Hotline 24/7
08983-08983

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần: Viêm khớp gối, thoát vị đĩa đệm dùng thuốc nào là tốt nhất?

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần trả lời khán giả về các bệnh đau lưng, viêm khớp gối, thoát vị đĩa đệm, đau bắp chân và đùi khi ngồi chồm hổm, tê bàn chân, hai bàn chân bị nóng khi đi bộ, bệnh teo cơ phì đại…

1. Viêm khớp gối, thoát vị đĩa đệm có thuốc gì tốt hơn glucosamine?

Chị của tôi bị viêm khớp gối, thoát vị đĩa đệm, đang uống thuốc glucosamine. Tôi muốn hỏi bác sĩ có loại thuốc nào tốt hơn cho chị tôi không?

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần:

Glucosamine là thực phẩm chức năng, chúng ta uống để giảm đau khớp gối. Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng phụ của thuốc là nhẹ, không nặng. Người không bị tiểu đường có thể dùng thuốc này. Người bị tiểu đường nặng hơn cần thận trọng khi sử dụng thuốc (gluco là đường).

Cách chữa đau khớp cần chú trọng tập vật lý trị liệu, vận động. Tôi dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn quý vị tập vật lý trị liệu. Khi chúng ta vận động và tập vật lý trị liệu, máu sẽ chảy đến khớp. Sụn là loại mô chuyên hấp thụ dinh dưỡng và oxy qua máu. Khi chúng ta vận động thường xuyên giống như dầu và nhớt được bơm vào các nơi trong máy của xe giúp xe chạy tốt hơn. Quý vị ghi nhớ tập vật lý trị liệu mới là loại “thuốc” tốt nhất đối với bệnh xương khớp.

2. Đau bắp chân và đùi khi ngồi chồm hổm, lý do tại sao?

Mỗi khi ngồi chồm hổm, em bị đau bắp chân và đùi. Bác sĩ cho em biết được nguyên nhân gây đau?

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần:

Khi chúng ta ngồi chồm hổm, mạch máu bị ép lại. Ở Hoa Kỳ, một số người thừa cân không thể ngồi chồm hổm. Quý vị chỉ ngồi chồm hổm khi không quá mập. Nói một cách đơn giản, bệnh nhân ngồi chồm hổm và đứng dậy được có nghĩa là cơ bắp còn khỏe. Khi chúng ta bị béo phì hay bị các mạch máu nặng hơn, người đó không thể ngồi chồm hổm.

Khi chúng ta ngồi chồm hổm và có những dấu hiệu như vậy, nhiều khả năng chúng ta có bệnh liên quan đến gai cột sống hoặc mạch máu. Khi ngồi chồm hổm, chúng ta ép những động mạch này. Với người khỏe, nó sẽ không thành vấn đề. Người bị bệnh, ngồi chồm hổm sẽ là vấn đề.

Quý vị tập các bài thể dục của tôi về thần kinh tọa và đi gặp bác sĩ để xem mình có bị tiểu đường hay các bệnh về mạch máu hay không.

3. Tê bàn chân, hai bàn chân bị nóng khi đi bộ là bệnh gì?

Thưa bác sĩ, tôi 72 tuổi cao 1m50, với cân nặng 65kg.

Gần đây tôi bị đau đầu gối phải. Đến khi chụp hình X-quang, tôi bị tràn dịch và bác sĩ cho tôi uống thuốc, sau đó tôi hết đau khớp. Sau đó, tôi bị tê 2 bàn chân. Tôi ngồi hay nằm không bị ảnh hưởng gì nhưng hai chân bị nóng khi đi bộ. Gặp bác sĩ xét nghiệm, một bác sĩ nói suy tim, bác sĩ khác nói giãn mạch. Bác sĩ thứ ba nói là gai cột sống. Tôi vẫn bị tê và nóng khi uống glucimine, xin bác sĩ hướng dẫn.

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần:

Theo tôi, đây là ca bệnh điển hình của gai cột sống và ép dây thần kinh ở người thừa cân. Một người 72 tuổi cao 1m50, với cân nặng 65kg là hơi thừa cân.

Điểm quan trọng là tăng cân một chút, chúng ta cũng cảm thấy đau nhức. Khi chúng ta lớn tuổi, sụn giữa khớp gối bị mòn. Quý vị đi đứng bị đau, ngồi không đau. Đi đứng thẳng bị đau là dấu hiệu của viêm xương khớp. Khi chúng ta ngồi, khớp gối không tác động trực tiếp lên nhau. Khi chúng ta đi đứng, trọng lực ép lên hai đầu gối.

Cách chữa trị là tập vật lý trị liệu và giảm cân một chút. Giảm nửa ký hay một ký sẽ giúp quý vị cảm thấy đỡ hơn.

Điểm quan trọng thứ hai là tập các bài tập trị liệu về đầu gối, lưng và bàn chân. Khi có dấu hiệu suy tim, giãn tĩnh mạch tức là máu chúng ta không quay trở lại bàn chân đủ mạnh. Các bài tập sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.

4. Phụ nữ 49 tuổi bị đau nhiều khớp, có cần phẫu thuật không?

Tôi 49 tuổi, bị đau các khớp ngón tay, khớp nối giữa ngón chân cái và bàn chân. Mang giày rất đau, bàn chân lồi ra. Tôi phải sử dụng các biện pháp phẫu thuật nào? Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị.

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần:

Khi phụ nữ 49 tuổi thường là đến thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm đi. Khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, họ thay đổi tính tình: nóng nảy, vui buồn thất thường. Đau khớp là triệu chứng thường gặp vì estrogen cũng giúp bảo vệ xương khớp của phụ nữ.

Dấu hiệu thứ hai là quý vị bị đau như vậy, khớp lồi ra ngoài. Có thể đó là xương bị nhô ra (mullions) do tư thế mang giày cao gót nhiều, theo thời gian, nó sẽ gây đau.

Cách chữa đầu tiên là xem lại tư thế. Nhiều quý vị quên rằng tư thế sẽ là điểm quyết định có đau khớp khi về già hay không. Quý vị hãy tập đi đứng thẳng và cổ thẳng. Nói thì dễ nhưng một số người quen với tư thế trong nghề nghiệp của chúng ta chẳng hạn như nghề dũa móng tay: chúng ta cúi xuống và khom người. Làm việc văn phòng cũng có các tư thế chúi người về phía trước, ảnh hưởng đến trọng lực của chúng ta.

Nếu trọng lực thay đổi, lực dưới bàn chân sẽ thay đổi nó sẽ dẫn đến các biến chứng về xương khớp. Đau lưng và đau khớp xảy ra do tư thế ngồi và đi đứng không đúng. Ngồi thẳng chính là bảo vệ lưng của chúng ta.

6. Trẻ em bị teo cơ phì đại, điều trị thế nào?

Cháu nhà tôi 10 tuổi bị teo cơ phì đại từ 5 tuổi, bắp chân phồng to, đùi bị teo lại. Đi lại gặp nhiều khó khăn, bác sĩ có thể cho tôi biết thuốc dùng và cách chữa trị?

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần:

Trẻ em bị cơ phình nhưng yếu đi, phụ huynh cần cho bé tập vật lý trị liệu thường xuyên. Vật lý trị liệu rất quan trọng trong điều trị cơ xương khớp. Tôi hướng dẫn cho quý vị cách tập vật lý trị liệu vì tôi muốn hướng dẫn quý vị cách chữa đau. Ngày nay, hàng triệu người trên thế giới tập theo các bài vật lý trị liệu. Những quý vị nào lần đầu tiên đến với kênh youtube của tôi là các bài tập trị liệu đau nhức rất cơ bản nhưng giúp quý vị giảm đau rất nhiều.

Khi cho trẻ tập vật lý trị liệu, phụ huynh cần gặp bác sĩ nhi khoa chuyên về cơ xương khớp để xem bé có bệnh khác hay không. Ví dụ như bệnh tự miễn làm cho chúng ta bị viêm cơ và viêm lâu dài như vậy sẽ khiến cho cơ bị yếu đi. Gặp bác sĩ nhi khoa chuyên về tự miễn và tập vật lý trị liệu là hai điểm chính trong trường hợp này.

7. Đau thắt lưng ở tuổi 36 thường do bệnh gì?

Tôi năm nay 36 tuổi, tôi hay bị đau lưng. Tôi chỉ bị đau thắt eo tầm một gang tay tính từ đốt sống lưng trở xuống. Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân gây đau lưng và cách cải thiện tình trạng đau lưng như thế nào?

PGS.BS Huỳnh Wynn Trần:

Quý vị hãy nghe lại video của tôi nói về đau lưng trên youtube, có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những lý do khiến người trẻ đau lưng là đau lưng do cơ, dây chằng… từ việc đứng ngồi sai tư thế. Đau lưng ở người trẻ rất dễ phục hồi, nhưng khi ngồi sai tư thế trong thời gian dàichẳng hạn như khom người khi sử dụng điện thoại sẽ khiến lưng tệ hơn theo thờ i gian.

Cách chữa đau lưng là tập bài trị liệu đau lưng, quý vị xem bài vật lý trị liệu số 221.

Trọng Dy (ghi)
Trích video #350. Có nên kiểm tra định lượng kháng thể Sars-Cov-2 sau khi chích vaccine hay khỏi bệnh Covid-19? -Dr. Wynn Tran Official

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X