thức ăn dễ hấp thu thuốc nhất vào cơ thể.

Những người thích sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng có thể nói đến vô vàn các lợi ích của chúng mang lại, nhưng thực tế, chúng cũng là một loại thuốc. Những viên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận trong cơ thể của bạn như gan, thận ... ví dụ như bạn có thể bị quá liều vitamin D.

Thực tế đã chỉ ra, nếu quá liều seleium (200mcg mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ung thư tuyến tiền liệt, tái phát ung thư da, và không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Selen là một chất dinh dưỡng tuyệt vời và có thể ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên, quá ít hoặc quá nhiều có thể gây hại.

Theo Xuân Trang - Kiến thức gia đình số 13
Nông nghiệp Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X