Hotline 24/7
08983-08983

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ

Đột quỵ có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào thời gian hồi phục chức năng sớm hay muộn. Vì vậy, đây là vấn đề cấp bách cần được thực hiện để giúp cho mọi hoạt động và nhận thức của người bệnh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

I. Khi nào nên phục hồi chức năng sau đột quỵ?

Đột quỵ xảy ra khi cục máu đông làm ngăn chặn việc cung cấp máu và oxy lên não của bạn, hoặc mạch máu bị vỡ gây xuất huyết não. Nó có thể gây ra sự suy giảm đáng kể về ngôn ngữ, nhận thức, vận động và giác quan. Đây là lý do tại sao đột quỵ được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tàn tật lâu dài và nghiêm trọng.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm chỉ của bệnh nhân và người nhà, vì có thể sẽ mất nhiều năm để phục hồi.

Thông thường quá trình hồi phục bắt đầu sau khi các bác sĩ đã điều trị ổn định tình trạng của bệnh nhân, bao gồm khôi phục lưu lượng máu đến não và giảm bớt bất kỳ yếu tố nguy cơ nào gây đột quỵ trở lại.

Do đó, việc phục hồi chức năng có thể thực hiện trong thời gian bệnh nhân vẫn còn nằm viện. Và nên làm càng sớm càng tốt, vì có thể tăng cơ hội lấy lại chức năng cho não và cơ thể.

II. Phục hồi những kỹ năng nào sau đột quỵ

Mục tiêu của phục hồi chức năng sau đột quỵ là cải thiện các kỹ năng nói, nhận thức, vận động hoặc cảm giác của bạn để bạn có thể trở lại hoạt động bình thường nhất có thể, gồm có:

1. Kỹ năng nói

 Kỹ năng nói cho người đột quỵPhục hồi chức năng ngôn ngữ giúp bệnh nhân đột quỵ có thể giao tiếp bình thường trở lại

Đột quỵ có thể gây ra chứng mất ngôn ngữ. Nếu được chẩn đoán mắc chứng này, bạn có thể gặp khó khăn khi giao tiếp, trong đó bao gồm việc tìm kiếm đúng từ hoặc khó nói thành một câu đầy đủ trong lúc trò chuyện.

Và bạn cũng có thể gặp vấn đề trong việc kiểm soát lời nói của mình, nếu các cơ kiểm soát bị tổn thương. Tuy nhiên, các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu và lời nói của bệnh viện có thể giúp bạn học cách nói mạch lạc và rõ ràng hơn.

Nếu tổn hại quá nghiêm trọng, họ cũng có thể dạy bạn những cách phát âm khác để thuận tiện cho việc giao tiếp trong cuộc sống.

2. Kỹ năng nhận thức

Đột quỵ có thể làm suy giảm khả năng suy nghĩ và lý luận của bạn, dẫn đến khả năng phán đoán kém và gây ra các vấn đề về trí nhớ. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi về hành vi của bạn.

Điều này dẫn đến những lo ngại về sự an toàn cho bản thân, vì vậy điều quan trọng là phải cố gắng phục hồi các kỹ năng nhận thức càng sớm càng tốt. Và những nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ là người giúp bạn lấy lại khả năng này, họ cũng đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn là một môi trường an toàn, bạn không cần quá căng thẳng hay lo lắng.

3. Kỹ năng vận động

Người đột quỵ có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ để phục hồi chức năng vận động

Bị đột quỵ có thể làm suy yếu các cơ ở một bên của cơ thể và gây khó vậ động. Điều này ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bạn và khiến bạn khó đi lại hay thực hiện các hoạt động thể chất khác. Và bạn cũng có thể bị đau hoặc co thắt cơ sau đột quỵ.

Các nhà vật lý trị liệu sẽ giúp bạn học cách cân bằng và tăng cường cơ bắp, kiểm soát tình trạng co thắt cơ bằng cách dạy bạn các bài tập kéo giãn từ dễ đến khó.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng thiết bị hỗ trợ đi bộ khi học các kỹ năng vận động để quá trình hồi phục được thuận tiện và nhanh chóng hơn.

4. Kỹ năng cảm nhận

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến một phần khả năng về cảm giác của cơ thể, chẳng hạn như cảm nhận về mức nóng, lạnh hoặc áp lực. Các nhà trị liệu sẽ làm việc với bạn để giúp cơ thể bạn thích nghi với sự thay đổi này.

III. Những biến chứng có thể điều trị sau đột quỵ?

Sau đột quỵ, khả năng nói, nhận thức hoặc vận động của người bệnh bị suy giảm có thể gây ra các biến chứng khác nhau. Nhưng một số biến chứng có thể điều trị được, bao gồm:

1. Kiểm soát bàng quang và ruột

Đột quỵ có thể gây ra các vấn đề về bàng quang và ruột của bạn như tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Đi tiểu thường xuyên, tiểu khó và mất kiểm soát bàng quang cũng có thể xảy ra.

Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và Tiết niệu có thể giúp bạn điều trị những vấn đề này bằng việc sử dụng thuốc hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa một ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể bạn.

tình trạng khó nuốt sau đột quỵNên cho bệnh nhân đột quỵ ăn thực phẩm mềm và dễ nuốt

2. Nuốt

Đột quỵ có thể dẫn đến triệu chứng khó nuốt khi cơ thể bị tổn thương dây thần kinh. Điều này khiến bạn dễ bị sặc, ho ra thức ăn hoặc nấc cụt. Các nhà trị liệu sẽ hướng dẫn bạn học cách nuốt và ăn uống bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn tìm những loại thực phẩm bổ dưỡng để bạn dễ ăn và nuốt hơn.

3. Trầm cảm

Các bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia tâm thần kinh có thể giúp bạn điều trị chứng rối loạn này bằng các liệu pháp và thuốc chống trầm cảm.

IV. Phục hồi sau đột quỵ có thành công không?

Khoảng 10% những người bị đột quỵ phục hồi gần như hoàn toàn, 25% hồi phục với những khuyết tật nhẹ và 40% khác bị suy giảm chức năng trung bình đến nặng cần được chăm sóc đặc biệt.

Việc phục hồi đột quỵ thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:

- Mức độ thiệt hại của đột quỵ đã gây ra

- Thời gian bắt đầu phục hồi chức năng

- Nỗ lực của cá nhân trong quá trình phục hồi

- Tuổi của bệnh nhân

Ngoài ra, những thành viên trong gia đình và bạn bè của bạn cũng có thể góp phần giúp bạn cải thiện bằng cách khuyến khích và hỗ trợ trong quá trình điều trị. Bạn có thể tăng cơ hội hồi phục bằng cách tập các bài tập phục hồi chức năng một cách thường xuyên và đúng yêu cầu.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X