Ngộ nhận về răng sữa
Thời gian mọc răng không chỉ phụ thuộc sức khỏe của bé mà còn có tính di truyền.
Người lớn có 32 răng cố định nhưng ở trẻ em chỉ có 20 răng sữa. Nhiều ông bố bà mẹ chưa hiểu biết nhiều về những chiếc răng tạm thời này, và dưới đây là những ngộ nhận phổ biến nhất:
Sáu tháng chưa mọc răng là bất thường: Răng đã được sắp xếp ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Thời gian mọc răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền. Sức khỏe của đứa trẻ lại liên quan nhiều hơn đến thứ tự xuất hiện các răng.
Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới: đó là các răng nanh. Cuối cùng: các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới.
Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng nghĩa là cơ thể đã sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn.
Sốt, đi ngoài khi mọc răng nghĩa là trẻ ốm: Nhiều trẻ khi mọc răng thường bị sốt, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, không chịu ăn. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, để răng mọc được, lợi phải nứt ra và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng.
Còn một nguyên nhân khác làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Đó là ngứa lợi, bị kích thích da gây chảy nước bọt. Để đỡ ngứa lợi, nên bôi cho trẻ một loại sirô giảm đau và chống viêm.
Không cần quan tâm đến răng sữa vì đằng nào cũng thay: Các răng tạm thời cũng cần được chăm chút như răng vĩnh viễn. Thứ nhất, để hệ tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn phải được xử lý sơ bộ ngay tại "cửa vào", nên trẻ cần có bộ răng chắc khỏe. Thứ hai, răng không được chăm sóc rất dễ bị sâu, cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch. Thứ ba, răng sữa mọc lung tung, bị vẩu hoặc móm sẽ dẫn đến hàm răng thật bị sai lệch.
Chăm sóc răng cho trẻ
Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, nên cho trẻ chải răng vào sáng và tối. Dùng loại bàn chải mini đặc biệt mềm, bé tí để chỉ chải đúng vào 2 răng thôi và không cần dùng kem.
Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em, có chất fluor. Chỉ lấy chút xíu kem để vừa đủ làm sạch miệng, lỡ trẻ có nuốt phải sẽ đỡ ảnh hưởng đến dạ dày. Không nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng làm trắng. Đó chính là loại thuốc độc đối với men răng còn non yếu của trẻ.
Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường thay răng sữa sớm hơn các em sau.
Để hàm răng mới mọc lên không bị chật chội, hàm, lợi phát triển đặc biệt nhanh vào tuổi thứ 5, kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần đi khám bác sĩ nha khoa.
Sáu tháng chưa mọc răng là bất thường: Răng đã được sắp xếp ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Thời gian mọc răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền. Sức khỏe của đứa trẻ lại liên quan nhiều hơn đến thứ tự xuất hiện các răng.
Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới: đó là các răng nanh. Cuối cùng: các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới.
Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng nghĩa là cơ thể đã sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn.
Sốt, đi ngoài khi mọc răng nghĩa là trẻ ốm: Nhiều trẻ khi mọc răng thường bị sốt, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, không chịu ăn. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, để răng mọc được, lợi phải nứt ra và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng.
Còn một nguyên nhân khác làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Đó là ngứa lợi, bị kích thích da gây chảy nước bọt. Để đỡ ngứa lợi, nên bôi cho trẻ một loại sirô giảm đau và chống viêm.
Không cần quan tâm đến răng sữa vì đằng nào cũng thay: Các răng tạm thời cũng cần được chăm chút như răng vĩnh viễn. Thứ nhất, để hệ tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn phải được xử lý sơ bộ ngay tại "cửa vào", nên trẻ cần có bộ răng chắc khỏe. Thứ hai, răng không được chăm sóc rất dễ bị sâu, cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch. Thứ ba, răng sữa mọc lung tung, bị vẩu hoặc móm sẽ dẫn đến hàm răng thật bị sai lệch.
Chăm sóc răng cho trẻ
Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, nên cho trẻ chải răng vào sáng và tối. Dùng loại bàn chải mini đặc biệt mềm, bé tí để chỉ chải đúng vào 2 răng thôi và không cần dùng kem.
Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em, có chất fluor. Chỉ lấy chút xíu kem để vừa đủ làm sạch miệng, lỡ trẻ có nuốt phải sẽ đỡ ảnh hưởng đến dạ dày. Không nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng làm trắng. Đó chính là loại thuốc độc đối với men răng còn non yếu của trẻ.
Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường thay răng sữa sớm hơn các em sau.
Để hàm răng mới mọc lên không bị chật chội, hàm, lợi phát triển đặc biệt nhanh vào tuổi thứ 5, kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần đi khám bác sĩ nha khoa.
24h.com.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình