Hotline 24/7
08983-08983

Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm?

Ngáy to, giật mình nửa đêm,.. là một số triệu chứng thường gặp của bệnh ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này nếu kéo dài không được điều trị, có thể gây ra các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường thậm chí đột quỵ khi về già. Đó là một trong những thông tin đáng chú ý được ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương - Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là gì?

Ngưng thở khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu gây ra căn bệnh này, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là bệnh lý liên quan đến hẹp đường hô hấp khi ngủ. Ban đầu, hẹp bán phần, làm rung các bộ phận trong đường hô hấp, từ đó tạo ra tiếng ngáy.

Nếu đường hô hấp trên hẹp toàn phần, làm tắc hoàn toàn khiến cơ thể xuất hiện các cơn ngưng thở. Trường hợp kéo dài trong 10 giây, có thể gọi là triệu chứng ngưng thở. Tuy nhiên, nếu trong 1 giờ có trên 5 cơn ngưng thở, được gọi là bệnh lý ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

2. Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm?

Ngưng thở khi ngủ đếu không được phát hiện sớm và điều trị khịp thời sẽ gây ra những biến chứng gì?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Bệnh lý ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn rất nguy hiểm. Trước đây, nhiều người nghĩ rằng ngáy và giật mình là chuyện bình thường, không đi thăm khám và chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, ngáy và ngưng thở diễn tiến theo thời gian, về già gây ra các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành thậm chí đột quỵ.

Ngoài ra, ngáy và ngưng thở còn gây ra hậu quả về xã hội như: ngáy nhiều làm phiền đến mọi người, gia đình không hạnh phúc; ngưng thở khiến người bệnh ngủ không ngon, không đủ giấc, buồn ngủ vào ban ngày, giảm hiệu quả làm việc và dễ gây tai nạn giai thông, tai nạn lao động, giảm sức khỏe toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng sinh lý.

3. Top 3 dấu hiệu nhận biết ngưng thở khi ngủ

Với những biến chứng nguy hiểm của ngưng thở khi ngủ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. vậy có những cách nào phát hiện căn bệnh ngưng thở khi ngủ, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Nếu bệnh nhân ở xa các trung tâm y tế lớn, chưa thể thực hiện đo đa ký giấc ngủ - Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý khi ngủ do tắc nghẽn. Bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà bằng cách tầm soát dựa trên 3 triệu chứng chính. Một là, có ngáy to hay không? Hai là, người nhà có chứng khiến cơn ngưng thở không? Ba là, có buồn ngủ ban ngày không?

Nếu có 3 triệu chứng trên, bệnh nhân bắt buộc đi tới trung tâm y tế có máy đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán, xác định tình trạng và mức độ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.

4. Ai dễ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ?

Những nhóm người nào dễ mắc phải bệnh lý ngưng thở khi ngủ thưa BS?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Bệnh lý ngáy và ngưng thở khi ngủ thường gặp ở những người béo phì, người có bất thường ở sọ mặt như cằm lẹm, khẩu cái cao, lưỡi to,… Những bất thường trong tai, mũi, họng như Polyp mũi, vẹo vách ngăn hoặc những bất thường ở thanh thật và đáy lưỡi.

5. Chẩn đoán ngáy và ngưng thở khi ngủ bằng đo đa ký giấc ngủ

Phương pháp đo đa ký giấc ngủ là gì? Những ai cần thực hiện phương pháp này, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Đo đa ký giấc ngủ là phương pháp chẩn đoán giấc ngủ, từ đó cho ra rất nhiều thông số như điện não, điện cơ, điện tim, điện động mắt, đo lường khí khi ngủ, đo chuyển động ngực bụng,… Bác sĩ dựa trên chỉ số ngưng và giảm thở để chẩn đoán bệnh lý ngáy và ngưng thở khi ngủ.

6. Chỉ số đo đa ký giấc ngủ thể hiện điều gì?

Khi có kết quả đo đa ký giấc ngủ sẽ giúp bác sĩ biết được những thông tin nào để chẩn đoán bệnh lý ạ?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Kết quả đo đa ký giấc ngủ có chỉ số ngưng và giảm thở (AHI), nếu AHI< 5, bệnh nhân bình thường. Nếu chỉ số AHI khoảng từ 5 - 15, người bệnh ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ; chỉ số AHI khoảng 15 - 30, bệnh nhân ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình; nếu chỉ số AHI>30 bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ mức độ nặng. Tùy vào từng mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau.

7. Đo đa ký hô hấp có thể thay thế đa ký giấc ngủ?

Nếu bệnh nhân không đo được đa ký giấc ngủ có thể thay bằng đo bằng đa ký hô hấp được không, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Máy đo đa ký hô hấp cũng được công nhận để chẩn đoán bệnh lý ngáy và ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, đo đa ký hô hấp chỉ đo luồng khí khi thở, khi chuyển động ngực bụng, oxy, có thể đo thêm nhịp tim và điện tim. Vì vậy, việc đo đa ký hô hấp sẽ không đầy đủ và không toàn diện bằng đa ký giấc ngủ.

8. Chỉ định đo đa ký giấc ngủ và đa ký hô hấp như thế nào?

Vậy những ai có nguy cơ đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trương Khương trả lời: Những người có các triệu chứng: ngáy to, có cơn ngưng thở được người thân chứng kiến và ngưng thở vào ban ngày, nên đến cơ sở y tế để đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X