Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ: Sai lầm từ sự thiếu hiểu biết của cha mẹ

Biếng ăn ở trẻ hiện đang là một vấn nạn khiến các bậc phụ huynh trăn trở ngày đêm, vì nó gây ảnh hưởng nặng nề khiến trẻ chậm phát triển, còi cọc, suy giảm hệ miễn dịch….

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, như bệnh lý, tâm lý, lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ ốm, món ăn không phù hợp… Mỗi nguyên nhân đều có một cách khắc phục khác nhau, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết. Nhiều trường hợp do trẻ không khỏe, ăn ít đi... lại lầm tưởng trẻ bị biếng ăn, càng ép càng khiến trẻ sợ ăn, từ đó dẫn tới biếng ăn thật sự.

Việc xác định nguyên nhân trẻ biếng ăn là vô cùng quan trọng, từ đó có biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Cùng phân biệt những triệu chứng khiến trẻ để không lúng túng, xử lý sai nhé các mẹ.

1. Biếng ăn do tình hình sức khỏe:

Khi đang bị bệnh, cơ thể trẻ thường yếu, mệt mỏi dẫn đến tình trạng chán ăn... Vào thời điểm này, bạn cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, cho trẻ uống thêm sữa, thực phẩm chức năng để bổ sung các vi chất cần thiết bị thiếu hụt cho biếng ăn.

Đặc biệt, nếu trẻ mắc các bệnh về loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ để điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp.

2. Biếng ăn do sai lầm của cha mẹ trong chế biến món ăn:

Thực đơn nhàm chán, không thay đổi là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Trẻ sẽ chán ngấy khi mẹ liên tục ép trẻ ăn những món hầm, các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ dền… Việc mẹ không cho trẻ ăn trực tiếp mà chỉ cho ăn nước thịt, nước rau cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, chất xơ.

Mẹ cần đảm bảo sẽ thử đa dạng các loại thức ăn để biết khẩu vị của trẻ, từ đó thay đổi thực đơn hàng ngày để cung cấp dinh dưỡng cân đối.

3. Thời gian chuyển chế độ ăn cho trẻ không phù hợp:

Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng là một trong những sai lầm nhiều phụ huynh mắc phải.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm trước khi tròn 4 tháng tuổi khi răng trẻ chưa đủ nhai, hay cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn dù đã 2-3 tuổi khiến trẻ biếng nhai, từ đó khiến trẻ lười ăn.

4. Chế độ ăn của trẻ không cân đối, thiếu các vi chất cần thiết cho trẻ:

Khi mẹ ép bé ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, mà không để trẻ vận động, thức ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng ức chế bài tiết các men tiêu hóa, từ đó khiến trẻ sợ ăn.

Chế độ ăn uống của trẻ cũng rất quan trọng. Nếu thức ăn trẻ ăn thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C... các vi khoáng như kẽm, sắt, đồng, selen, trẻ sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Biếng ăn kéo dài dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, suy tim, gây rối loạn vị giác, nặng hơn có thể khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ.

5. Biếng ăn theo giai đoạn phát triển của trẻ:

Bạn thấy trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng đột nhiên ăn ít đi trong vài ngày hoặc vài tuần mà không rõ nguyên nhân, thì có thể biếng ăn sinh lý là nguyên nhân.

Thế nào là biếng ăn sinh lý? Biếng ăn sinh lý là việc trẻ đột ngột ăn ít đi trong một thời gian ngắn, xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Khoảng thời gian trẻ biếng ăn thường trùng với thời điểm trẻ biết lẫy, ngồi, đứng hoặc tập đi. Tuy nhiên, sau khoảng một vài ngày hoặc vài tuần, bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp, trẻ biếng ăn sinh lý, nhưng mẹ không chú ý và có các biện pháp khắc phục, rất nhiều khả năng trẻ sẽ hình thành thói quen biếng ăn.

6. Rối loạn tiêu hóa dẫn đến biếng ăn:

Vì hệ tiêu hóa còn non nớt, nên trẻ rất dễ bị rối loạn. Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn là táo bón, tiêu chảy. Những triệu chứng này sẽ khiến trẻ vô cùng mệt mỏi, từ đó sinh ra tình trạng chán ăn.

Đa số các trẻ sẽ ăn lại bình thường sau một vài ngày và không quá một tuần sau khi hết tình trạng rối loạn. Nếu các triệu chứng rối loạn có xu hướng trầm trọng hơn, các mẹ nên đưa bé đi khám ngay lập tức.

7. Biếng ăn do tâm lý của cha mẹ:

Nhiều phụ huynh có quan niệm sai trái, cứ nghĩ ăn nhiều mới tốt. Thấy con ăn ít hơn các bé cùng lứa tuổi dù cân nặng và chiều cao vẫn tăng đều, các bạn nghĩ ngay đến việc con biếng ăn. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Mẹ cần hiểu, khẩu phần ăn của mỗi bé là không giống nhau, nó dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ. Chỉ cần, mẹ đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, đủ chất lượng.

8. Biếng ăn do sợ ăn, bị ép ăn:

Đây là nguyên nhân chính gây biếng ăn ở trẻ. Nhiều bạn không nhận ra rằng, chính mình đã gây áp lực cho trẻ, từ đó cảm giác sợ ăn khiến cho trẻ ngày càng lười ăn.

Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi, gò bó vào một khuôn khổ hoặc bị đánh lừa.

Bạn đi làm, bỏ con cho người khác chăm sóc, ăn uống; bị ép mang khăn ăn, phải ngồi im trong quá trình ăn; bị ép ăn hết trong thời gian cố định (vì bố mẹ còn đi làm); không khí bữa ăn ảm đạm căng thẳng; hoặc đánh lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…

9. Biếng ăn do dùng thuốc:

Tình trạng biếng ăn có thể gặp ở trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên, uống sắt, vitamin A-D quá liều.

Đặc biệt, có nhiều loại kháng sinh có tác dụng phụ, gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, dẫn đến tình trạng biếng ăn.

10. Thói quen ăn vặt dẫn đến biếng ăn:

Nhiều cha mẹ luôn cho trẻ ăn vặt với suy nghĩ sẽ giúp bù lại lượng dinh dưỡng chưa được cung cấp đầy đủ trong các bữa ăn chính mà không biết đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bé biếng ăn. Không những vậy, việc làm này còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Các đồ ăn vặt được trẻ yêu thích như snack, khoai tây chiên, xúc xích,... chứa rất nhiều chất phụ gia, thậm chí còn có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi ăn quá nhiều, đến bữa chính trẻ sẽ không muốn ăn cơm và thức ăn nữa. Lâu dần trở thành thói quen khiến trẻ trở nên vô cùng biếng ăn, chậm tăng cân và ngừng phát triển chiều cao.

11. Không tập trung cho quá trình ăn uống:

Thời đại công nghệ 4.0, nhiều cha mẹ vì muốn cho con ăn nhanh hơn nên luôn dụ các bé bằng đồ chơi, cho bé vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hoặc iPad. Thế nhưng, phụ huynh không biết rằng việc làm này vô hình trung khiến bé mất tập trung, khiến bữa ăn kéo dài, đồ ăn nguội khiến bé càng chán ăn.

Việc quá tập trung vào đồ chơi, những hình ảnh trên tivi khiến bé mất cảm giác ăn ngon vì ăn không còn là ‘nhiệm vụ chính’. Tình trạng kéo dài sẽ hình thành thói quen ăn uống không tốt và sau này sẽ rất khó để sửa đổi.

12. Ăn ‘tùy hứng’ không theo bữa:

Việc cho bé ăn không đúng bữa, ăn khi nào bé muốn là thói quen không tốt.

Việc ăn không đúng bữa sẽ khiến bé không ăn được nhiều, không có cảm giác ngon miệng khi dùng bữa ăn chính nữa.

13. Không tham gia bữa ăn gia đình:

Nhiều bé được bố mẹ cho ăn riêng, ăn trước mà không cho ăn cùng các thành viên trong gia đình. Việc này khiến bé không học được thói quen ăn uống của người lớn, không thấy không khí vui vẻ, ấm cúng của bữa ăn gia đình.

Nhiều mẹ thiếu kiên nhẫn sẽ quát nạt, tức giận khi bé ăn chậm. Việc này càng làm không khí bữa ăn căng thẳng, khiến bé sợ ăn hơn và bị rất nhiều áp lực trong bữa ăn.

14. Biếng ăn bẩm sinh:

Theo thống kê mới nhất năm 2019, có khoảng 5% trẻ biếng ăn bẩm sinh. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chỉ thích ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Chủ động cho ăn, tránh để trẻ quá đói, vì khi đó trẻ càng không muốn ăn.

Nếu toàn bộ những nguyên nhân trên đều không phải lý do khiến con bạn biếng ăn, thì nhiều khả năng hệ tiêu hóa của bé chưa tốt, thiếu các lợi khuẩn, và đây là lúc bạn nên bổ sung men tiêu hóa cho trẻ, giúp trẻ hấp thụ thức ăn tốt hơn. Men vi sinh giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng.

Bạn có thể cho trẻ sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sumo Kids, được chiết suất từ các loại thảo dược long đởm thảo, phấn hoa, kết hợp với các axit amin được bổ sung từ men bia, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như Thymomodulin, Taurin, Lysine…

Điều gì tạo nên sự khác biệt của Sumo Kids:

Thứ nhất: Sumo Kids được điều chế với thành phần quan trọng là Long đởm thảo. Long đởm thảo được biết với tên khoa học là Gentiana lutea L, là một cây thuốc quý với vị đắng, có tác dụng làm khỏe hệ tiêu hóa yếu và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động kém.

Vị đắng của long đởm thảo sẽ kích thích cơ quan thụ cảm vị đắng trên lưỡi gây tiết nước bọt, kích thích dạ dày sản sinh dịch tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ. Ngoài ra, long đởm thảo còn giúp tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường miễn dịch, phòng, chống các bệnh thường gặp.

Thứ hai: Một trong những thành phần chính của Sumo Kids là men bia. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy men bia có tác dụng bổ sung nhiều loại axit amin nhằm kích thích sự hấp thụ thức ăn, lợi tiêu hóa, chống thiếu máu, cân bằng và bảo vệ hệ thần kinh, chống độc…

Thứ ba:  Phấn hoa là một thành phần đáng chú ý trong Sumo Kids. Phấn hoa có giá trị cao về dinh dưỡng cũng như khả năng sử dụng trong các thực phẩm chức năng, thuốc bổ. Phấn hoa kết hợp với mật ong có khả năng làm thuốc chữa các bệnh đường ruột rất hiệu quả, có tác dụng an thần, kích thích tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng...

Cuối cùng không thể không nhắc đến các loại vitamin và khoáng chất cần thiết được bổ sung trong sản phẩm.

Thymomodulin là một loại hormone có nhiệm vụ kích thích cơ thể sản sinh Lympho B và Lympho T - những miễn dịch tế bào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, phòng ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Lysine, Taurine và các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) giúp cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể trẻ được tốt nhất, tạo cho trẻ cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Không chỉ chú trọng đến việc kích thích trẻ ăn ngon, Sumo Kids còn thêm 1 số dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ, đặc biệt là Kẽm Gluconat. Ngoài tác dụng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, Kẽm còn được biết đến với tác dụng tăng trưởng chiều cao, cải thiện chức năng đường tiêu hóa, kích thích khả năng thèm ăn tự nhiên của bé, giúp cho bé ăn ngon miệng hơn.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sumo Kids được sử dụng cho các trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Ngoài việc cho bé sử dụng bổ sung các loại thực phẩm kích thích sự thèm ăn, bố mẹ nên khuyến khích cho bé vận động hoặc chơi các trò chơi. Đây cũng là một trong những việc làm cần thiết để cải thiện tình trạng biếng ăn, kém hấp thụ của bé.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ sớm vượt qua được ‘cuộc khủng hoảng’ trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn để các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Để khắc phục một cách triệt để, phụ huynh cần quan tâm chăm sóc một cách chu đáo và khoa học hơn. Khi nhận thấy bé biếng ăn, bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và đặc biệt không được quên đến yếu tố tâm lí để giúp con hết biếng ăn.

Chú ý: Nếu áp dụng rất nhiều cách mà bé vẫn lười ăn thì bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp phù hợp với tình trạng của con mình.

Chúc con bạn ăn khỏe, chóng lớn!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X