Hotline 24/7
08983-08983

Nên làm gì để tạo hàng rào miễn dịch cho người lớn tuổi?

Đối với người lớn tuổi để có cuộc sống vui khỏe, cần duy trì các thói quen tốt như kiểm soát bệnh nền, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tập luyện thể dục, khám sức khỏe định kỳ và quan tâm đến sức khỏe tinh thần.

1. Người cao tuổi nên duy trì và hạn chế những thói quen nào?

Nhờ BS chia sẻ những thói quen lành mạnh mà người cao tuổi nên áp dụng để có cuộc sống vui - khỏe? Ngoài ra, đâu là những thói quen xấu mà ông bà cần tránh xa, thưa BS?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời: Đối với người lớn tuổi để duy trì cuộc sống vui khỏe, chúng ta nên tập trung vào một số thói quen tốt. Đầu tiên, phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt.

Thứ hai là duy trì sức khỏe bằng cách chăm sóc bệnh nền như điều trị thuốc, kiểm soát bệnh nền ổn định, tái khám sức khỏe định kỳ hằng tháng để phát hiện bệnh sớm, duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp giúp nâng cao sức khỏe toàn diện cho người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, nên hạn chế các thói quen chưa tốt. Thứ nhất, về ăn uống người lớn tuổi thường có chế độ ăn không cân bằng, không đủ chất hoặc có thói quen ăn rất mặn hay rất ngọt làm tình trạng bệnh nền nặng hơn (nếu có).

Thứ hai là thói quen sử dụng chất kích thích. Ví dụ, một số người có thói quen hút thuốc lá; có xu hướng dùng trà rất đậm dẫn đến nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt làm ảnh hưởng sức khỏe. Thứ ba, không duy trì vận động hay bỏ lơ sức khỏe. Đây là một số thói quen người lớn tuổi nên thay đổi để có cuộc sống vui khỏe hơn.

2. Người cao tuổi nên lựa chọn môn thể thao nào và cần lưu ý gì?

Về việc luyện tập thể dục thể thao, người cao tuổi nên lựa chọn những môn thể thao - bài tập như thế nào phù hợp với sức khỏe, thể trạng cũng như lưu ý gì luyện tập? Và việc luyện tập đúng cách trên người cao tuổi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng ra sao, thưa BS?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời: Về vận động cho người lớn tuổi, sẽ chia thành các nhóm bài tập sau: Nhóm hoạt động cường độ trung bình như đi bộ nhanh trên đường bằng; Hoạt động cường độ nặng như bơi lội, chạy bộ, leo núi; Nhóm bài tập làm tăng sức mạnh cơ như tập thể dục, yoga; Bài tập duy trì cân bằng như đứng trên một chân, đi bộ gót chạm ngón chân,…

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, Viện Sức khỏe Quốc gia của Anh Quốc khuyến cáo, người từ 65 tuổi trở lên nên duy trì một tuần ít nhất 150 phút hoạt động cường độ trung bình (5 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút) hoặc một tuần 75 phút hoạt động cường độ mạnh. Duy trì ít nhất một tuần 2 ngày thực hiện bài tập tăng cường sức khỏe cơ và duy trì thường xuyên những bài tập làm tăng tính cân bằng, dẻo dai của cơ thể.

Đồng thời, Viện Sức khỏe Quốc gia của Anh Quốc cũng khuyến cáo, nếu chưa thể tập thể dục được ngay hãy cố gắng duy trì vận động mỗi ngày bằng các hoạt động nhẹ nhàng như dọn dẹp nhà cửa, pha nước, làm vườn,… Không nên ngồi hoặc nằm quá lâu, chỉ nên nằm một lúc và ngồi dậy vận động.

Đối với người lớn tuổi, mỗi người sẽ có tình trạng khác nhau như đau mắt, bệnh về tim, phổi,… nên khi muốn tập luyện cần tham vấn với bác sĩ để có bài tập phù hợp. Ví dụ, người bị đau khớp sẽ được hướng dẫn bài tập phục hồi khớp hoặc tránh làm tổn thương khớp; Đối với người có bệnh nền tim phổi mãn tính đôi khi có thể sử dụng nghiệm pháp gắng sức tim phổi để do ngưỡng hoạt động an toàn.

Hai bài tập đơn giản có thể áp dụng cho người lớn tuổi là bài tập đứng một chân và đi độ gót chân chạm ngón chân.

Đối với bài tập đứng một chân:

- Đứng song song với tường và 2 tay chống vào tường để duy trì trạng thái cân bằng.

- Nhấc 1 chân lên, chân còn lại hơi cong để duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể. Cố gắng giữ trong vòng 5 - 10 giây, sau đó hạ xuống.

- Tiếp tục nhấc chân còn lại lên. Mỗi bên thực hiện 3 - 5 lần.

Bài tập đi độ gót chân chạm ngón chân:

- Đứng thẳng, đặt gót chân phải xuống sàn ngay trước ngón chân trái.

- Sau đó làm tượng tự với gót chân trái. Thực hiện ít nhất 5 bước mỗi bên.

- Trong giai đoạn đầu nếu chưa giữ thăng bằng được nên cố gắng nhìn thẳng và chống 2 tay vào tường để khỏi té. Khi quen dần sẽ không chống tay và thực hiện đi trên mặt phẳng.

3. Người lớn tuổi nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Về chế độ dinh dưỡng, cần chú ý những nguyên tắc nào trong xây dựng thực đơn cho người lớn tuổi? Nên tăng cường ăn gì và tránh ăn gì?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời: Nguyên tắc xây dựng thực đơn phải đảm bảo đủ năng lượng (không thừa, không thiếu). Người lớn tuổi khi thiếu sẽ suy dinh dưỡng và thừa sẽ gây béo phì. Để tính nhu cầu năng lượng cần dựa vào mức độ lao động và độ tuổi.

Người lớn tuổi (đặc biệt sau 60 tuổi) vấn đề tiêu thụ chất đạm thường không đủ, dễ dẫn đến khối cơ không đạt. Trong đó, chất đạm là một yếu tố để cung cấp, tạo ra tế bào miễn dịch.

Không phải người lớn tuổi sẽ không sử dụng chất béo vì có những chất béo tốt cho tim mạch nên bổ sung. Nên hạn chế các món chiên, xào, rán và đồng thời bổ sung các chất béo tốt từ các loại hạt chứa nhiều omega, đặc biệt là omega 3 từ cá, tối thiểu bổ sung 3 lần/tuần.

Mặc dù thịt đỏ giàu chất đạm, tuy nhiên nên hạn chế và thay bằng cá để cung cấp dưỡng chất omega 3, tốt cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, omega 3 có giá trị trong tăng cường miễn dịch nên những người không thể ăn cá có thể sử dụng thực phẩm bổ sung giàu omega 3. Cần cân đối giữa chất béo động vật và thực vật.

Mặc dù vitamin và khoáng chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng rất quan trọng. Trong đó, vitamin D, vitamin E, A, C, các khoáng chất như kẽm, sắt, megie,… đóng vai trò hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Đây các một trong những yếu tố giúp dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ.

Ngoài ra, người lớn tuổi thường bị táo bón vì không đảm bảo cung cấp được chất xơ. Vì vậy, nên lưu ý các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, khoai, các loại hạt,… Chất xơ còn giúp nuôi dưỡng probiotic trong đường ruột, tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Nếu hệ vi sinh đường ruột giảm, hàng rào miễn dịch ở đường ruột cũng sẽ suy yếu.

Do đó, cần lưu ý chế độ ăn cân bằng và đầy đủ. Đây là những yếu tố góp phần nâng cao sức khỏe và là yếu tố tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi.

4. Sữa cung cấp dưỡng chất gì cho người lớn tuổi và đóng vai trò ra sao?

Theo một kết quả tổng điều trị của Viện Dinh dưỡng cho thấy, người Việt ăn quá nhiều thịt nhưng lại uống rất ít sữa. Xin hỏi BS, sữa cung cấp những dưỡng chất gì cho người lớn tuổi? Và những dưỡng chất này quan trọng với người lớn tuổi như thế nào?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời: Người Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt là thế hệ ông cha ta thường không có thói quen dùng sữa. Những thập niên gần đây vấn đề phát triển sữa mở rộng và bắt đầu người lớn tuổi quen dần với việc uống sữa. Vấn đề bất dung nạp lactose đối với người lớn tuổi giảm đi nên việc uống sữa đem lại nhiều lợi ích.

Khi bị bệnh, ăn uống không được các thức ăn đặc, nằm viện thì sữa là thức uống thay thế bữa ăn toàn vẹn cho bữa ăn để đáp ứng đủ nhu cầu. Một ly sữa có thể cung cấp cân đối các thành phần về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất dựa trên nhu cầu của người Việt Nam, tùy theo độ tuổi sẽ có loại sữa phù hợp.

Không chỉ vậy, ngay khi còn ăn uống tốt cũng nên bổ sung thêm sữa vì đôi khi bữa ăn không chế biến đầy đủ các vi chất.

5. Vì sao sữa non giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể?

Sữa non là một trong những dòng sữa được nhiều người tin dùng để gia tăng sức đề kháng. Trong đó có Varna Colostrum từ Nutifood Thụy Điển ra mắt trong thời gian vừa qua và nhận được sự phản hồi tích cực từ người dùng. Xin hỏi BS, nhờ đâu mà sữa non mang lại lợi ích tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ạ?

- Đặc biệt, Immunel trong Varna Colostrum được chứng minh là giúp kích hoạt miễn dịch và hỗ trợ tăng đề kháng nhanh sau 2 giờ sử dụng ngày càng được ưa chuộng. Nhờ BS giải thích cụ thể hơn Immunel này là gì và mang lại những ưu điểm gì khác so với sữa non thông thường?

- Khi kết hợp Immunel và IgG mang lại giá trị hiệp lực ra sao, đặc biệt là trong việc tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi, thưa BS?

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân trả lời: Sữa non là thành phần sữa đầu của người mẹ hoặc bò mẹ, trong vòng 72 tiếng. Sữa non không chỉ có lợi ích với trẻ nhỏ, mà còn có tác dụng với người lớn. Các chất miễn dịch có trong thành phần sữa non khi đến sữa trưởng thành đã không còn hoặc giảm rất nhiều. Kháng thể trong sữa non giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn tuổi, cũng như người ở độ tuổi trưởng thành.

Thành phần sữa non có nhiều Immunoglobulins (cấu tạo từ chuỗi glycopeptide) tùy theo chuỗi dài ngắn sẽ có trọng lượng phân tử khác nhau. Đối với Immunel, phân đoạn sữa non có trọng lượng phân tử thấp và hỗ trợ đáp ứng miễn dịch nhanh với cơ thể hơn Immunoglobulins (trọng lượng phân tử lớn).

Khi kết hợp Immunel và Immunoglobulins sẽ tạo thành phức hợp kép, giúp đáp ứng nhanh hệ miễn dịch đối với cơ thể người trưởng thành, đồng thời kích hoạt hệ miễn dịch thụ động đáp ứng các giai đoạn sau.

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời: Trong thành phần sữa non có rất nhiều kháng thể và trong thành phần Immunel là phân đoạn sữa non có trọng lượng phân tử thấp. Theo các nghiên cứu trước đây đã thử kết hợp, sử dụng phân đoạn sữa non này trong các nghiên cứu về miễn dịch trên tế bào, trên động vật và trên người.

Tổng kết các nghiên cứu cho thấy, phân đoạn sữa non có trọng lượng phân tử thấp có khả năng làm tăng hoạt động của các bạch cầu, đại thực bào nhờ đó khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật sẽ được tốt hơn, làm tăng hiệu quả kháng khuẩn.

Bên cạnh đó, phân đoạn sữa non có trọng lượng phân tử thấp Immunel còn có tác dụng tăng số lượng tế bào lympho T, lympho P. Nhờ đó, tạo tiền đề giúp hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thụ đắc tăng cường hoạt động.

Khi đã tăng số lượng kháng thể và sử dụng thêm công cụ kích hoạt hệ miễn dịch gọi là “hệ miễn dịch kép” giúp chúng ta tăng cường khả năng chống lại các vi sinh vật.

Đối với người cao tuổi, hệ miễn dịch đã có sự suy yếu nhất định về số lượng và chức năng, việc chúng ta bổ sung sẽ tăng thêm “vũ khí” giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

6. Người lớn tuổi bao lâu nên khám sức khỏe định kỳ và nên thực hiện các cận lâm sàng nào?

Khám sức khỏe định kỳ cho người lớn tuổi bao lâu nên thực hiện một lần, thưa BS? Thông thường, mỗi lần khám này sẽ kiểm tra được những vấn đề nào và đâu là cận lâm sàng cần thiết nên làm trên người lớn tuổi ạ?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời: Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi không có quy tắc nhất định, nên cá thể hóa cho từng người. Quy tắc cá thể hóa sẽ dựa vào độ tuổi, bệnh nền, yếu tố nguy cơ đặc biệt và tiền căn gia đình.

Đối với người tương đối khỏe mạnh, không có bệnh nền, khuyến cáo khám định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm. Trong đó, thực hiện các xét nghiệm tầm soát sức khỏe cơ bản bao gồm: công thức máu; xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận; xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm đường huyết; xét nghiệm các chất điện giải; xem chức năng tuyết giáp; xem các xét nghiệm hình ảnh cơ bản như siêu âm bụng tổng quát, X-quang ngực phổi thẳng hoặc đánh giá chức năng tim thông qua điện tâm đồ và siêu âm tim,…

Đối với người lớn tuổi có kèm theo bệnh nền, tiên quyết phải tái khám theo lịch của bệnh nền. Ngoài việc khám sức khỏe định kỳ cần lưu ý tầm soát bệnh ung thư. Cơ thể càng lớn tuổi nguy cơ xuất hiện các bệnh lý ác tính càng cao. Nên tầm soát các bệnh lý được khuyến cáo như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt,… Các tầm soát ung thư này cũng thay đổi dựa theo lứa tuổi, yếu tố nguy cơ trong gia đình. Người lớn tuổi mỗi lần thăm khám nên đến gặp bác sĩ để có phát đồ phù hợp.

7. Cần làm gì để nâng cao sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi?

Tâm lý người lớn tuổi cũng là một trong những khía cạnh cần được chú ý, song lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

- Xin hỏi BS, với cuộc sống bận rộn hiện nay, người cao tuổi nên làm gì để tạo niềm vui cho bản thân? Bên cạnh đó, người thân xung quanh cần làm những gì cho người cao tuổi trong gia đình?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời: Đối với người lớn tuổi, bên cạnh vấn đề sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Theo thống kê, một số vấn đề sức khỏe tinh thần xảy ra người lớn tuổi gồm: cảm giác cô đơn, cô lập với xã hội, xa cách với chính người thân trong gia đình dẫn đến tăng tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc bệnh lý về thần kinh khác.

Để duy trì sức khỏe tinh thần ở người lớn tuổi nên có sự kết nối với những người bạn cùng lứa tuổi; tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm, sinh hoạt giúp người lớn tuổi giảm cảm giác bị cô lập, tách khỏi xã hội; duy trì thói quen, sở thích hoặc tìm sở thích mới hoặc nuôi thú cưng.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình nên dành thời gian ăn cơm cùng nhau, dành thời gian cuối tuần bên ông bà sẽ giúp kết nối người lớn tuổi với con cháu và tạo niêm vui. Đôi khi có thể dành những lời động viên, hỏi thăm (Bà đã uống thuốc chưa? Chân của ông đã bớt đau chưa?). Những hành động nhỏ sẽ giúp người lớn tuổi không bị cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình và tâm lý được giữ vững tốt hơn.

Phần 1: Tuổi càng cao, hiện tượng thoái hóa miễn dịch càng lớn

Phần 3: Những yếu tố quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho người lớn tuổi

Trân trọng cảm ơn TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú, ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân và Nhãn hàng Varna Nutifood Thụy Điển đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X