Hotline 24/7
08983-08983

Nhận diện trẻ tăng động giảm chú ý

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện - Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã chỉ ra những hiểu biện nhận biết trẻ đang có vấn đề về tăng động giảm chú ý. Để từ đó phụ, cũng như thầy cô giáo có thể quan sát và đưa trẻ đến cơ sở ý tế hỗ trợ kịp thời.

1. Trẻ thế nào được xem là tăng động giảm chú ý?

Thưa chuyên gia, làm sao để chúng ta có thể nhận biết rằng trẻ bị rối loạn tăng động và giảm chú ý?

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện trả lời: Tăng động giảm chú ý là một rối loạn có thật ở trẻ, thuộc về vấn đề tâm thần - tâm lý.

Nhận biết của phụ huynh và thầy cô giáo đối với tình trạng này chưa nhiều. Nên một số phụ huynh hoặc giáo viên thấy trẻ hiếu động, kém tập trung thường tìm các giải pháp về giáo dục, hướng dẫn kỹ năng làm cha mẹ để giúp cho trẻ nhưng không thành công. Từ đó dẫn đến lo lắng, thậm chí tức giận, khó chịu.

Tăng động giảm chú ý gồm 3 thể và có một số dấu hiệu như sau:

- Trẻ có vấn đề về giảm chú ý, kém tập trung: Trẻ hay quên, không nhớ những chi tiết nhỏ, không nhớ những nhiệm vụ hằng ngày, không tập trung vào bài giảng, thời gian tập trung ngắn không phù hợp với độ tuổi, hay làm mất đồ, quên sót lời dặn dò của cha mẹ trong công việc hằng ngày.

- Trẻ tăng động, xung động: Luôn lăng xăng hiếu động, không ngồi yên một chỗ, lúc nào cũng cựa quậy, không thể chờ đến lượt, ví dụ chưa hỏi hết câu hỏi trẻ đã trả lời hoặc những trò chơi theo lượt trẻ thường không tuân theo.

- Thể phối hợp: Vừa có triệu chứng của tăng động vừa có triệu chứng của giảm chú ý.

Cần phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý với trẻ có vấn đề về hành vi do môi trường, giáo dục tạo nên. Trẻ tăng động giảm chú ý thường phát hiện trước 7 tuổi và thể hiện triệu chứng ở tất cả các môi trường mà trẻ hiện diện (ở nhà, trường hợp, lớp học thêm, nhà họ hàng,…).

Nếu thấy trẻ lăng xăng, hiếu động, kém tập trung nhưng chỉ khu trú trong một môi trường, ví dụ trẻ ở nhà rất quậy phá, không nghe lời cha mẹ nhưng khi đến trường lại nghe lời thầy cô ngồi yên thì đây là vấn đề đến từ phong cách giáo dục và tương tác với trẻ chưa phù hợp.

Vì vậy, phụ huynh cần cân nhắc vấn đề này khi đưa ra đánh giá. Tuy nhiên không thể thông qua một chương trình mà nghĩ rằng con cháu mình gặp vấn đề tăng động giảm chú ý, mà cần có ý kiến chuyên môn của các bác sĩ tâm thần nhi hoặc các nhà tâm lý cùng phối hợp để đưa ra đánh giá, nhận định và quan trọng là cách can thiệp cho bé.

2. Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ gặp phải các vấn đề gì?

Thưa chuyên gia, khi trẻ bị tăng động giảm chú ý nhưng phụ huynh và thầy cô chưa phát hiện trẻ sẽ có thể gặp nhiều hiểm họa, cũng như bạn bè xa lánh, người lớn đánh giá trẻ không ngoan. Vậy cụ thể hơn đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ gặp phải các thiệt thòi gì, cũng như chúng ta cần có cái nhìn như thế nào về trẻ?

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện trả lời: Đối với trẻ có tình trạng tăng động giảm chú ý, nếu thầy cô, cha mẹ, những người xung quanh không thấu hiểu sẽ rất thiệt thòi. Khi đó trẻ thường không được chia sẻ, cảm thông và bị mọi người tập trung vào kết án, la mắng, thậm chí dùng bạo lực trong giáo dục để mong đợi ép trẻ vào trong một khuôn khổ kỷ luật nào đó.

Tuy nhiên, đây không phải do các em không vâng lời, cứng đầu mà do đang gặp khó khăn và làm trẻ khó duy trì kỷ luật hay tập trung kéo dài.

Thống kê cho thấy, trẻ tăng động giảm chú ý thường kèm theo các vấn đề phát sinh như khó khăn trong học tập, khó khăn về mặt hành vi, tương tác, khó khăn về mặt cảm xúc,…

Nếu trẻ không được thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành sẽ có thể trở thành nạn nhân của bạo lực. Đầu tiên là bạo lực gia đình, khi nói con không nghe phụ huynh thường la mắng, dùng đòn roi.

Thứ hai, khi đến trường vì không tập trung nên khó theo được bài giảng của thầy cô ở lớp. Nếu thầy cô không hiểu để đồng hành cùng trẻ thì có thể trẻ sẽ mất đi cơ hội học tập, cũng như theo kịp chương trình học.

Thứ ba, khi con tăng động giảm chú ý nhiều, các bạn cũng sẽ có một cái nhìn không tích cực, nghĩ rằng bạn của mình không nghe lời thầy cô, thường xuyên làm ồn trong lớp và bắt đầu tạo ra khó khăn trong tương tác, quan hệ bạn bè.

Vì vậy, trẻ tăng động giảm chú ý sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt học tập, tương tác gia đình, tương tác xã hội.

3. Biểu hiện nào cho thấy trẻ đang bị tăng động giảm chú ý?

Để chẩn đoán chính xác con em của mình đang bị tăng động giảm chú ý thì cần dựa trên các biểu hiện như thế nào ạ?

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện trả lời: Việc chẩn đoán là chuyên môn cũng những người được đào tạo như các bác sĩ về tâm thần nhi, cùng với các nhà tâm lý. Chẩn đoán không phải là việc của phụ huynh hay các giáo viên.

Tuy nhiên, phụ huynh và giáo viên có vai trò nhận biết vì tiếp xúc, tương tác với trẻ. Từ đó kịp thời phát hiện ra những bất thường, khó khăn của các con.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường không duy trì được sự tập trung cho các bài học hay nhiệm vụ hằng ngày, thường xuyên lơ đễnh, quên các hoạt động sống, thời gian biểu, mất đồ. Hoặc lăng xăng, hiếu động, thường xuyên cựa quậy cơ thể không chịu ngồi yên hoặc không thể chờ đến lượt, khi chơi lúc nào cũng giành lên trước, không theo thứ tự hoặc chưa nghe hết câu hỏi đã vội trả lời,…

Khi cảm thấy đã nhắc nhở rất nhiều lần, thử rất nhiều biện pháp giáo dục từ can thiệp hành vi, bài tập hướng dẫn nhưng trẻ vẫn không cải thiện và ảnh hưởng đến kết quả học tập, cũng như sinh hoạt trong gia đình thì nên đưa các em đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tâm lý để được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý tương tác, quan sát và đưa ra đánh giá để có phương pháp giúp cho các em.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X