Sử dụng sóng siêu âm đa tần số điều trị tắc tia sữa
Sử dụng sóng siêu âm đa tần số điều trị tắc tia sữa giúp làm tan sữa đông kết mà không gây tổn thương những nang và ống dẫn sữa khác.
Tắc tia sữa (tuyến sữa) là tình trạng hệ thống ống dẫn sữa hay lỗ núm vú bị tắc và tia sữa không chảy ra được; rất thường gặp ở sản phụ trong những ngày đầu sau khi sinh và đôi khi cũng xảy ra trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu điều trị không hiệu quả thì có thể dẫn đến viêm, áp- xe tuyến vú và kéo theo nhiều hệ lụy: sản phụ mất sữa, trẻ không được bú dòng sữa quý giá từ mẹ và gia đình tốn kém một khoản chi tiêu lớn khi nuôi trẻ bằng sữa.
Cấu tạo tuyến vú: Trước khi mang thai - Cho con bú - Sau khi ngắt sữa - Nang sữa
Các biểu hiện của tắc tia sữa tiến triển tự nhiên từ từ, nhưng đôi khi tương đối nhanh và rõ rệt. Thường sau khi ngủ dậy, bà mẹ thấy cảm thấy một hoặc hai vú căng to, tức và đau so với bình thường và càng lúc càng tăng dần.
Vú có những khối tròn di động nhiều kích thước, bề mặt gồ ghề, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn, chạm vào rất cứng và đau. Có thể kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ ... Sữa không tiết ra được khi cho bé bú, hút /nặn .
2. Nguyên nhân tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa. Sản phụ không cho bé bú sớm và thường xuyên, không vắt sữa thừa khi trẻ bú không hết… Bên cạnh đó, hút/nặn sữa không đúng cách, trẻ đạp vào ngực mẹ hay mặc áo ngực quá chật, cũng làm tổn thương tuyến vú…
Các nguyên nhân trên có thể gâychèn ép và nghẽn tắc lòng ống dẫn sữa , trong khi đó sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nên ứ đọng quá nhiều và đông kết, không thể thoát ra ngoài được.
Những ngày đầu sau khi sinh, sữa non đặc và sánh, nếu không được giải thoát kịp thời dễ dẫn đến tắc tia sữa.
Một nguyên nhân khác là nhiễm khuẩn. Có thể vi khuẩn theo đường máu đến, hoặc từ ngoài vào do sản phụ vệ sinh đầu vú kém trong thời gian cho con bú. Khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống ống dẫn sữa bị viêm, chít hẹp và cũng làm cho sữa không phóng ra được.
Từ những yếu tố như đã đề cập trên, người mẹ muốn phòng ngừa tắc tia sữa thì phải loại trừ được các nguy cơ và nguyên nhân gây tắc nghẽn và lưu ý những điều sau:
- Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú liên tục theo nhu cầu.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa.
- Điều quan trọng nữa là lượng nước uống vào gấp đôi so với thường ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt cá trứng sữa và các chất xơ từ rau quả
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa…
4. Điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp mới của vật lý trị liệu
Việc khai thông ống dẫn sữa sớm trước 48 giờ sẽ làm giảm tình trạng tắc tia sữa và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Do đó phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã đông kết, khơi thông dòng chảy tự nhiên của sữa và hạn chế việc tạo lập thêm những vị trí tắc mới.
Vấn đề là làm cách nào để tan sữa đông kết mà không gây tổn thương những nang và ống dẫn sữa bình thường khác?
Điều đặc biệt của sóng siêu âm đa tần số là khả năng làm tan nhanh sữa đông kết, lỏng độ đặc quánh của sữa, giãn nở ngay cả chỗ ống dẫn sữa bị tắc nằm sâu; do đó tuyến sữa được khai thông nhanh chóng.
Không những thế, vùng bị tắc giảm đau và giảm sưng, mô tuyến vú mềm và kích thích sự phóng sữa ra ngoài. Sau khi điều trị, tia sữa hết tắc nên việc cho bé bú hay hút sữa rất dễ dàng.
Từ tháng 12/2009 – 1/2011 khoa Vật lý trị liệu BV Đa khoa Quốc tế Vũ Anh đã điều trị thành công hoàn toàn 64 sản phụ bị tắc tia sữa mà các phương pháp khác không cải thiện.
Có những sản phụ bị tắc tia sữa hay áp-xe vú ở lần sinh con trước phải cho con bú sữa bò thay thế, ở lần sinh này sản phụ cũng tắc tia sữa, được chữa khỏi hoàn toàn và rất hài lòng: mẹ hết đau nhức, tránh được áp xe vú và con bú được những dòng sữa quý giá từ mẹ.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình