Hotline 24/7
08983-08983

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng - Hơn 40 năm tuổi nghề và niềm đau đáu về tình trạng tùy ý dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) khi trẻ bệnh lý về hô hấp: ho, đờm, sổ mũi… nhiều phụ huynh vì sốt ruột muốn con nhanh chóng giảm cơn ho, tự mua thuốc ho về cho trẻ uống. Tuy nhiên, dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sử dụng sai thuốc ho sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Có rất ít các loại thuốc ho dùng được cho đối tượng nhạy cảm này, nếu mẹ chọn đúng sẽ giảm ho, đờm an toàn, hiệu quả cho trẻ.

Với kinh nghiệm của một thầy thuốc gắn bó với những bệnh nhi nhiều năm, xin ông cho biết về thực trạng cha mẹ sử dụng thuốc ho cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ?

Thời tiết trong những ngày ẩm ướt vì giao mùa đông xuân, mưa phùn, trời nồm, số lượng bệnh nhi đến khám vì hô hấp tăng vọt. Trẻ bị viêm đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sổ mũi khiến bố mẹ lo lắng. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến khám bác sĩ thường có tâm lý nóng vội và đề nghị “kê cho cháu thuốc gì giảm ho”, “con ho đờm nhiều sốt ruột, có thuốc nào khỏi hết ngay được không bác”, “cháu cứ ho là ói”…

Trong khi đó, ho là phản ứng có lợi của cơ thể, giúp tống ra ngoài dịch nhầy, đờm...  Thực tế điều trị lâm sàng cho thấy, ho có thể làm trẻ tỉnh giấc khi đang ngủ, nôn ói nhưng một cơn, nôn sạch, thay đồ xong trẻ lại ngủ một mạch đến sáng. Vì thế, các bác sĩ luôn cân nhắc kĩ dùng loại thuốc nào thích hợp với trẻ.

Nhiều phụ huynh tùy tiện cho trẻ sử dụng các loại thuốc ho mà không chú ý thành phần thuốc là sai lầm rất nguy hiểm. Thậm chí, dùng lại đơn thuốc ho của bác sĩ kê từ đợt trước khiến cho bệnh không khỏi mà còn nặng hơn.

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai với hơn 40 năm kinh nghiệm (Ảnh bác sĩ cung cấp)

Nguy cơ lạm dụng thuốc ho Tây y cho trẻ nhỏ

Ông hãy giải thích cho phụ huynh rõ hơn về thuốc ho Tây y cho trẻ nhỏ, dùng khi nào và trong trường hợp nào?

Mỗi cơn ho là biểu hiện bệnh lý khác nhau ở trẻ nhỏ và người thầy thuốc sẽ là quyết định trẻ dùng loại thuốc gì.

Thuốc giảm ho: chứa dẫn chất Dextromethorphan và Codein giúp cắt cơn ho kích ứng nhanh chóng do có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Tuy nhiên, Dextromethorphan gây mất phản xạ ho, khiến dịch đờm bị ứ đọng, Codein làm khô quánh dịch tiết ở phế quản. Hai loại thuốc bị chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi và các trường hợp nhiều đờm.

Thuốc tác dụng long đờm, tiêu chất nhầy, giảm độ đặc quánh của đờm làm trẻ ho nhiều hơn trong những ngày đầu dùng thuốc. Đó là lý do vì sao trẻ uống thuốc này thì càng ho nhiều hơn và sau đó mới giảm ho dần.

Thuốc ức chế trung tâm hô hấp ở trên não giúp giảm ho. Song, thuốc này dùng quá liều hoặc dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi thì có thể gây nên cơn ngừng thở, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Thuốc kháng histamin giúp làm giảm tiết dịch ở đường hô hấp. Song, sử dụng không đúng liều lượng hoặc không đúng trường hợp ho do xuất tiết quá nhiều sẽ gây khô đường hô hấp. Nếu trẻ bị viêm phổi mà cho dùng thuốc này khiến cho đờm đặc quánh lại, không ho được rất nguy hiểm.

Thuốc ho thảo dược của người lớn - không dành cho trẻ nhỏ 

Thưa ông, nhiều phụ huynh cho rằng cứ thảo dược là an toàn, vậy dùng thuốc ho thảo dược của người lớn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe của trẻ như thế nào? 

Thuốc ho đông dược hay siro ho có nguồn gốc thảo dược, khá an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, có những siro ho khi người lớn dùng thì hợp nhưng trẻ em lại không nên. Chẳng hạn như, một số loại thuốc ho thảo dược có chứa tinh dầu cineol được cảnh báo không dùng cho trẻ dưới một tuổi.

Một số thuốc ho phổ biến trên thị trường còn chứa các dược liệu có hoạt lực mạnh nhưng độc tính cao, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trong danh mục dược liệu độc tính có nguồn gốc thực vật, một số dược liệu có độc như: bán hạ bắc, ma hoàng, khổ hạnh nhân… không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ.

Như vậy, việc sử dụng siro ho thảo dược của người lớn cho trẻ em tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khó lường. Các mẹ nên đọc kỹ thành phần siro ho thảo dược và sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh có chứa: quất, húng chanh, gừng… xuất phát từ bài thuốc dân gian sẽ giảm ho, đờm cho trẻ an toàn hơn.

Mẹ thì mong muốn con dứt ho, trong khi ho lại là phản xạ có lợi, bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi tình trạng sức khỏe để biết khi nào trẻ ho thông thường và khi nào cần dùng thuốc?

Một em bé bị ho, sổ mũi, sốt cần được theo dõi thêm để biết chỉ là bệnh thông thường hay đã viêm phổi... Một là, bé bị ho, sổ mũi, có thể sốt nhẹ, không khó thở, có thể chữa khỏi bằng những bài thuốc ngay tại nhà hoặc siro ho thảo dược. Hai là, bé bị ho, sốt, thở nhanh thì cần đi khám để điều trị bệnh sớm và dùng thuốc ho theo chỉ định. Ba là, trẻ bị ho, sốt, khó thở, thở lõm ngực, lúc này cần nhanh chóng nhập viện để điều trị theo phác đồ.

Khi trẻ có các dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh, thông thường, lựa chọn siro có thành phần thảo dược sẽ lành tính, an toàn hơn với sức khỏe của trẻ. Kết hợp uống siro ho cảm và xịt mũi để làm sạch đường hô hấp sẽ giảm ho.

Chuyên gia hướng dẫn chọn đúng siro ho cảm cho trẻ nhỏ

Khi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho, thì làm sao để lựa chọn siro ho cảm đúng cách, an toàn - hiệu quả, thưa ông?

Dù mua thuốc ho trong nước hay nhập ngoại, mẹ cũng nên đọc kỹ độ tuổi sử dụng, công ty sản xuất và phân phối... Tránh mua sản phẩm không truy xuất được nguồn gốc dược liệu. Lựa chọn siro ho cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế sản xuất, đồng thời mua tại các hiệu thuốc uy tín. Ưu tiên các loại siro ho cảm thảo dược “Made in Viet Nam” dựa trên các tiêu chí: Vừa giảm ho, vừa giảm sổ mũi; an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh; nguồn gốc từ dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO…  Đặc biệt, khi trẻ có triệu chứng ho, sổ mũi, chỉ cần cho trẻ dùng siro ho cảm thảo dược để giảm nhẹ triệu chứng, làm ấm cơ thể, êm họng, dịu ho và bổ phế.

Bộ sản phẩm Ích Nhi giảm ho, sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Nguồn gốc dược liệu có vai trò rất lớn đến độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm siro ho cảm Ích Nhi cho trẻ. Từ đó Nam Dược là công ty phát triển các vùng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

Việt Nam có nguồn thuốc Nam phong phú và có rất nhiều bài thuốc dân gian trị ho - cảm như: Húng chanh hấp đường phèn; quất, gừng hấp mật ong… có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên và đứng đầu bảng trong việc trị các bệnh về hô hấp. Nhiều sản phẩm siro ho thảo dược rất hiệu quả, giúp giảm ho, long đờm khi dùng một mình hoặc kết hợp với tân dược. Nhưng siro ho cảm cần làm từ nguồn dược liệu thật sự sạch mới có hiệu quả như mong muốn. Việc sử dụng các sản phẩm siro ho cảm từ dược liệu sạch đã trở thành xu hướng và rất khuyến khích cha mẹ sử dụng cho trẻ để hạn chế việc phụ thuộc vào thuốc ho.

Bệnh cạnh việc chọn đúng siro ho cảm thảo dược cho trẻ, thì phụ huynh cần làm gì để phòng và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp, thưa ông? 

Những cha mẹ lần đầu có con nhỏ, khi trẻ bị ho, đờm, sổ mũi, cần trang bị những kiến thức về bệnh đường hô hấp để có thể chăm sóc cho trẻ tốt. Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, chỉ cai sữa ít nhất 18 tháng sau khi sinh để tăng cường sức đề kháng, trẻ ít ốm vặt hơn.

Để giảm ho cho bé, ngoài việc dùng thuốc, bố mẹ nên chú ý vệ sinh mũi họng cho trẻ trước khi đi ngủ. Đồng thời nên thường xuyên thay giặt ga gối để tránh bụi bẩn có thể gây kích ứng đường hô hấp. Chủ động giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi của thời tiết và không khí lạnh. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, tránh khói bụi, thuốc lá... Người lớn ho, sổ mũi cần tránh hôn trẻ. Tránh để trẻ nhỏ tiếp xúc với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm khác.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X