Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì khi bị kim tiêm (nghi nhiễm HIV) đâm chảy máu?

(Alobacsi) - Nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, tỷ lệ lây nhiễm HIV chỉ còn 3%.

Những ống kim tiêm (dùng để tiêm chích ma túy) vứt bừa bãi trên đường phố là mối hiểm họa  nếu mọi người vô tình giẫm phải, bởi có nguy cơ lây nhiễm HIV và nhiều bệnh khác từ những kim tiêm đó.

Nhân viên y tế khi bị kim tiêm của bệnh nhân nhiễm HIV xuyên rách da, nếu được xử lý kịp thời thì tỷ lệ lây nhiễm là 3%. Ở nước ta, trong điều kiện bình thường, ngoài không khí, thời gian virus HIV tồn tại trong máu là 3 ngày.

Việc xác định tỷ lệ lây nhiễm mầm bệnh HIV thường không chắc chắn do không xác định được thời gian mà ống kim đó bị vứt bỏ.



Cách xử lý khi bị kim tiêm (nghi ngờ nhiễm HIV) đâm gây chảy máu:

Khi bị đâm trúng, người bị nạn cần thực hiện những bước sau:

- Rửa vết thương nhiều lần bằng nước sạch, rồi rửa bằng xà bông và nước oxy già; sau đó sát trùng với cồn trên 70 độ.

- Nếu vết thương sâu, chảy máu nhiều, bệnh nhân nên nặn bớt máu.

- Trong vòng 72 giờ sau khi bị kim đâm, phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện địa phương để được chích ngừa bệnh uốn ván, siêu vi B và theo dõi nhiễm các mầm bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm có nghi ngờ nhiễm HIV, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn, mua thuốc ngừa HIV.

Các cơ sở y tế chuyên khoa truyền nhiễm

Tại TPHCM: BV Bệnh Nhiệt đới, 190 Bến Hàm Tử, P.1, Q.5. Điện thoại: 08-3923870408-39238704

Tại Hà Nội: Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (trong khuôn viên BV Bạch Mai): 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa. Điện thoại:  04-3576509004-35765090.

Hoặc chuyên khoa nhiễm tại các bệnh viện địa phương.

AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X