Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao không nên ăn bánh mì mốc?

Nếu bánh mì bị mốc, bạn nên vứt bỏ toàn bộ ổ bánh vì rễ của nấm mốc có thể lây lan mà không bị phát hiện ra bằng mắt thường.

Các bào tử nấm mốc có thể tạo ra protein gây ra phản ứng dị ứng. Ảnh: Telia / Shutterstock

Bạn đang chuẩn bị nướng bánh với lát bánh mì cuối cùng, nhưng bạn nhận thấy những đốm màu xanh lá cây đầy lông của nấm mốc xuất hiện trên đó.

Mặc dù bạn muốn cạo sạch, hoặc cắt bỏ phần mốc, sau đó nướng phần còn lại, nhưng tốt hơn hết là bạn nên vứt bỏ nguyên lát bánh đó. Nấm mốc không chỉ có thể gây ra phản ứng dị ứng mà còn có thể khiến bạn bị bệnh.

Bào tử nấm mốc ở khắp mọi nơi

Nấm mốc là một loại nấm sống trên thực vật hoặc động vật. Dưới kính hiển vi, nó là một cụm nấm.

Thân nấm, hoặc túi bào tử, có rễ cắm sâu vào thức ăn mềm, như bánh mì, khi chúng lớn lên. Trên thân nấm là các bào tử, các bào tử này sau đó được phóng thích đến một vật chủ mới để tiếp tục sinh sản.

Nấm mốc có rễ cắm sâu vào thức ăn mềm như bánh mì. Ảnh: Gene Kim / Insider

Randy Worobo - giáo sư vi sinh thực phẩm tại Đại học Cornell cho biết: "Mỗi khi người tiêu dùng mở ổ bánh mì, các bào tử nấm mốc có khả năng bám vào "vật chủ" này. Nếu có nấm gây bệnh trong nhà, nó có thể đậu trên bánh mì và bắt đầu phát triển".

Vì vậy, về cơ bản, bào tử nấm mốc ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, một số thực phẩm không nguy hiểm để sử dụng như phô mai, như phô mai gân xanh của Blue, Stilton.

Donald W. Schaffner - giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Rutgers cho biết: "Nếu đó là nấm mốc và bạn tìm thấy nó trên thực phẩm, không được nhà sản xuất cố ý làm ra, bạn phải cho rằng nó không an toàn".

Nấm mốc là một loại nấm nguy hiểm

Một số nấm mốc sản xuất các sản phẩm phụ độc hại gọi là mycotoxin. Những chất độc hại này chủ yếu ảnh hưởng đến cây trồng ngũ cốc và hạt như lúa mì và đậu phộng. Một trong số đó, aflatoxin, có liên quan đến ung thư.

Bộ gen của nấm mốc, kết hợp với môi trường mà nó phát triển, sẽ quyết định liệu nó có tạo ra độc tố hay không - giáo sư Schaffner nói.

Rất may, điều này ít phổ biến hơn đối với nấm mốc phổ biến nhất - Penicillium, để sản xuất độc tố. Nhưng nó có thể xảy ra trong những trường hợp hiếm hoi.

Các bào tử nấm mốc đôi khi cũng sẽ tạo ra các protein gây ra phản ứng dị ứng có thể gây ho, ngứa mắt hoặc lên cơn hen. Tuy nhiên, nếu bạn không bị dị ứng nấm mốc, bạn không có khả năng bị bệnh nặng nếu vô tình tiêu thụ.

Tuy nhiên, những người có hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương, ví dụ những người đang điều trị ung thư hoặc bị rối loạn miễn dịch, có thể có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn - giáo sư Worobo cho biết. Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất nếu bạn vô tình ăn nấm mốc và đang gặp các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn.

Vứt bỏ những thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc

Cắt bỏ những mẩu bánh mì mốc không đủ để đảm bảo an toàn vì những rễ nấm cắm sâu vào thức ăn. Và nhờ những bào tử trong không khí đó, có khả năng phần còn lại của ổ bánh cũng bị nhiễm nấm.

Vì vậy, nếu bạn thấy nấm mốc xuất hiện trên bánh mì, hãy vứt bỏ toàn bộ bánh trong hộp hoặc bao bì, sau đó làm sạch nơi lưu trữ bánh bằng xà phòng cùng miếng bọt biển.

Nấm mốc phát triển và lây lan dễ dàng hơn trên các loại thực phẩm mềm như thịt nguội, phô mai và trái cây. Vì vậy, bạn nên loại bỏ những thực phẩm này khi có dấu hiệu nấm mốc. Điều tương tự cũng xảy ra với thức ăn cho thú cưng, vì những "người bạn lông xù" cũng có khả năng bị bệnh như con người khi chúng ăn thức ăn bị mốc.

Nếu nấm mốc xuất hiện trên các loại phô mai cứng như parmesan, hoặc các loại rau cứng như bắp cải và cà rốt, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng những thực phẩm này với điều kiện cắt bỏ phần có nấm cách phần "lành" ít nhất một inch.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc cầm nắm thức ăn bị mốc có thể khiến bào tử nấm bay trong không khí, và có khả năng lây nhiễm các loại thực phẩm khác. Đó là lý do tại sao khi xử lý thực phẩm nhiễm nấm mốc, tốt nhất là vứt bỏ trong một túi kín.

Làm lạnh bánh mì của bạn để tránh nấm mốc

Bánh mì mua tại cửa hàng thường sẽ tươi trong nhiều ngày nếu được bảo quản trong túi đựng thức ăn và tối đa ba tuần trong tủ lạnh. Trong khi đó, những chiếc bánh tự làm sẽ chỉ giữ được từ ba đến năm ngày.

Bánh mì mua tại cửa hàng tồn tại lâu hơn bởi vì nó thường bao gồm các chất bảo quản như canxi propionate hoặc natri propionate ức chế sự phát triển của nấm mốc. Những thứ này được quy định bởi FDA và có một lịch sử lâu dài về sử dụng an toàn.

Các bào tử nấm mốc phát triển nhanh hơn trong môi trường ấm, ẩm ướt. Vì thế hãy bảo quản bánh mì ở nơi khô ráo, thoáng mát và thường xuyên vệ sinh tủ đựng thức ăn và tủ lạnh của bạn.

Nếu bạn có nhiều bánh mì để ăn trong vài tuần, giáo sư Schaffner khuyên bạn nên cắt và bảo quản trong tủ đông. Nhiệt độ cực lạnh sẽ ngăn các bào tử nảy mầm và giữ cho ổ bánh của bạn không bị mốc vô thời hạn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X