Hotline 24/7
08983-08983

20g hôm nay livestream: Cần làm gì để đề phòng đột tử khi tập luyện?

Trong nhiều năm qua, các tai biến xảy ra trong trong lúc vận động đã được cảnh báo ngày càng nhiều, đáng tiếc nhất là những trường hợp đột tử mà trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện đáng ngờ. Vậy chúng ta cần làm gì để tránh những trường hợp đáng tiếc? Câu trả lời sẽ có trong chương trình tư vấn trực tiếp với PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan được phát sóng trên AloBacsi vào lúc 20g, ngày 9/12/2020.

Đa số chúng ta đều biết rằng việc tập luyện thể dục thể thao là vô cùng cần thiết với sức khỏe. Song dường như ai nấy đều “mù mờ”, không biết rằng mình thuộc nhóm nào khi tập luyện với các đánh giá như: Có đang tập luyện thường xuyên không? Có đang mắc hoặc có triệu chứng gợi ý bệnh tim mạch, hô hấp, chuyển hóa (đái tháo đường) hay bệnh thận không?

Hiện nay, phòng tập thể dục, thể hình, phòng gym, yoga… ngày càng nhiều nhưng phần lớn người đến tập chỉ quan tâm giá cả, chất lượng máy móc mà thiếu đi những đánh giá chuyên môn về hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh cơ và chuyển hóa lúc nghỉ ngơi, bắt đầu vận động nhẹ tới vận động cường độ cao.

Vì vậy, trong nhiều năm qua, các tai biến xảy ra trong trong lúc vận động đã được cảnh báo ngày càng nhiều, đáng tiếc nhất là những trường hợp đột tử mà trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện đáng ngờ.

Thực tế, nhiều bệnh lý không hiện diện lúc mà nghỉ chỉ xuất hiện trong lúc gắng sức được bộ lộ ra như huyết áp tăng giảm bất thường, rối loạn nhịp, thiếu máu cơ tim, hen suyễn, co thắt phế quản do gắng sức, rối loạn chức năng dây thanh… Nếu không kịp thời nhận biết có thể gây nguy hiểm tính mạng khi thi đấu hay gắng sức tập nặng.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo an toàn, mỗi người nên tham vấn chương trình tập luyện phù hợp với giới hạn sức khỏe của bản thân, đặc biệt là những người có nguy cơ tim mạch, hô hấp, ít tập luyện hay tập luyện thường xuyên với cường độ cao.

Một phương pháp hỗ trợ tích cực trong việc đánh giá này đó là nghiệm pháp gắng sức tim mạch - hô hấp (CPET) giúp các chuyên gia phát hiện sớm bệnh lý thông qua các bước gắng sức tăng dần, theo dõi trao đổi khí, lưu lượng khí; kết hợp điện tim, huyết áp, độ bão hòa oxy…; triệu chứng của người đo (khó thở, đau ngực…).

Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ:
Vai trò của CPET trong bệnh lý hô hấp và bệnh lý tim mạch?
Nghiệm pháp này được thực hiện khi nào?
Ai nên và không nên thực hiện CPET?
Những cơ sở y tế/ trung tâm nào đã trang bị máy CPET?

Để giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về CPET, AloBacsi đã mời PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TPHCM tham dự chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nghiệm pháp tim mạch hô hấp gắng sức - CPET” vào lúc 20g, thứ 4, ngày 9/12/2020.

Đây là một trong những chương trình truyền thông sức khỏe định kỳ của Hội Y học TPHCM phối hợp thực hiện với AloBacsi.vn.

Ngay từ bây giờ, nếu có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.com, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để được chuyên gia giải đáp.

Trân trọng cảm ơn PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan và Hội Y học TPHCM đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Trân trọng!

[DAP]

Đôi nét về PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan hiện là Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TPHCM; Chuyên gia Hô hấp của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

Ngoài ra, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan còn là cán bộ thỉnh giảng Bộ môn Sinh lý Đại học Y Dược TP HCM và Đại học Quốc Gia TPHCM. Thành viên Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương. Thành viên GINA, GOLD, ARIA.

Bà tốt nghiệp bác sĩ Y khoa năm 1978 tại Đại học Y Dược TPHCM, học Nghiên cứu sinh tại Liên Xô cũ. Bà nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ Y học năm 1990 và được phòng hàm Phó giáo sư năm 2002.

PGS Lê Thị Tuyết Lan là chuyên gia trong lĩnh vực Hô hấp, đã công bố 34 dự án nghiên cứu các cấp (Cơ sở, Sở Khoa học công nghệ và quốc gia), 63 bài báo khoa học, viết và dịch 10 cuốn sách.[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X