Sau dịch COVID-19: tình trạng trẻ chậm nói gia tăng
Sau một năm gián đoạn do dịch COVID-19, trẻ mầm non cả nước đã quay trở lại trường học, tuy nhiên tình trạng số trẻ chậm nói ở lứa 2 - 3 tuổi đang có chiều hướng gia tăng.
Ở nhà nhiều suốt 2 năm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ
Sau 2 năm dịch COVID-19, trẻ đã quay trở lại trường nhưng nguy cơ chậm nói tăng lên. Theo ThS.BS Đinh Thạc - Trưởng khoa Tâm lý BV Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho hay, thời gian gần đây tại khoa mỗi ngày tiếp nhận khá nhiều trẻ tới khám. Trong 10 trường hợp trẻ đến tư vấn tâm lý mỗi ngày tại bệnh viện Nhi đồng 1 thì có khoảng 2-3 trẻ có tình trạng chậm nói, chủ yếu ở độ tuổi 2 - 3 tuổi.
Lý giải về tình trạng chậm nói tăng sau dịch, nhóm tác giả tại Khoa Nhi, Đại học Hacettepe, Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra rằng tuy thời gian bố mẹ và con cái gặp nhau tăng lên, nhưng lại ít giao tiếp với nhau và thời gian trẻ sử dụng điện thoại tăng từ 1 đến 3 giờ mỗi ngày. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ chậm nói ngày càng tăng sau dịch.
Theo tác giả Kevin Joy làm việc tại Hệ thống Y tế Đại học Michigan, Hoa Kỳ thì cứ 30 phút sử dụng các thiết bị công nghệ di động sẽ làm tăng 49% nguy cơ chậm nói ở trẻ.
Mặt khác, theo Tạp chí quốc tế về Khoa học Trí não năm 2020: thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử càng lâu thì khả năng bắt chước cử chỉ ở trẻ 8 đến 17 tháng tuổi càng giảm và tỷ lệ thuận với tỷ lệ chậm nói của trẻ. Chưa kể, não bộ trẻ còn non nớt, việc tiếp xúc với nhiều luồng thông tin không chọn lọc có thể gây nhiễu loạn thông tin, ức chế sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương.
Hiện nay các bé đã được đến trường, tuy nhiên, những ảnh hưởng nặng nề về chậm phát triển ngôn ngữ do dịch COVID-19 để lại cho trẻ là không thể chối bỏ. Điều này đòi hỏi gia đình cần kết hợp với nhà trường và các chuyên gia để chung tay khắc phục tình trạng bé chậm nói
Vài tháng tuổi trẻ đã có những biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ - mẹ chớ coi thường
Ngay từ 4 - 6 tháng trẻ đã bắt đầu "ê, a". 8 tháng bé đã biết chú ý đến mọi người và quay ra khi có ai đó gọi mình.
12 tháng trẻ nói được câu 1 tiếng như "bà, ba, bi, ơi, đi, măm".
15 tháng tuổi, bé nói được phần lớn câu một từ, biết giả vờ uống nước, bắt chước tiếng ho, tiếng con vật kêu.
Nhiều trẻ đã có thể nói được câu 2 từ đơn ở 16-18 tháng và hiểu được hơn 50 từ.
Từ 19 đến 24 tháng trẻ có thể dùng câu dài khoảng 2-4 từ, với các động từ và danh từ khác nhau, ví dụ mẹ bế, cầm tay,... vốn từ của bé khoảng 200-300 từ.
Do đó, nếu con chưa đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ, cha mẹ cần đồng hành giúp con sớm theo kịp các bạn.
Cách đơn giản hỗ trợ con bật âm dễ dàng - mẹ có thể áp dụng hàng ngày
Đầu tiên, bố mẹ nên giảm dần thời gian cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, tối đa 30 phút/ngày và kiểm soát về mặt nội dung xem. Khi trẻ xem ti vi nên có người lớn bên cạnh để giao tiếp với trẻ vì theo nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa Canada thì trẻ xem tivi một mình có thể làm giảm khả năng nhận thức và chậm phát triển ngôn ngữ. Thay vào đó, khi xem chung với bố mẹ, trẻ có thể xây dựng các kỹ năng ghi nhớ và tư duy, mẹ có thể hỏi các tình huống đang diễn ra trên tivi và giải thích để bé dễ tiếp nhận hơn.
Thứ hai, ba mẹ cần tăng cường thời gian giao tiếp trực tiếp tích cực với con như kể chuyện, hát, đọc sách,... với trẻ dưới 1 tuổi và khuyến khích trẻ tương tác. Nếu trẻ trên 18 tháng, các mẹ có thể bổ sung các bài tập giao tiếp bằng mắt, bắt chước các âm thanh xung quanh, chơi các trò tập thổi kèn, thổi bong bóng… để hỗ trợ điều chỉnh luồng hơi ở miệng. Nếu con không tập trung hãy chạm vào mũi bé để bé nhìn mình.
Mẹ có thể chơi cùng bé trò chơi điền vào chỗ trống khi hát hoặc kể chuyện. Ví dụ, thay vì hát kìa con bướm vàng, mẹ chỉ hát kìa con bướm và dừng lại để bé nói từ vàng. Nên chờ con khoảng 5 đến 10 giây để bé bật âm, nếu bé không hứng thú hoặc hợp tác, mẹ sẽ hát hết câu và thử lại với bé ở lần tiếp theo.
Nếu bé không chú ý mẹ cần giao tiếp bằng mắt và thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn. Các mẹ nên kiên nhẫn và lựa chọn thời gian cố định trong ngày cùng tập nói với bé để tạo ra thói quen cho trẻ.
Kích thích khả năng bắt chước và bật âm cho bé nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh việc luyện tập, dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng với các bé chậm nói. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nhi Khoa Michael K. Georgieff thì các axit béo thiết yếu (Omega 3 và 6) là thành phần cần thiết cho sự hình thành và phát triển các khớp thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh phản xạ nhanh và chính xác với các thông tin thu được. Điều này giúp bé ghi nhớ tốt, tăng khả năng bắt chước, tăng khả năng phối hợp vận động cơ miệng, nhờ đó, bé sẽ nhanh biết nói hơn. Do đó, việc bổ sung Omega 3 và Omega 6 giúp phát triển não bộ, tăng khả năng ghi nhớ và bắt chước cho các bé chậm nói là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, Omega 3 và Omega 6 là các chất béo cơ thể không tự tổng hợp mà phải bổ sung qua ăn uống và qua các sản phẩm chứa Omega 3 và 6 như TPBVSK Fitobimbi Omega Junior. Đây là sản phẩm dành cho trẻ từ 1 ngày tuổi đến 12 tuổi, nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, giúp bổ sung Omega thực vật, giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tốt cho mắt.
Sản phẩm được chiết xuất từ dầu quả lý chua đen chứa hàm lượng Omega 6/Omega 3 là 4:1 một cách tự nhiên. Theo nghiên cứu của TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael: đây là tỷ lệ lý tưởng để hấp thu Omega vào não.
Mặt khác, Fitobimbi Omega Junior không tanh, không mùi vị, dễ dung nạp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dạng nhỏ giọt tiện lợi, dễ định lượng, rất an toàn cho bé. Sản phẩm không chứa gluten, không lactose, không có nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng, hóa chất, chì, thủy ngân như một số loại Omega có nguồn gốc khác.
TPBVSK Fitobimbi Omega Junior được sản xuất Pharmalife Research - công ty dược phẩm uy tín tại Italy, đạt các chứng nhận như cGMP. ISO 22000, Ivegan,… của FDA Hoa Kỳ.
Nhờ vậy, sản phẩm này được các mẹ tại 60 quốc gia trên thế giới tin dùng, dạy bé thông minh hơn, nhanh biết nói hơn. Nên sử dụng kết hợp với việc luyện giao tiếp bằng mắt và dạy bé nói như trên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thông tin cho bạn đọc: Hiện nay, TPBVSK Fitobimbi Omega Junior đã được công ty cổ phần Dược Phẩm Delap nhập khẩu nguyên hộp về Việt nam và phân phối tại các nhà thuốc, các cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc. Fanpage: https://www.facebook.com/omegajunior.vn Tổng đài tư vấn: 1800 8070 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình